Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước để

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 82 - 86)

5. Bố cục của luận văn

4.2.8. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước để

hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương

Khôi phục, củng cố, bổ sung, nâng cấp hệ thống thông tin và dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công...

Coi trọng tổ chức thu hút chuyển giao tri thức và chuyển giao công nghệ từ trung ương về cho địa phương. Chủ động tích cực trong quan hệ hợp tác với tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

Ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học nhằm sản xuất các giống sạch bệnh, có chất lượng cao, đưa các giống cây trồng mới và công thức canh tác phù hợp có hiệu quả cho các vùng đất. Đẩy nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và bảo quản các nông sản, để có thể chuyên chở, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ tại các thị trường khác. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các hoạt động thương mại, mở rộng thị trường và quảng bá sản phẩm. Thúc đẩy chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cần thực hiện một số cơ chế khuyến khích sau:

- Thực hiện cơ chế ưu đãi đầu tư nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới cần được thực hiện thông qua các dự án chuyển giao. Các dự án được xây dựng và ký kết giữa 3 bên: Nhà nước cấp huyện (là người đặt hàng),

cơ quan nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học (là đơn vị thực hiện) và người hưởng thụ kết quả dự án. Nếu dự án chuyển đổi thực hiện thành công, có kết quả thiết thực đối với người hưởng thụ thì huyện sẽ thanh toán phần lớn kinh phí đầu tư của dự án đã ký kết.

Thực hiện các cơ chế cho vay ưu đãi đối với những tổ chức, cá nhân có dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, đồng thời có chính sách miễn giảm thuế, trợ giá đối với những sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ mới.

Để kinh tế trang trại ngày càng phát triển, trong đó liên quan đến rất nhiều vấn đề lớn như: Chính sách vốn đầu tư, chính sách đất đai, thị trường tiêu thụ sản phẩm, chính sách khoa học công nghệ… trong đó giải pháp cần được quan tâm trong thời gian tới là đẩy mạnh công tác khuyến nông chuyển giao tiến bộ KHKT thực hiện ở các trang trại. Đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lượng cao vào sản xuất, áp dụng công nghệ mới trong chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình thành công ra nhiều trang trại khác, phổ biến cho các trang trại biết có thể bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và phù hợp với quy hoạch các vùng chuyên canh ở địa phương, đặc biệt đối với các loại cây trồng dài ngày để giúp các trang trại lựa chọn phương hướng sản xuất phù hợp.

* Chính sách đất đai

Xúc tiến nhanh việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp cho các cá nhân và tổ chức sử dụng lâu dài. Khuyến khích việc chuyển nhượng sử dụng đất, thuê đất trong mức hạn điền, chuyển đổi một phần đất nông nghiệp kém hiệu quả và diện tích lâm nghiệp ở vùng đồi núi thấp để trồng cây ăn quả. Cho phép các hộ gia đình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng các loại cây kém hiệu quả sang các cây trồng

có hiệu quả kinh tế cao theo quy hoạch của huyện. Ngoài ra còn được miễn tiền thuế đất, và tiền thuê đất cho các cơ sở chế biến nông sản, các điểm dịch vụ, đại lý bán sản phẩm quả tươi.ài ra một số loại hình trồng cây lâu năm hoặc lâm nghiệp thời gian xây dựng cơ bản kéo dài… Từ những khó khăn đó nên trong những năm qua thực trạng phát triển của các trang trại trên địa bàn huyện chưa được ổn định.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh và tỷ suất hàng hóa của từng loại hình trang trại. Các mô hình trang trại hoạt động theo các phương thức khác nhau cho

* Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình giao thông hiện đại là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá. Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong vùng, nhất là giao thông, thủy lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.

Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ, khuyến

khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thống đê sông, các trạm bơm, các công trình xả lũ. Phát triển hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Cải tạo hệ thống giao thông, nâng cấp hệ thống đường xá liên thôn,

xóm thuận tiện, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, đặc biệt ưu tiên cho hệ thống tưới tiêu.

Hệ thống giao thông liên thôn, xã cần được đầu tư nâng cấp phải dải đá dăm, bê tông hoá đường, huy động tối đa nguồn vốn trong dân, của các thành phần kinh tế để xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ sở, thực hiện chính

sách Nhà nước và nhân đân cùng làm, cần làm điển hình (xã có km đường thôn, xóm đã bê tông hoá), giao thông thuận lợi, đến mùa thu hoạch trang trại bán tại vườn mà không mất nhiều chi phí công lao động cho vận chuyển tiêu thụ hàng hoá.

* Chính sách vốn

Tăng cương cho các trang trại vay vốn với thời gian trung và dài hạn, lượng vốn cho vay phải đáp ứng được yêu cầu đầu tư của trang trại, tuỳ theo quy mô của trang trại.

Thu hút vốn đầu tư của Nhà nước thông qua việc thu hút các chương trình, các dự án, khuyến nông, khuyến lâm, 135, 661… chương trình phát triển và nâng cao hiệu kinh tế của trang trại của Nhà nước và của huyện Phú Lương.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn thông qua các chương trình, dự án với lãi xuất ưu đãi để giúp các trang trại phát triển. Đồng thời, cần có chính sách tín dụng phát triển kinh tế trang trại phù hợp với từng loại hình trang trại, từng thời kỳ nhất định.

* Chính sách hỗ trợ về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

UBND huyện và các cơ quan quản lý Nhà nước trong huyện bảo đảm: Tạo điều kiện để các nhà đầu tư được cung cấp thông tin thị trường, được hỗ trợ từ ngân sách một phần kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

Các biện pháp hỗ trợ can thiệp để bình ổn giá cả và thị trường khi có diễn biến bất lợi cho sản xuất nhằm tạo điều kiện để sản xuất ổn định tại các trang trại.

Tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống dịch vụ chăn nuôi, thú y, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm sản xuất ổn định tại các nuôi trang trại.

* Chính sách bảo hiểm đối với trang trại

Sản xuất nông nghiệp có tính rủi ro cao do những tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu. Sản xuất kinh doanh của các trang trại là sản xuất hàng hóa

nên còn chịu sự rủi ro của kinh tế thị trường. Để khuyến khích các hộ đầu tư xây dựng trang trại cần phải có giải pháp giảm thiểu rủi ro cho họ, trong đó bảo hiểm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng. Để thực hiện tốt bảo hiểm nông nghiệp, một mặt đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm nông nghiệp, mặt khác do lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp hiện nay khá mới mẻ đối với cả nông dân và ngành bảo hiểm của huyện nên huyện Phú Lương cần có chính sách hỗ trợ các tổ chức thực hiện bảo hiểm nông nghiệp. Về đối tượng bảo hiểm, trước mắt thực hiện bảo hiểm cho loại hình trang trại chăn nuôi cụ thể là các con vật nuôi có tính hàng hóa cao như lợn, gà...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 82 - 86)