Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 46)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Phú Lương

3.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Lương là 36.895 ha. Cơ cấu đất đai được phân bố như sau: đất sản xuất nông nghiệp 12.483,4 ha chiếm 33,8% trong đó đất trồng cây hàng năm 5.810,06 ha, đất trồng cây lâu năm là 6.673,38 ha, ao hồ nuôi thuỷ sản 833,72 ha. Đất lâm nghiệp 17.246,3ha chiếm 46,7% trong đó đất rừng sản xuất 14.684,8 ha đất rừng phòng hộ 2.561,47 ha đất chuyên dùng 3.085,42 ha chiếm 8,36%, đất ở 1697,93 ha chiếm 4,6% đất chưa sử dụng 616 chiếm 1,67%.

Quỹ đất nông nghiệp của huyện khá lớn, đây là thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, bởi đất đai là tư liệu sản xuất của người nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2.2. Đặc điểm dân số vào lao động

Thành phần dân cư của huyện Phú lương có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu...

Phú Lương có diện tích rộng, địa hình chia cắt chủ yếu là đồi núi, dân cư phân bố không đều, ở vùng cao và vùng núi dân cư tập trung thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cư lại dày đặc, Phú Lương có mật độ dân số 287 người/km2

(năm 2011).

Giống như hầu hết các huyện trong huyện, dân thành thị sinh sống trong địa bàn huyện tăng chậm trong những năm qua và chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 6,9% năm 2009 và có xu hướng tăng dần trong 2 năm 2010 và 2011 với tỷ lệ là 7,0% và 7,1%. Dân nông thôn chiếm tỉ lệ rất cao lên tới 93,1% năm 2009, 93,0% năm 2010 và 92,9% năm 2011.

Với điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn như vậy, tốc độ tăng dân số của huyện ở mức thấp hơn của cả tỉnh. Đây là một nhận thức đúng đắn của người dân Phú Lương trong điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Điều này sẽ giảm áp lực việc làm, giảm tệ nạn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện chuyển dịch cùng với xu thế đô thị hoá và công nghiệp hoá, nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp tăng do việc mở rộng diện tích khu công nghiệp... đồng thời nhu cầu lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng lên (lao động tăng thêm trong các ngành dịch vụ chất lượng cao, trong các cơ sở y tế, trong các cơ sở đào tạo...) tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.

Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế còn chậm lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần cả tuyệt đối lẫn tương đối, song nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động, năm 2009 là 62% đến năm 2011 là 57%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông: Trong những năm gần đây được sự quan tâm của tỉnh và trung ương huyện Phú lương đã được đầu tư nhiều công trình lớn. Do vậy việc đi lại, thông thương hàng hoá được thuận tiện. Tất cả 16 xã, thị trấn đều có đường ôtô đến trung tâm xã, trong đó có 13 xã đã có đường nhựa đến trung tâm xã, chỉ có 2 xã đã có đường đá và 1 xã là còn đường cấp phối. Quốc lộ 3 nằm trên địa bàn huyện nối liền từ thành phố Thái Nguyên đi Bắc Kạn, Cao Bằng có chiều dài 38 km đã được nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

- Hệ thống điện: những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng đưa lưới điện quốc gia về phục vụ nhân dân trong huyện. Đến nay toàn huyện có 16/16 xã, thị trấn đã có điện. Hàng năm huyện đã có những biện pháp nâng cấp và sửa chữa mới nhiều km đường điện nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện.

- Thuỷ lợi: hệ thống thuỷ lợi được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu trong tăng năng suất các loại cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, thoát nước vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa khô… Trong những năm qua công tác thuỷ lợi đã liên tục phát triển, đã nâng cấp và xây dựng mới nhiều công trình lớn, vừa và nhỏ. Đến nay, cả huyện có 32 km kênh mương được kiên cố hoá, 42 hồ chứa nước để phục vụ nhân dân chủ động trong công tác tưới tiêu. Xây dựng được 40 đạp lớn nhỏ khác nhau ngăn qua các khe suối để dẫn nước về đồng ruộng phục vụ sản xuất chuyển từ diện tích lúa 1 vụ sang diện tích lúa 2 vụ.

- Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện hiện có một số mỏ khoáng sản như: Mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm (đã được khai thác), đất cao lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng (trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận tiện), mỏ Ti tan ở xã Động Đạt, Phủ Lý trữ lượng 40 triệu tấn. Ngoài ra, còn có mỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trì, mỏ kẽm ở Yên Lạc... có thể nói nguồn tài nguyên ở Phú Lương khá phong phú, là điều kiện và là tiền đề cho ngành công nghiệp khai thác phát triển.

3.1.2.4. Đặc điểm văn hóa, y tế và giáo dục

Về văn hoá: mang đậm bản sắc vùng, miền do có nhiều dân tộc anh em

sinh sống xen lẫn. Đông nhất là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí. Dân tộc Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở phía Bắc và phía Tây của huyện, dân tộc Sán Chí chủ yếu sống ở phía Đông, dân tộc Kinh chủ yếu sống ở phía Nam và trung tâm huyện. Với vị trí sinh sống như vậy, phong tục tập quán của mỗi dân tộc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, khả năng nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những năm vừa qua huyện đã có nhiều biện pháp để giảm bớt khoảng cách giữa các dân tộc, nâng cao dân trí, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.

Về giáo dục: So với các huyện miền núi khác trong huyện, Phú Lương

có hệ thống giáo dục tương đối phát triển, hệ thống trường học của huyện được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân trong huyện. Thực hiện tốt chủ trương tất cả con em đến tuổi đi học đều được đến trường, chất lượng chuyên môn dạy và học trong các trường không ngừng được nâng lên rõ rệt. Để đạt được điều đó là do có sự đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất tại các cơ sở dạy và học. Cho đến nay cả huyện có 27 trường tiểu học, 16 trường trung học và 2 trường trung học phổ thông với tổng số phòng học lên đến 641 phòng, 586 lớp học, 1.395 giáo viên và 17.570 học sinh, hiện nay 16/16 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Về y tế: năm 2011 Phú Lương có 18 cơ sở y tế, trong đó có 16 trạm xá,

1 phòng khám khu vực và 1 bệnh viện với tổng số giường bệnh là 136 giường. Chăm sóc bệnh nhân là 146 y, bác sỹ, trong đó có 31 bác sỹ và trên đại học. Tuy nhiên, hệ thống các cơ sở y tế, trang thiết bị còn thiếu thốn và lạc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hậu, trình độc chuyên môn còn hạn chế... chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện. Trong những năm tới huyện sẽ tiếp tục đầu tư để nâng cấp, mua sắm các trang thiết bị phục vụ y tế hiện đại hơn. Sự yếu kém của mạng lưới y tế có ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người lao động.

3.1.2.5. Cơ chế chính sách

Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta những năm gần đây là nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng mà mốc quan trọng có ý nghĩa to lớn là Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 chủ trương khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ và nhóm hộ xã viên; diện tích giao khoán cho hộ ổn định 15 năm, mức khoán ổn định 5 năm và chỉ sửa đổi mức khoán khi điều kiện vật chất - kỹ thuật đã thay đổi; phần sản phẩm vượt khoán sẽ thuộc về hộ nông dân, hộ toàn quyền sử dụng hoặc bán ở nơi nào có lợi.

- Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị khẳng định nhất quán quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế hộ trong nền nông nghiệp nước ta, về nền tự chủ của nó trong hoạt động kinh tế. Nghị quyết đã khẳng định vai trò kinh tế trang trại, khẳng định trách nhiệm của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế trang trại, coi kinh tế hộ gia đình kinh tế trang trại là mô hình trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp nông thôn của Nhà nước ta.

- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại. Tại Nghị quyết đã đề cập cụ thể về tình hình phát triển kinh tế trang trại, những quan điểm và chính sách phát triển kinh tế trang trại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của Đảng, ngày 2/2/2000 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. Theo Nghị quyết này, Chính phủ đã khẳng định quan điểm về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế trang trại và các chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại ở nước ta phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 46)