5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Đặc điểm kinh tế trang trại huyện Phú Lương
Năm 2011, số lượng trang trại huyện Phú Lương có 15 trang trại, trong đó trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất, lên tới 66,67%. Các trang trại sử dụng 68,9 ha đất nông nghiệp, trung bình mỗi trang trại có 5,3 ha đất. Từ thực tế, sự phát triển mô hình kinh tế trang trại huyện Phú Lương đã chứng minh tính hiệu quả, giải quyết tốt các vấn đề trong tổ chức nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá như: tập trung ruộng đất, tích lũy vốn và gia tăng lượng vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường... Điều này đã tạo ra sự liên kết hợp tác về dịch vụ sản xuất, thu hút vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm… đây là những vấn đề mà kinh tế hộ chưa đáp ứng và giải quyết triệt để. Thu nhập tạo ra từ các trang trại là nguồn đóng góp đáng kể trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, khai hoang phục hoá diện tích đất trống, đồi trọc và từng bước nâng dần thu nhập cho hộ nông dân nghèo huyện Phú Lương. Với đặc trưng của khu vực trung du và miền núi, trang trại huyện Phú Lương có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Được hình thành trên cơ sở chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nên quy mô thường lớn hơn các trang trại ở các vùng sinh thái khác. - Loại hình trang trại rất phong phú và đa dạng như trang trại lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, chuyên trồng cây công nghiệp dài ngày và kinh doanh tổng hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn chung các trang trại ở khu vực miền núi tập trung khai thác thế mạnh của rừng, của các loại cây có giá trị kinh tế cao... Hình thành nên các vùng chuyên canh lớn tập trung cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Các trang trại ở miền núi chủ yếu phát triển theo hướng trang trại gia đình, sử dụng lao động gia đình là chính, lúc thời vụ căng thẳng có thể nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ lao động của anh em trong dòng tộc sau đó đến hàng xóm hoặc đi thuê ngoài.
- Trình độ văn hóa, trình độ tổ chức quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật của các chủ trang trại thường phân thành hai loại; trang trại của các hộ công nhân nông trường và trang trại của các hộ nông dân. Các trang trại là các hộ gia đình công nhân nông trường đều là những công nhân nông nghiệp nên trình độ khá hơn các hộ trang trại nông dân.
- Do hình thành và phát triển ở những vùng sâu, vùng xa không thuận lợi về đường giao thông vận tải, xa các trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội nên tiêu thụ sản phẩm thường gặp khó khăn chủ yếu thông qua tư thương hoặc các nhà máy chế biến, thường bị ép giá ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại.