Kết quả và hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 66)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương

Sản phẩm của sản xuất nông nghiệp là những sản phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống của con người nói chung và là nguồn sống chủ yếu của dân cư ở nông thôn nói riêng. Vì vậy, cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại cũng dựa hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp hay đại bộ phận tạo ra giá trị sản xuất của các trang trại là từ sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tổng giá trị sản xuất của các trang trại tạo ra được trong năm 2011 đạt 16.450 triệu đồng, trong đó, nguồn thu từ ngành nông nghiệp là 14.988 triệu đồng (chiếm tới 94%); thu từ ngành lâm nghiệp là 748 triệu đồng, chiếm 3%; thu từ ngành khác đạt 714 triệu đồng, chiếm 3%...Trong 4 loại hình trang trại của huyện Phú Lương, hoạt động sản xuất vẫn mang thuần túy nông nghiệp nên nguồn thu chính của các loại hình trang trại vẫn từ nông nghiệp.

Bảng 3.6. Tổng giá trị sản xuất trang trại huyện Phú Lƣơng năm 2011

Chỉ tiêu Tổng

số

Loại hình trang trại

Cây lâu năm, CAQ Chăn nuôi Lâm nghiệp SXKD TH

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%)

1.Tổng giá trị sản xuất (GO) 16.450 875 100 11.280 100 785 100 3.510 100

1.1. Nông nghiệp 14.988 832 95 11.280 100 2.876 78 1.2 Lâm nghiệp 748 703 90 45 2 1.3 Khác 714 43 5 82 10 589 20 2. Bình quân 1.097 437,5 1.128 785 1.755 2.1. Nông nghiệp 999,2 416 1.128 1.438 2.2 Lâm nghiệp 49,8 22,5 2.3 Khác 47,6 21,5 294,5

Trong 4 loại hình trang trại có hoạt động của ngành nông nghiệp, thì có 4 loại hình có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động chăn nuôi. Bình quân một trang trại chăn nuôi thu được từ chăn nuôi 1.128 trđ/trang trại. Trong đó, các trang trại chủ yếu tâp trung vào chăn nuôi lợn thịt, với giá trị sản xuất đạt 675 trđ/trang trại. Trong năm 2011, do dịch bệnh lở mồm long móng nên người tiêu dùng đã hạn chế sử dụng sản phẩm thịt lợn làm cho việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn dẫn đến giá trị sản xuất trong năm của trang trại cùng giảm hơn so với nhưng năm trước. Đối với trang trại chăn nuôi gia cầm, chủ yếu là chăn nuôi gà, trong năm 2011 có nhiều thuận lợi hơn do dịch bệnh cúm không xẩy ra, một số dự án cũng đã bắt đầu chú trọng đầu tư chăn nuôi gia cầm nên giá trị chăn nuôi gà đã tăng đáng kể so với năm trước đây. Trong năm 2011, thu từ chăn nuôi gà đạt bình quân 453 triệu đồng/trang trại;

3.2.4.2. Chí phí trung gian của các loại hình trang trại

Theo kết quả điều tra, năm 2011 các trang trại huyện Phú Lương đầu tư đạt 539 triệu đồng, trong đó chi phí cho sản xuất nông nghiệp 515,6 triệu đồng, chiếm 95 %, lâm nghiệp chiếm 2%; và sản xuất kinh doanh dịch vụ đạt 3 %.

Đối với các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, có chi phí bình quân 1 trang trại cao nhất, trong khi các ngành sản xuất lâm nghiêp và nông nghiệp có chi phí thấp. Đối với trang trại có hoạt động sản xuất thuần nông thì chí phí là 515,6 triệu đồng/trang trai; trang trại có hoạt động tổng hợp thì chi phí bình quân 1 trang trại là 848,5 triệu đồng. Trong chí phi của trang trại, thì chi chí cho chăn nuôi đạt 744,5 triệu đồng (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Chi phí trung gian trang trại huyện Phú Lƣơng năm 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Tổng

số

Loại hình trang trại

Cây lâu năm, CAQ Chăn nuôi Lâm nghiệp SXKD TH

1. Chi phí trung gian (IC) 8.085 295 7445 228 1697

1.1. Nông nghiệp 7.735 290 7445 1580 1.2 Lâm nghiệp 224 210 14 1.3 Khác 126 5 18 103 2. Bình quân 539 147,5 744,5 228 848,5 2.1. Nông nghiệp 515,6 145 744,5 790 2.2 Lâm nghiệp 14,9 210 7 2.3 Khác 8,4 2,5 19 51,5

Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lƣơng năm 2011

(BQ/Trang trại)

Chỉ tiêu ĐVT Loại hình trang trại

Tổng Cây lâu năm Chăn nuôi Lâm nghiệp SXKD TH

GO/IC Lần 2,03 1,23 1,51 3,44 2,06 VA/IC Lần 1,03 0,23 0,515 2,44 1,06 GO/LD/năm Tr.đ 235 7,3 45,12 13,08 19,28 GO/LĐ/tháng Tr.đ 19,5 0,60 3,76 1,09 1,60 VA/LĐ/tháng Tr.đ 0,99 0,11 1,27 0,77 1,18 IC/ha Tr. đ 1945 16,27 891 129 421 Tỷ suất SPHH % 98,6 92 100 95 100

Sản xuất hàng hóa và chuyên môn hoá sản xuất là đặc điểm nổi bật của loại hình kinh tế trang trại. Để đánh giá trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa có thể sử dụng chỉ tiêu quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa và tỷ suất sản phẩm hàng hóa. Kết quả tính toán ở bảng số liệu trên đã cho thấy, tỷ suất sản phẩm hàng hóa của các loại hình trang trại đạt mức cao (trên 90%). Trong đó trang trại chăn nuôi (100%) và trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp (98,6%) có tỷ suất sản phẩm hàng hóa cao nhất và thấp nhất là trang trại trồng cây lâu năm (92%).

Chi phí sản xuất cho một đơn vị diện tích (1 ha) của các trang trại cũng có sự khác nhau rất lớn. Chi phí cho việc sử dụng đất lớn nhất thuộc về trang trại chăn nuôi với mức 891 triệu đồng/ha, do đặc thù của loại hình trang trại chăn nuôi, với yêu cầu về diện tích đất bằng phẳng để xây dựng chuồng trại, bên cạnh đó lại phải gần nguồn nước để thuận tiện cho việc sử lý chất thải, trong khi địa hình của huyện Phú lương phần lớn là không bằng phẳng do vậy trang trại chăn nuôi phải đầu tư nhiều vào việc thuê đất và san ủi lấy mặt bằng cho sản xuất. Trong khi, trang trại trồng cây lâu năm chỉ cần sử dụng nguồn đất sẵn có cho sản xuất mà không phải cải tạo nên chi phí cho 1ha canh tác là thấp nhất, chỉ có 16,27 triệu đồng/ha.

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là thu nhập, nguồn thu nhập cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh hệ số GO/IC, IC/ha... thì hệ số VA/IC, VA/LĐ/tháng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số trên của các trang trại huyện Phú Lương cho thấy trong các loại hình trang trại, thì loại hình trang trại chăn nuôi và sản xuất kinh doanh tổng hợp đang chiếm ưu thể về chỉ tiêu thu nhập nên sự đầu tư phát triển cho lĩnh vực nay cũng đang được chú trọng. Đối với trang trại chăn nuôi, năm 2011, bình quân mỗi trang trại chăn nuôi có thu nhập đạt 383,5 triệu

đồng, với mức thu nhập của lao động/ tháng là cao nhất đạt 1,27 triệu đồng, trong khi trang trại trồng cây lâu năm chỉ đạt 0,11 triệu đồng.

3.2.4.3. Giá trị tăng thêm của trang trại huyện Phú Lương

Tổng giá trị tăng thêm của các trang trại tạo ra năm 2011 là 8.365 triệu đồng, trong đó giá trị tăng thêm của trang trại chăn nuôi là 3.835 triệu đồng.

Năm 2011 giá trị tăng thêm bình quân 1 trang trại đạt 557,6 triệu đồng, trong đó giá trị tăng thêm của loại hình trang trại SXKD tổng hợp đạt cao nhất 906,5 triệu đồng.

Bảng 3.9. Giá trị tăng thêm trang trại huyện Phú Lƣơng năm 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Tổng

số

Loại hình trang trại Cây lâu năm, CAQ Chăn nuôi Lâm nghiệp SXKD TH

1.Giá trị tăng thêm (VA) 8.365 70 3.835 557 1.813

1.1. Nông nghiệp 7.253 32 3.835 1.296 1.2 Lâm nghiệp 524 493 31 1.3 Khác 588 38 64 486 2. Bình quân 557,6 35 383,5 557 906,5 2.1. Nông nghiệp 483,5 16 383,5 648 2.2 Lâm nghiệp 34,9 493 15,5 2.3 Khác 39,2 19 64 243

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)