Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 48)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong nâng cao hiệu

trang trại huyện Phú Lương

3.1.3.1. Thuận lợi

- Vị trí của huyện là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Nằm trên Quốc Lộ 3 theo trục kinh tế Hà Nội - Huyện Phú Lương - Cao Bằng có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Ngoài ra còn thuận lợi trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ cho đời sống và sản xuất.

- Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.

- Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp miền núi, vùng cao như: trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hỗ trỡ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi cùng với co chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất

- Có nghị quyết 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trang trại của Chính phủ, có thông tư liên tịch số 69 ngày 23/6/2000 và số 62 ngày 20/5/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê về hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại.

- Có chủ trương về phát triển kinh tế trang trại của Huyện ủy (tại Nghị quyết số 10/NQ-TU ngày 16/12/2003), có sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện , về kinh tế trang trại trong các năm qua.

- Ngành nông nghiệp và PTNT có chương trình về phát triển kinh tế trang trại. Phần lớn diện tích của các trang trại đã được cấp giấy chứng nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quyền sử dụng đất. Nhiều trang trại có kinh nghiệm về phát triển kinh tế là cơ sở để các trang trại khác đến nghiên cứu học tập.

- Chính quyền địa phương các cấp quan tâm, trực tiếp là sở, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ làm kinh tế trang trại yên tâm phát triển sản xuất.

- Các thành viên trong trang trại đều cần cù, chịu khó trong công việc, đoàn kết cùng nhau phát triển.

- Chủ trang trại là người có đầu óc tính toán, dám chịu mạo hiểm để gây dựng trang trại. Nhiều trang trại có kinh nghiệm về phát triển kinh tế để các trang trại khác đến học tập.

3.1.3.2. Khó khăn

Cùng với những thuận lợi trên, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn có những khó khăn đó là:

- Điểm xuất phát nền kinh tế của huyện còn thấp so với cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng, đây là khó khăn mà lãnh đạo và nhân dân trong huyện phải vượt qua bằng sự nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

- Nền kinh tế huyện phát triển dựa chủ yếu vào nông lâm nghiệp, trình độ lao động còn lạc hậu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, số lượng, chất lượng lao động kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu; sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, năng suất thấp làm cho giá thành sản phẩm cao.

- Địa hình của huyện chia cắt mạnh và độ dốc lớn là một khó khăn trong việc phát triển hạ tầng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, do khai thác quá mức, tình trạng phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy nên diện tích rừng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đặc biệt là nguồn nước.

- Điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự phát triển các bệnh hại cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng không nhỏ đến năng xuất và thu nhập của nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Một số cơ sở chưa làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cùng chính sách về nông nghiệp, thiếu phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng. Đại bộ phận các hộ gia đình còn thiếu vốn, trình độ dân trí của người dân không đồng đều.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)