Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 32)

5. Bố cục của luận văn

2.3.1.Chọn điểm nghiên cứu

Chọn vùng nghiên cứu: Đề tài chọn huyện Phú Lương làm địa bàn nghiên cứu vì đây là một vùng có diện tích đất nông lâm nghiệp lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào.... có thể khẳng định, đây là một huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại. Thêm nữa, phát triển kinh tế trang trại là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế huyện Phú Lương theo hướng sản xuất hàng hoá, mà Đại hội Đảng bộ huyện Phú lương lần thứ XVI đã đề ra..

Trong tổng số trang trại của toàn huyện, trang trại chăn nuôi chiếm tới 66,67%; trang trại SXKD tổng hợp là 2 trang trại, chiếm 13,33%, trang trại lâm nghiệp là 1 trang trại, chiếm 6,67%. Ngoài 3 loại hình trang trại trên có số lượng nhiều và sản xuất có hiệu quả, các loại hình trang trại còn lại của huyện Phú Lương có số lượng ít và đang có xu hướng giảm do không đạt tiêu chí trang trại.

Bảng 2.1. Số lƣợng và cơ cấu các loại hình trang trại của huyện Phú Lƣơng năm 2011

STT Loại hình trang trại Số lƣợng Cơ cấu theo loại hình (%)

Tổng số trang trại 15 100

2 TT cây lâu năm 2 13,33

4 TT lâm nghiệp 1 6,67

5 TT Chăn nuôi 10 66,67

6 TT SXKD tổng hợp 2 13,33

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2011

Các trang trại huyện Phú Lương có sự phân bố không đồng đều, phần lớn các trang trại tập trung ở vùng phía Nam huyện Phú Lương do khu vực này có điều kiện sản xuất kinh doanh phù hợp với trang trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 32)