Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 35)

4. BỐ CỤC CỦA LUÂN VĂN

1.4.1 Nhân tố khách quan

1.4.1.1 Môi trường pháp lý

Với mọi quốc gia, nhà nước điều hành đất nước bằng các đạo luật, do đó luật pháp là một bộ phận không thể thiếu được. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế đó sẽ không thể tiến hành thuận lợi, nhịp nhàng được.

Pháp luật tạo lập một hành lang pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao và là cơ sở để giải quyết các vấn đề khiếu nại, tranh chấp xảy ra. Vì vậy, yếu tố pháp lý có vị trí hết sức to lớn đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng.

Khi có một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng, minh bạch thì hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng mới phát triển.

Chính sách kinh tế vĩ mô của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản phẩm dịch vụ mới của NHTM. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước tác động định hướng và điều hành nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản. Chính sách đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua khu vực sản xuất, kinh doanh đến hoạt động của ngân hàng. Với nền kinh tế đóng, bắt buộc các ngân hàng hướng vào việc khai thác các nguồn vốn trong nước một cách đơn điệu, các hoạt động ngân hàng chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp trong nước. Nhưng với một nền kinh tế mở,

khả năng huy động vốn, đầu tư và phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng lên.

1.4.1.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế ổn định, kinh tế tăng trưởng nhịp nhàng và phát triển vững chắc, thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cao sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển và gia tăng các sảm phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.

- Dịch vụ ngân hàng không thể phát triển trong điều kiện một nền kinh tế có năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu kém, thu nhập dân cư còn thấp, các khoản chi tiêu nhỏ lẻ. Vì vậy, sự phát triển ổn định của nền kinh tế, mức thu nhập cao và ổn định của người dân là điều kiện cần thiết của sự phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.

1.4.1.3 Môi trường xã hội và văn hóa

Môi trường xã hội bao gồm: dân số, thu nhập, trình độ dân trí … là yếu tố quan trọng, tác động lớn đến sự phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng cụ thể như sau:

Sự phát triển của xu hướng xã hội hiện tại ảnh hưởng nhiều đến hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

Trình độ dân trí thể hiện nhận thức của công chúng với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Trình độ dân trí cao đồng nghĩa với việc người dân sẽ tiếp cận tốt hơn với những thành tựu khoa học – kỹ thuật mới phục vụ cho cuộc sống, tạo điều kiện cho những sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng mang tính công nghệ cao phát triển.

Môi trường văn hóa cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng, vì nó là yếu tố nói lên tập quán sinh

hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Người dân sẽ lựa chọn việc giữ tiền ở nhà, gửi ngân hàng hay đầu tư bất động sản, mua bảo hiểm cho con cái, … từ đó làm phát sinh các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.

1.4.1.4 Môi trường công nghệ

Công nghệ ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng, quy mô, chủng loại sản phẩm dịch vụ mà NHTM có thể cung cấp. Nếu với công nghệ truyền thống thủ công thì NHTM chỉ có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng thấp và quy mô nhỏ như thanh toán qua tài khoản, chuyển khoản, chiết khấu giấy tờ có giá.

Những tiến bộ của khoa học – công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Tạo điều kiện cho ngân hàng có thể áp dụng công nghệ cùng những phương tiện kỹ thuật hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình, làm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, giảm chi phí bỏ ra cả về thời gian và tiền bạc, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Thực tế một số năm gần đây sự bùng nổ các loại dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân hàng tại nhà của các NHTM đã làm thay đổi nhanh chóng danh mục sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt công nghệ hiện đại đã giúp ngân hàng có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như ngân hàng điện tử, ngân hàng qua mạng, thanh toán trực tuyến, tư vấn trực tuyến…

1.4.1.5 Nhận thức của khách hàng

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khả năng nhận thức và tư duy kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao. Từ đó đòi hỏi của khách hàng về các tiện ích sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng cũng tăng lên. Trước kia khách hàng đến với ngân hàng chủ yếu thực hiện

các dịch vụ đơn thuần như: gửi tiền, rút tiền, thanh toán … thì hiện nay, khách hàng yêu cầu ở ngân hàng sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao hơn. Để nâng cao nhận thức của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng, nhằm tạo yếu tố về môi trường thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ mới ngân hàng, các ngân hàng cần phải tăng cường công tác thông tin, quảng cáo, giới thiệu về những sản phẩm dịch vụ mới của mình cho khách hàng.

1.4.1.6. Yếu tố thị trường và mức độ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân được chủ động tìm kiếm, lựa chọn NHTM để thực hiện giao dịch gửi tiền, vay tiền, thanh toán và sử dụng các dịch vụ khác … Các ngân hàng cũng chủ động mời gọi các khách hàng doanh nghiệp đặt quan hệ bằng cách đưa ra nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn. Trong thực tế ngân hàng nào cung cấp được các yêu cầu về dịch vụ ngân hàng có chất lượng tốt hơn, giá cả phù hợp hơn sẽ được khách hàng lựa chọn; Từ đó buộc các ngân hàng phải nâng cao trình độ công nghệ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí, đây là một trong những nhân tố thúc đẩy việc mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Trong quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng trong khu vực đang có những chuẩn bị để đưa ra các sản phẩm mới, làm kích thích sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy, sự cạnh tranh trong hoạt động của các ngân hàng là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển sản phẩm dịch vụ của các NHTM theo hướng hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)