5. Bố cục của luận văn
2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp phân tích
a. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
* GO - Tổng giá trị sản xuất (Gross Output): Là toàn bộ giá trị của các sản
phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích được tạo ra trong một năm của các trang trại.
Công thức tính: n i i iQ P GO 1
Trong đó: Pi: giá trị sản phẩm thứ i, Qi: khối lượng sản phẩm thứ i Nội dung của GO bao gồm: Giá trị của sản phẩm trồng trọt, giá trị sản phẩm chính thu được trong kỳ tính toán như thóc, ngô, khoai, sắn; giá trị sản phẩm phụ của các loại cây trồng có thu hoạch trong kỳ. Giá trị sản phẩm chăn nuôi: Giá trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong kỳ của gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
súc, gia cầm; Giá trị con giống bán ra; giá trị các loại sản phẩm chăn nuôi thu được không thông qua giết thịt (sữa, trứng, mật ong…); giá trị các loại sản phẩm phụ chăn nuôi thu được trong kỳ. Giá trị của công việc khai thác gỗ và lâm sản trên rừng trồng và rừng tự nhiên. Giá trị các hoạt động lâm nghiệp khác như ươm cây, lai tạo giống, quản lý, bảo vệ rừng và thu lượm các lâm sản như sa nhân, nấm, măng và các sản phẩm làm dược liệu. Giá trị các hoạt động dịch vụ sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Tiền thu được do cho thuê máy móc, thiết bị.
* CP - Chí phí : Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên
mà trang trại đã sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ của trang trại trong một năm. Công thức tính:
n i i C CP 1
, Trong đó: Ci: khoản chi phí i
Cụ thể trong đề tài này, chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí vật chất như: Chi phí về hạt giống, con giống, phân bón các loại, vôi và các chất cải tạo đồng ruộng, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, chi phí thuốc phòng trừ bệnh cho súc vật; điện năng, nhiên liệu, chất đốt, vật liệu, chi phí quản lý lâm nghiệp; chi phí cho mua sắm dụng cụ lao động nhỏ dùng cho chu kỳ sản xuất, chi phí cho sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí văn phòng phẩm, chi phí vật chất khác…
- Chi phí dịch vụ: Dịch vụ làm đất, dịch vụ tưới nước, dịch vụ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, dịch vụ tuốt lúa, thuỷ lợi phí, dịch vụ bảo hiểm nhà nước, dịch vụ phí bưu điện, dịch vụ phí ngân hàng, chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề thuê ngoài, dịch vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy, dịch vụ y tế, bảo vệ môi trường, chi phí cho quảng cáo, chi phí cho việc thuê máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí dịch vụ khác…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* GM - Thu nhập biên (Gross Margin) hay còn gọi là lãi gộp. Đây được
coi là mục tiêu quan trọng nhất của trang trại. Chỉ tiêu này sử dụng sẽ có độ chính xác cao hơn VA hay MI. Công thức tính:
GM = GO - CP
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất * Chỉ tiêu phản ánh quy mô hiệu quả bao gồm:
- Giá trị sản phẩm hàng hoá (GV): GV PHHiQHHi
Trong đó: PHHi: giá bán sản phẩm hàng hóa;
QHHi: khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
- Tỷ suất hàng hóa (%) = GV/GO. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia vào thị trường của trang trại.
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động gồm: Năng suất lao
động (GO/L) (giá trị sản xuất do một lao động tạo ra). Hoặc GM/L (thu nhập do một lao động tạo ra). L: số lao động làm việc bình quân trong kỳ.
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất: Tỷ suất GM/1ĐVDT (ha):
cho biết thu nhập của 1ha đất canh tác.
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí bao gồm:
- Tỷ suất lãi gộp (GM/CP), chỉ tiêu này phản ánh nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu được lãi gộp là bao nhiêu, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ thu nhập của trang trại càng cao.
- Tỷ suất giá trị sản xuất (GO/CP), nó phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh của trang trại, với mức độ đầu tư 1 đồng chi phí thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần.
- Chi phí trên đơn vị diện tích: chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu.
Công thức tính = tổng chi phí/ĐVDT (m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú lƣơng
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Lương là huyện miền núi, có quốc lộ 3 chạy giữa huyện lỵ với chiều dài 38 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 20 km về phía Bắc.
Với vị trí địa lý như trên. Phú Lương có nhiều thuận lợi về giao thông, thuận lợi trong việc giao lưu với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Diện tích tự nhiên của huyện là 368,95km2
toàn huyện có 16 đơn vị hành chính (14 xã và 2 thị trấn).
3.1.1.2. Địa hình
Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vân tải có thể chia thành 4 dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi đá phía Tây và Tây Nam.
- Địa hình núi đá dốc từ 250C đến 300C chiến 70% diện tích tự nhiên. - Các thung lũng hẹp chiếm 3,5%.
- Các dải thoải có độ dốc từ 150C đến 200C có khoảng 40.000 ha.
Huyện Phú Lương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng bát úp, có độ dốc trung bình từ 200 - 500m so với mực nước biển. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình từ 15 -20m, địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và núi đá, hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thống sông suối, ao hồ khá phong phú nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không đều.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
- Khí hậu, thời tiết: Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 25 - 27°C, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 10 - 18°C, Có hai hướng gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Đặc điểm này tạo cho huyện Phú Lương sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là các cây nhiệt đới. Bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp.
- Thuỷ văn: huyện Phú Lương có mật độ sông lớn (bình quân 0,2 km) trữ lượng nước lớn, tập trung ở một số sông lớn như: Sông Đu, sông Cầu và một số phụ lưu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện cho công tác thuỷ lợi.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Lương
3.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Lương là 36.895 ha. Cơ cấu đất đai được phân bố như sau: đất sản xuất nông nghiệp 12.483,4 ha chiếm 33,8% trong đó đất trồng cây hàng năm 5.810,06 ha, đất trồng cây lâu năm là 6.673,38 ha, ao hồ nuôi thuỷ sản 833,72 ha. Đất lâm nghiệp 17.246,3ha chiếm 46,7% trong đó đất rừng sản xuất 14.684,8 ha đất rừng phòng hộ 2.561,47 ha đất chuyên dùng 3.085,42 ha chiếm 8,36%, đất ở 1697,93 ha chiếm 4,6% đất chưa sử dụng 616 chiếm 1,67%.
Quỹ đất nông nghiệp của huyện khá lớn, đây là thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, bởi đất đai là tư liệu sản xuất của người nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2.2. Đặc điểm dân số vào lao động
Thành phần dân cư của huyện Phú lương có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu...
Phú Lương có diện tích rộng, địa hình chia cắt chủ yếu là đồi núi, dân cư phân bố không đều, ở vùng cao và vùng núi dân cư tập trung thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cư lại dày đặc, Phú Lương có mật độ dân số 287 người/km2
(năm 2011).
Giống như hầu hết các huyện trong huyện, dân thành thị sinh sống trong địa bàn huyện tăng chậm trong những năm qua và chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 6,9% năm 2009 và có xu hướng tăng dần trong 2 năm 2010 và 2011 với tỷ lệ là 7,0% và 7,1%. Dân nông thôn chiếm tỉ lệ rất cao lên tới 93,1% năm 2009, 93,0% năm 2010 và 92,9% năm 2011.
Với điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn như vậy, tốc độ tăng dân số của huyện ở mức thấp hơn của cả tỉnh. Đây là một nhận thức đúng đắn của người dân Phú Lương trong điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Điều này sẽ giảm áp lực việc làm, giảm tệ nạn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện chuyển dịch cùng với xu thế đô thị hoá và công nghiệp hoá, nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp tăng do việc mở rộng diện tích khu công nghiệp... đồng thời nhu cầu lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng lên (lao động tăng thêm trong các ngành dịch vụ chất lượng cao, trong các cơ sở y tế, trong các cơ sở đào tạo...) tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế còn chậm lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần cả tuyệt đối lẫn tương đối, song nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động, năm 2009 là 62% đến năm 2011 là 57%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông: Trong những năm gần đây được sự quan tâm của tỉnh và trung ương huyện Phú lương đã được đầu tư nhiều công trình lớn. Do vậy việc đi lại, thông thương hàng hoá được thuận tiện. Tất cả 16 xã, thị trấn đều có đường ôtô đến trung tâm xã, trong đó có 13 xã đã có đường nhựa đến trung tâm xã, chỉ có 2 xã đã có đường đá và 1 xã là còn đường cấp phối. Quốc lộ 3 nằm trên địa bàn huyện nối liền từ thành phố Thái Nguyên đi Bắc Kạn, Cao Bằng có chiều dài 38 km đã được nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
- Hệ thống điện: những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng đưa lưới điện quốc gia về phục vụ nhân dân trong huyện. Đến nay toàn huyện có 16/16 xã, thị trấn đã có điện. Hàng năm huyện đã có những biện pháp nâng cấp và sửa chữa mới nhiều km đường điện nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện.
- Thuỷ lợi: hệ thống thuỷ lợi được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu trong tăng năng suất các loại cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, thoát nước vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa khô… Trong những năm qua công tác thuỷ lợi đã liên tục phát triển, đã nâng cấp và xây dựng mới nhiều công trình lớn, vừa và nhỏ. Đến nay, cả huyện có 32 km kênh mương được kiên cố hoá, 42 hồ chứa nước để phục vụ nhân dân chủ động trong công tác tưới tiêu. Xây dựng được 40 đạp lớn nhỏ khác nhau ngăn qua các khe suối để dẫn nước về đồng ruộng phục vụ sản xuất chuyển từ diện tích lúa 1 vụ sang diện tích lúa 2 vụ.
- Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện hiện có một số mỏ khoáng sản như: Mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm (đã được khai thác), đất cao lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng (trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận tiện), mỏ Ti tan ở xã Động Đạt, Phủ Lý trữ lượng 40 triệu tấn. Ngoài ra, còn có mỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trì, mỏ kẽm ở Yên Lạc... có thể nói nguồn tài nguyên ở Phú Lương khá phong phú, là điều kiện và là tiền đề cho ngành công nghiệp khai thác phát triển.
3.1.2.4. Đặc điểm văn hóa, y tế và giáo dục
Về văn hoá: mang đậm bản sắc vùng, miền do có nhiều dân tộc anh em
sinh sống xen lẫn. Đông nhất là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí. Dân tộc Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở phía Bắc và phía Tây của huyện, dân tộc Sán Chí chủ yếu sống ở phía Đông, dân tộc Kinh chủ yếu sống ở phía Nam và trung tâm huyện. Với vị trí sinh sống như vậy, phong tục tập quán của mỗi dân tộc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, khả năng nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những năm vừa qua huyện đã có nhiều biện pháp để giảm bớt khoảng cách giữa các dân tộc, nâng cao dân trí, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.
Về giáo dục: So với các huyện miền núi khác trong huyện, Phú Lương
có hệ thống giáo dục tương đối phát triển, hệ thống trường học của huyện được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân trong huyện. Thực hiện tốt chủ trương tất cả con em đến tuổi đi học đều được đến trường, chất lượng chuyên môn dạy và học trong các trường không ngừng được nâng lên rõ rệt. Để đạt được điều đó là do có sự đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất tại các cơ sở dạy và học. Cho đến nay cả huyện có 27 trường tiểu học, 16 trường trung học và 2 trường trung học phổ thông với tổng số phòng học lên đến 641 phòng, 586 lớp học, 1.395 giáo viên và 17.570 học sinh, hiện nay 16/16 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Về y tế: năm 2011 Phú Lương có 18 cơ sở y tế, trong đó có 16 trạm xá,
1 phòng khám khu vực và 1 bệnh viện với tổng số giường bệnh là 136 giường. Chăm sóc bệnh nhân là 146 y, bác sỹ, trong đó có 31 bác sỹ và trên đại học. Tuy nhiên, hệ thống các cơ sở y tế, trang thiết bị còn thiếu thốn và lạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hậu, trình độc chuyên môn còn hạn chế... chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện. Trong những năm tới huyện sẽ tiếp tục đầu tư để nâng cấp, mua sắm các trang thiết bị phục vụ y tế hiện đại hơn. Sự yếu kém của mạng lưới y tế có ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người lao động.
3.1.2.5. Cơ chế chính sách
Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta những năm gần đây là nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng mà mốc quan trọng có ý nghĩa to lớn là Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 chủ trương khoán sản phẩm