Giải pháp 1: Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho độ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 108 - 113)

4. BỐ CỤC CỦA LUÂN VĂN

4.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho độ

4.2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Kết quả phân tích đánh giá ở chương III chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của Agribank Phú Thọ là chất lượng nhân lực còn kém. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém được chỉ ra ở tiêu chí cấu thành 1. Độ tin cậy .Hạn chế này chính là căn cứ để tác giả đề xuất giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ nhân viên của Agribank Phú Thọ.

4.2.1.2. Nội dung giải pháp đề xuất

a) Tổ chức sắp xếp, đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên dịch vụ

- Tổ chức dà soát xắp xếp lại nhân lực chủ yếu là đội ngũ nhân viên dịch vụ cho phù hợp với khả năng và sở trường công tác. Nhân viên dịch vụ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, cần sắp xếp họ đúng năng lực sử trường công tác và đúng chuyên ngành đã đào tạo. Lựa chọn những người nhanh nhẹn, tâm huyết, giọng nói cử chỉ nhẹ nhàng dễ nghe, dung mạo luôn tươi cười, hình thức ưa nhìn. Việc này giao cho các phòng chuyên môn, lựa chọn, đề xuất nhân sự luân chuyển xắp xếp phù hợp với đặc thù công việc và chuyên môn đã đà tạo.

- Định kỳ mỗi ít nhất mỗi quí một lần, mở các lớp đào tạo, tập huấn theo từng chuyên đề cho toàn chi nhánh với nội dung bài giảng, tài liệu học tập sát với yêu cầu công việc và các thông tin thị trường cho cán bộ nhân viên dịch vụ trong toàn chi nhánh như: nghiệp vụ tín dụng, kinh doanh đối ngoại, nghiệp vụ thẻ…

- Giảng viên có mời các giáo viên của các trường đại học, học viện, các chuyên viên cao cấp của Ngân hàng No& PTNT Việt Nam hoặc các chuyên viên có năng lực tại Ngân hàng tỉnh truyền đạt, để bổ sung các kiến thức mới cần thiết cho cán bộ lãnh đạo các cấp và viên chức lao động. Để tránh ảnh hưởng đến công việc thường xuyên, cần sắp xếp mỗi tháng 1 đến 2 buổi và bắt buộc tất cả các cán bộ, nhân viên tham dự học nghiêm túc.

Việc tổ chức lớp học do Phòng Tổ chức hành chính lên kế hoạch vμ kinh phí thực hiện. Bố trí phòng học, phương tiện học tập, máy chiếu, máy tính. Tạo điều kiện cho học viên tham gia đầy đủ, đúng giờ (có điểm danh) để việc học tập mang lại hiệu quả cao nhất. Kết thúc mỗi buổi học có kiểm tra nhận thức cho điểm.

- Hàng năm duy trì việc tổ chức Hội thi cán bộ nghiệp vụ giỏi ở cấp chi nhánh đối với các chuyên đề, để kiểm tra, khảo sát kiến thức chuyên môn, khả năng xử lý tình huống nghiệp vụ, giúp nhân viên nắm bắt sâu sắc hơn về sản phẩm dịch vụ mới và phát triển dịch vụ mới của ngân hàng. Đồng thời thông qua hội thi phát hiện những tài năng và ý tưởng mới về phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trong kinh tế thị trường.

- Tổ chức cho cán bộ viên chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh, các nước có công nghệ kinh doanh ngân hàng phát triển để bổ túc kiến thức, học hỏi những sản phẩm dịch vụ mới, nghiên cứu áp dụng tại chi nhánh.

b) Thay đổi phương pháp tuyển dụng nhân viên

- Việc tuyển dụng nhân viên trước tiên là phải có nhu cầu cần tuyển dụng, phải đúng chuyên ngành đào tào tạo chính qui và có kết quả học tập khá giỏi, có sức khoẻ, hình thể cân đối không có khuyết tật…

- Tuyển dụng phải thực hiện thi tuyển và cạnh tranh nghiêm túc. - Cần đào tạo các chuyên gia cho các lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng tác giả đề xuất phương án:

Tuyển dụng những sinh viên đã tốt nghiệp ở một số ngành như: Xây dựng, Kiến trúc, Luật, Marketing, Tin học, Chế tạo máy, Nông nghiệp, Bảo hiểm; Hoá dầu… Tốt nghiệp loại khá giỏi sau khi tuyển dụng, ký hợp hợp đồng với các trường đại học thuộc khối kinh tế tài chính hoặc học viện ngân hàng đào tạo thêm 1 năm chuyên ngành ngân hàng lĩnh vực cần bổ sung, sau đó đưa về các ngân hàng cơ sở và tiếp tục cho đi đào tạo nâng cao, tạo nguồn cán bộ kế cận trẻ cho lâu dài nếu có khả năng và nhu cầu.

Tuy nhiên cần phải có hợp động thoả thuận nguyên tắc ràng buộc và phải cam kết phục vụ cho ngân hàng ít nhất 10 năm sau khi được tuyển dụng và đào tạo.

c) Đào tạo nâng cao cho đội ngũ cán bộ quản lý

Để thực hiện mục tiêu này trước hết cần sử dụng tốt số cán bộ quản lý hiện có theo các hướng sau:

- Bố trí cán bộ đúng với sở trường chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo. Tạo môi trường làm việc tốt nhất giúp cho họ phát huy hết khả năng, năng lực sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến qui trình thủ tuc phát triển các sản phẩm mới phục vụ tốt cho kinh doanh.

- Đối với cán bộ quản lý, cần đào tạo những kiến thức cơ bản trên một số lĩnh vực quan trọng như:

+ Ngành luật đi sâu Luật doanh nghiệp, luật phá sản, Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình, Luật đấu giá, Luật thanh toán…

+ Ngành quản lý đi sâu vào các lĩnh vực: Quản trị ngân hàng thương mại; Công nghệ thông tin; Phân tích tài chính doanh nghiệp; Quản trị chiến lược; Phân tích dự báo thị trường; Thẩm định dự án...

- Ngoài việc bắt buộc các nhân viên học tập, cần khuyến khích các cán bộ, nhân viên có khả năng tham gia học các khoá đào tạo văn bằng 2, quản trị kinh doanh, pháp lý, công nghệ thông tin, ngoại ngữ... Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học khối ngành kinh tế trong nước và nước ngoài.

- Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ xứng đáng đối với những cán bộ giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt để tránh tình trạng mất cán bộ giỏi.

d) Thay đổi phương pháp tuyển dụng và bổ nhiệm chức danh lãnh đạo

Người lãnh đạo quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong tập thể cơ quan, doanh nghiệp ông cha ta đã dạy “Một người lo bằng kho người làm”, người lãnh đạo ngoài việc giỏi chuyên môn nghiệp vụ còn phải biết bố trí, phân phối, giám sát công việc khoa học, là trung tâm gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, các ban phòng lại thành một khối đoàn kết thống nhất.

Mọi người trong xã hội, hay trong doanh nghiệp đều có quyền bộc lộ hết khả năng của mình để cống hiến vμ phục vụ cho doanh nghiệp, xã hội. Do vậy phải làm sao để mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển theo đúng năng lực của họ, không đề bạt theo kiểu bè phái, cảm tình, lý lịch… Đồng thời với vị trí được đề bạt, họ có đủ quyền hạn để phát huy năng lực thực hiện tốt công việc của mình.

Thay vì cách bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt như trước đây mang nặng tính hình thức. Tác giả đề xuất hình thức thi tuyển dụng đánh giá, theo xu thế cạnh tranh công bằng về kiến thức, tài năng và trí tuệ.

Khi thi tuyển nhân sự phải được dựa trên cơ sở các chức danh công việc cụ thể đang cần. Trong quá trình tuyển chọn, quan trọng nhất là phải thiết lập được tiêu chuẩn năng lực đòi hỏi từ ứng viên, phải xây dựng bảng mô tả công việc rõ người và rõ việc, thi tuyển nghiêm túc.

e) Dự kiến tài chính cho giải pháp

- Sắp xếp tổ chức dự kiến 10 ngày số tiền: 70 triệu. - Tập huấn đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên dịch vụ: 500 triệu. - Đào tạo đại học cho nhân viên có trình độ trung cấp: 460 triệu. - Đào tạo các bộ luật: 35 triệu.

- Đào tạo thạc sĩ 90 triệu. - Đào tạo các chuyên ngành nâng cao: 35 triệu.

- Tuyển dụng và đào tạo chuyên gia: 50 triệu.

Tổng dự toán kinh phí: 1 240 triệu

4.2.1.3. Kết quả kỳ vọng

- Sẽ có khoảng 50 nhân viên trung cấp được được đào tạo đại học, trình độ chuyên môn của ngũ cán bộ, nhân viên dịch vụ được nâng lên đáp

ứng tốt hơn yêu cầu kinh doanh và dịch vụ ngân hàng. Từ đó, tạo được sự hài lòng cao đối với khách hàng hơn, đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng No&PTNT Phú Thọ.

- Tạo dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có đủ sức khoẻ, tài năng, trí tuệ và tâm huyết với sự nghiệp kinh doanh và phát triển của ngân hàng. Từng bước đào tạo được đội ngũ những chuyên gia của ngân hàng thông thạo nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng tiến tới hoạt động ngân hàng kinh doanh đa năng theo mô hình tập đoàn tài chính.

- Đội ngũ nhân viên dịch vụ được bố trí xắp xếp phù hợp với năng lực sở trường công tác, điều đó giúp họ phát huy tốt hơn với công việc được phân công, nâng cao tính tự chủ, tự tin trong quá trình thực thi công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên. Giảm được các tiêu cực trong việc tuyển dụng bổ nhiệm cán bộ đang là vấn đề nóng mà xã hội rất quan tâm.

- Khả năng ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng No&PTNT Phú Thọ sẽ tăng lên cao theo xu hướng tin học hoá trong quản lý và điều hành kinh doanh của nhân loại.

* Tổng kết: Nếu giải pháp được thực thi thì sự yếu kém về nhân lực tại Ngân hàng No & PTNT Phú Thọ được thể hiển ở tiêu chí cấu thành

trong tiêu chí 1. Độ tin cậy sẽ được khắc phục, chất lượng dịch của Ngân

hàng No&PTNT Phú Thọ sẽ được nâng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)