5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Các trang trại phân theo loại hình trang trại huyện Phú Lương
* Số lượng trang trại và loại hình trang trại
Số lượng trang trại huyện Phú Lương có sự thay đổi đáng kể từ năm 2009 đến năm 2011: Đến thời điểm 1/9/2011 tổng số trang trại hiện có của huyện là 15 trang trại, giảm 7 trang trại so với năm 2009, trong đó trang trại chăn nuôi có sự suy giảm nhiều nhất là 7 trang trại Xã có số lượng trang trại nhiều nhất là xã Sơn Cẩm (phía Nam của huyện ), chiếm 33% trong tổng số trang trại toàn huyện. Đối với trang trại lâm nghiệp chủ yếu có ở khu vực miền núi (vùng núi phía Bắc của huyện), các trang trại chăn nuôi phân bố ở vùng trung tâm nơi có địa hình bằng phẳng hơn. Các trang trại kinh doanh tổng hợp, cây lâu năm phân bố rải rác trên địa bàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1. Trang trại phân theo các loại hình huyện Phú Lƣơng
ĐVT: Trang trại
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh (%)
2010/2009 2011/2010
Tổng số 22 25 15 113,60 60,00
- Trang trại cây lâu năm 3 3 2 100,00 66,67 - Trang trại chăn nuôi 14 15 10 107,14 66,67 - Trang trại lâm nghiệp 1 1 1 100,00 100,00 - Trang trại SXKD tổng hợp 4 6 2 150,00 33,33
Nguồn: Chi cục Thống kê Phú Lương năm 2009 - 2011[29]
Tính đến hết năm 2011 huyện Phú lương có 4 loại hình trang trại (đạt theo tiêu chí trang trại). Gồm có: Trang trại trồng cây lâu năm; Trang trại chăn nuôi; Trang trại lâm nghiệp; Trang trại kinh doanh tổng hợp.
a. Trang trại trồng cây lâu năm
Hoạt động của các trang trại trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Phú Lương chủ yếu là trồng chè, cây ăn quả. Năm 2011 huyện Phú Lương có 2 trang trại trồng cây lâu năm, chiếm 13,33% trong tổng số trang trại của toàn huyện. Trong đó trang trại trồng chè là 1 trang trại, trang trại trồng cây ăn quả là 1 trang trại. Trang trại cây lâu năm tập trung ở xã Sơn Cẩm. Do tốc độ đô thị hoá nên quỹ đất trồng cây lâu năm huyện Phú Lương đang có xu hướng giảm cộng với hiệu quả trồng cây ăn quả trong nhưng năm qua rất thấp do vậy dẫn đến số lượng trang trại cây lâu năm giảm, so với năm 2009 trang trại cây lâu năm giảm 1 trang trại.
b. Trang trại chăn nuôi
Với 10 trang trại chăn nuôi năm 2011, trong đó có 4 trang trại nuôi gà công nghiệp (gà thịt) với quy mô 6.000-8.000 con cho thu nhập bình quân 1 năm từ 100-150 tr.đ/ trang trại; 2 trại nuôi gà đẻ trứng quy mô 4.000 con; 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trang trại nuôi lợn nái ngoại với quy mô từ 20 nái trở lên cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm và 2 trang trại nuôi lợn thịt có quy mô trên 250 đầu lợn (trong đó có 01 trang trại 2.000-3.000 con) và 1 trang trại chăn nuôi trâu, bò thịt. Sản phẩm thịt hơi xuất chuồng năm 2009 đạt 2.800tấn (tăng so với năm 2005 là 1.500 tấn). Sản lượng thịt hơi tăng do hình thức chăn nuôi lợn trên địa bàn có sự thay đổi rõ rệt, hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán tại các hộ đã giảm dần thay thế vào đó là số hộ chăn nuôi với quy mô lớn đã tăng lên. Từng bước hình thành chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
c. Trang trại lâm nghiệp
Bên cạnh trang trại trồng trọt và chăn nuôi trang trại sản xuất lâm nghiệp cũng đang dần có sự ổn định và phát triển. Diện tích đất lâm nghiệp sau rà soát quy hoạch là 108 ha (diện tích đất có rừng 80 ha, đất chưa có rừng 28 ha), diện tích rừng sản xuất 72 ha. Trang trại đã thực hiện thử nghiệm và đưa vào trồng rừng sản xuất nhiều loại cây lâm nghiệp có giá trị cao và thực hiện các chương trình phù hợp với từng vùng sinh thái của huyện đó là: Chương trình nông lâm kết hợp canh tác trên đất dốc sau nương rẫy, hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất lâm nghiệp tại hộ gia đình; canh tác trên đất bạc màu thoái hoá đồi núi trọc sử dụng cây keo lai; các cây bản địa có giá trị cao như lát hoa, sao, trám, sấu, sưa... được chọn trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lương.
d. Trang trại kinh doanh tổng hợp
Trang trại kinh doanh tổng hợp huyện Phú Lương là những trang trại có sự kết hợp của nhiều hình thức sản xuất kinh doanh khác nhau. Loại hình này trong thời gian vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định và đang có xu hướng giảm dần do hiệu quả hoạt động thấp. Tính đến hết năm 2011, toàn huyện có 02 trang trại tổng hợp, giảm 4 trang trại so với năm 2009. Các trang trại tổng hợp tập trung ở thị trấn Đu, huyện Phú Lương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn