Phát triển sản phẩm dịch vụngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 139)

4. BỐ CỤC CỦA LUÂN VĂN

1.5.2 Phát triển sản phẩm dịch vụngân hàng ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhận thức được sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng tại Việt Nam đã tích cực đa dạng hoá các dịch vụ, cho ra đời nhiều sản phẩm mới có tiện ích cho khách hàng như: dịch vụ ATM, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ Phone- Banking, home-Banking, dịch vụ thẻ thanh toán… Tuy nhiên hơn 80% thu nhập của ngân hàng thương mại vẫn chủ yếu là thu nhập từ dịch vụ tín dụng. Các dịch vụ ngân hàng được đánh giá là nghèo nàn đơn điệu. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Tạp chí "The Banker", một tạp chí có uy tín trong giới tài chính - ngân hàng ở Anh, đánh giá là ngân hàng tốt nhất Việt Nam với 3 năm liền (2009 - 2011) tiên phong trong đầu tư công nghệ mới nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên đến nay, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cũng chỉ có khoảng 300 dịch vụ. Trong khi đó các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới có tới hàng nghìn dịch vụ, Ngân hàng Nhật Bản có tới 6.000 dịch vụ. Do vậy, nếu đánh giá tổng thể để so sánh với các NHTM trong khu vực thì tổng số dịch vụ mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cung cấp vẫn còn nghèo nàn và dịch vụ của NHTM Việt Nam nói chung bị đánh giá là kém phát triển.

Hiệp định thương mại Việt Mỹ có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình hội nhập quốc tế. Các ngân hàng Hoa Kỳ đang từng bước tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động ở Việt Nam. Theo cam kết của Hiệp định, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hòa Kỳ được phép cung cấp 12 phần ngành dịch vụ. Do đó đòi hỏi Ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, hiện đại hóa hệ thống thanh toán nhằm nâng cao hiệu quả, đặc biệt là dần dần phát triển các dịch vụ ngân hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Sản phẩm dịch vụ có vai trò như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ hội nhập.

Vai trò của sản phẩm dịch vụ trong họat động kinh doanh Ngân hàng như thế nào

Những khó khăn tồn tại của Agribank Phú Thọ trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ

Làm thế nào để nâng cao khả năng thu hút các sản phẩm dịch vụ tại Agribank Phú thọ

Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ Thực trạng phát triển sản phẩm truyền thống đang thực hiện tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

tỉnh Phú Thọ

Các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

tỉnh Phú Thọ

Cho vay Huy động vốn

Kinh doanh ngoại tệ

Thanh toán trong nước

Thanh toán chuyển tiền quốc tế Dịch vụ bảo lãnh trong nước Các dịch vụ khác Phonebanking Internetbanking Tư vấn tài chính

Môi giới đầu tư chứng khoán

Giải pháp vĩ mô

Giải pháp đối với ngành Ngân hàng

Giải pháp đối với Agribank Phú Thọ

2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Đề tài thực hiện phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các biểu, bảng, báo cáo tài chính hàng năm của NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009 – 2011 Bảng cân đối kế toán của NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ

Bảng thống kê lượng vốn huy động qua các giai đoạn Tham khảo các quy định của Ngân hàng Trung Ương

Thu thập thông tin từ các tài liệu, tạp chí về ngân hàng, trang web, diễn đàn về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

2.3 Thu thập thông tin sơ cấp thông qua điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.

Trong khuôn khổ nội dung đề tài, thông tin dữ liệu được thu thập thông qua thực hiện tiến hành điều tra 100 khách hàng tại Thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ, huyện Thanh Ba , Huyện Hạ Hòa, Huyên Phù Ninh, thuộc tỉnh Phú Thọ, là đại diện cho khách hàng cá nhân

2.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong đề tài này gồm:

2.4.1 Thống kê mô tả:

Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được, cùng với những biểu đồ và đồ thị tạo nền tảng cho những phân tích định lượng về số liệu.

2.4.2 Thống kê so sánh:

So sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ cơ sở; So sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và kỳ trước.

So sánh tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên mức độ tăng trưởng.

2.4.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài

Nhóm chỉ tiêu phân tích thực trạng các thực trạng của Agribank Phú Thọ

Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ Nhóm chỉ tiêu giải pháp

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NHNo & PTNT TỈNH PHÚ THỌ

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Vị trí địa lý. 3.1.1 Vị trí địa lý.

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang.

3.1.2 Tác động của kinh tế - xã hội đến sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng tại tỉnh Phú thọ. mới của Ngân hàng tại tỉnh Phú thọ.

- Những yếu tố thuận lợi của kinh tế xã hội đối với sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:

Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Cùng với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,6%/ năm, tạo nhiều cơ hội thu hút các

nhà đầu tư đến với tỉnh Phú Thọ, từ đó các ngân hàng cũng có nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong phát triển sản phẩm dịch vụ mới của mình.

Với những thành tựu đã đạt được về kinh tế xã hội nêu trên có ảnh hưởng rất tích cực tới hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ nói chung và hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ mới nói riêng.

- Những yếu tố không thuận lợi từ tác động kinh tế xã hội đến phát triển sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng:

Là tỉnh còn nghèo, trình độ dân trí chưa đồng đều, đặc biệt là khi tiếp cận những vấn đề mới; Do đặc điểm địa lý, việc đi lại giữa các huyện vùng sâu vùng xa với trung tâm huyện và tỉnh là rất vất vả, vì vậy ngân hàng gặp không ít khó khăn trong công tác phân bố hợp lý, mở rộng mạng lưới tổ chức tín dụng (TCTD) phù hợp với yêu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.

3.1.3 Giới thiệu sơ lược về Agribank. Phú thọ.Lịch sử hình thành và phát triển triển

3.1.3.1 Sơ lược về Agribank Phú Thọ

NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số: 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 2/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam; Có trụ sở tại: Số 6 Đường Trần Phú Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là chi nhánh loại 1 thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, gồm ngân hàng tỉnh (hội Sở) và 15 chi nhánh loại 3, là các đơn vị trực tiếp kinh doanh và nhận khoán tài chính với ngân hàng tỉnh theo cơ chế khoán tài chính của NHNo &PTNT Việt Nam. Ngoài ra còn có 35 phòng giao dịch trực thuộc được bố trí tại các huyện, thành, thị trên địa bàn toàn tỉnh.

3.1.3.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình lao động của Agribank Phú Thọ

Biên chế cán bộ đến 31/12/2011 toàn chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có 618 người. Cơ cấu phân theo trình độ: Trên đại học 03 người (0,49%), đại học 417 người (67,5%), trung cấp 158 người (25,6%), sơ cấp và chưa qua đào tạo 40 người (6,4%). Trình độ tin học cơ bản trở lên đạt 88,2%. Trình độ ngoại ngữ đại học 0,49%, trình độ C đạt 10,5%, trình độ B đạt 33,6%, trình độ A đạt 33,5%. Tuổi đời trung bình 40 là khá cao bởi một thời gian dài giảm biên chế và ngừng tuyển dụng. Khi mới thành lập, cán bộ chủ yếu được tiếp nhận từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) tỉnh Phú Thọ, khi đó cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 6%. Trong những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài việc tuyển dụng cán bộ trẻ có trình độ đại học đủ các chuyên ngành theo yêu cầu công việc, chi nhánh đã quan tâm đến việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ bằng nhiều phương thức. Cử đi đào tạo tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo tại địa phương, các khóa đào tạo do NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ tổ chức, tập huấn nghiệp vụ … Từ năm 2009 đến nay mỗi năm số ngày đào tạo bình quân đạt 28 ngày/ người. Từ đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ đã từng bước nâng cao, nhanh chóng tiếp thu kiến thức kinh tế thị trường để vận dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.(Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh năm 2011)

Ban Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có 04 người; Trong đó: 01 Giám đốc phụ trách chung và 3 Phó Giám đốc, mỗi Phó Giám đốc được phân công phụ trách một số phòng chuyên đề. Hiện nay với 8 phòng nghiệp vụ theo mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam. Các phòng chuyên đề có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đóc chỉ đạo điều hành kinh doanh theo đúng định hướng, mục tiêu, đúng pháp luật. Đồng thời chỉ đạo cơ sở theo chương trình công tác và trách nhiệm được giao.

Dưới ngân hàng tỉnh là các chi nhánh loại 3, mỗi chi nhánh có Ban Giám đốc 3 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc. Bộ phận chuyên môn có 3 phòng nghiệp vụ là Phòng kế hoạch và kinh doanh, Phòng kế toán ngân quỹ và Phòng hành chính và nhân sự.

Đối với các phòng giao dịch có chức danh Giám đốc phòng giao dịch, Phó Giám đốc phòng giao dịch và 4 cán bộ nghiệp vụ; Trong đó có 02 cán bộ tín dụng, một kế toán và một thủ quỹ. Với mạng lưới rộng khắp theo mô hình mạng nhện. NHNo&PTNT tỉnhPhú Thọ đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và mục tiêu kinh doanh dịch vụ của mình ở tất cả các địa bàn trên phạm vi toàn tỉnh.

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng No & PTNT Phú Thọ

Trong 03 năm (từ 2009 – 2011) NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ tiếp tục mở rộng kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực. Sự thay đổi trong cơ cấu nhân lực trong 03 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Giám đốc Các Phó Giám đốc Các Phòng nghiệp vụ Phòng KTra KT nội bộ Các chi nhánh loại 3 Các Phòng giao dịch Bộ phận Văn Phòng Các Phòng Giao dịch

Bảng 2.1: Tình hình cơ cấu nhân lực trong 03 năm (2009 – 2011) của NHNo & PTNT

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

SL (ngƣời) Tỷ lệ % SL (ngƣời) Tỷ lệ % So sánh 2010/ 2009 SL (ngƣời) Tỷ lệ % So sánh 2011 2010 Tổng số lao động 599 100 608 100 102 618 100 101,64 Trên đại học 01 0,17 02 0,33 200 04 0,65 200 Đại học 405 67,61 407 66,94 100,49 417 67,48 102,96 Trung cấp 147 24,54 145 23,85 98,64 158 25,56 107,48 Sơ cấp và chưa qua đào tạo 46 7,68 54 8,88 117,39 39 6,31 84,78

Nguồn báo cáo tổng kết họat động KD Agribank Phú thọ năm 2009, 2010, 2011.

Công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại NHNo&PTNT Phú Thọ trong những năm qua hết sức sôi động, cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hiện tại trên địa bàn đã có 13 chi nhánh cấp I, 15 chi nhánh cấp II, 91 phòng giao dịch, 34 quỹ tín dụng cơ sở. Ngoài ra các NHTM khác sẽ tiếp tục nâng cấp một số phòng giao dịch lên thành các chi nhánh, thực hiện chủ trương mở rộng màng lưới phòng giao dịch đến các huyện, các xã.

Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Thọ đã luôn xác định nguồn vốn huy động từ địa phương là hết sức quan trọng, đây sẽ là nguồn lực chủ đạo giúp cho ngân hàng có đủ vốn cho vay đối với nền kinh tế. Do vậy, ngân hàng

đã chủ động triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu để ổn định nguồn vốn tiền gửi dân cư. Những năm qua, việc huy động vốn tiền gửi dân cư tại NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn với tỷ lệ bình quân 20-22% năm.

Cho vay là hoạt động trực tiếp tạo ra doanh thu cho ngân hàng. Cũng như các NHTM khác, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ cho vay với các đối tượng là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty TNHH, các khách hàng cá nhân. Các khoản cho vay tập trung chủ yếu vào cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh, cho vay bổ sung vốn lưu động của các khách hàng vay vốn.

Song song với hoạt động tín dụng, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ còn thực hiện các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán thẻ rút tiền tự động ATM, đại lý nhận lệnh chứng khoán … Các dịch vụ của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Thọ luôn phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, từng bước giúp khách hàng làm quen và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiện ích của một ngân hàng hiện đại.

* Kết quả kinh doanh

Một trong những mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó chính là tím kiếm lợi nhuận; trong đó thu nhập và chi phí là hai chỉ tiêu chính, tổng hợp để đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm. Về chỉ tiêu thu nhập của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ bao gồm các khoản thu về hoạt động tín dụng, thu về thanh toán, các khoản thu bất thường, thu từ các hoạt động khác. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ đạo quyết định kết quảkinh doanh của đơn vị. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ trong những năm qua được thể hiện cụ thể dưới đây

Bảng 2.2 Lợi nhuận của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % So sánh 2010/ 2009 Năm 2011 Tỷ lệ % So sánh 2011/ 2010 I Tổng thu 586.427 100 608.823 100 103,82 623.871 100 102,47 1 Thu lãi tiền gửi 4.232 0,72 4.327 0,71 102,24 4.322 0,69 99,88 2 Thu lãi cho vay

và đầu tư 535.146 91,26 549.821 90,31 102,74 559.118 89,62 101,69 3 Thu dịch vụ 11.657 1,98 13.378 2,20 114,76 12.601 2,02 94,19 4 Thu khác 35.392 6,04 41.297 6,78 116,68 47.830 7,67 115,82

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)