Đặc điểm của các trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 60)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Đặc điểm của các trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương

3.2.3.1. Diện tích đất sản xuất của các trang trạ

Mặc dù là huyện trung du miền núi, tài nguyên đất còn phong phú, nhưng qua kết quả điều tra trang trại, thì có thể thấy nguồn quỹ đất để cho trang trại sản xuất còn quá ít.

Bảng 3.2. Quy mô diện tích của các trang trại điều tra phân theo các xã huyện Phú Lƣơng năm 2011

STT

Số lƣợng trang trại có diện tích Diện tích

bình quân (ha) Tổng số <5ha từ 5 đến <10ha ≥10ha Tổng số 15 6 7 2 4,3 1 TT Giang Tiên 2 2 2 2 TT Đu 4 1 3 1 3 Xã Động Đạt 1 1 10 4 Xã Sơn Cẩm 8 3 4 1 6

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Số lượng trang trại có diện tích dưới 5 ha chiếm 40% trong tổng số trang trại; số lượng trang trại có từ 5-10 ha chiếm 46,67% và số lượng trang trại có diện tích trên 10 ha chiếm 13,33% trong tổng số trang trại toàn huyện. Các trang trại có ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở các huyện thuộc vùng phía Nam và vùng trung tâm huyện.

3.2.3.2. Quy mô về lao động của các trang trại điều tra

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn là một trong những đóng góp tích cực của các trang trại huyện Phú Lương trong thời gian gần đây. Trong tổng số 15 trang trại, số lao động mà các trang trại sử dụng vào thời điểm cao nhất trong năm lên tới 700 người, trong đó trang trại trồng cây lâu năm là 50 người, trang trại chăn nuôi là 250, trang trại lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp 60 người, và trang trại tổng hợp là 182 người. Như vậy, ở thời điểm cao nhất, bình quân một trang trại toàn huyện có 47 lao động; theo loại hình trang trại, lao động bình quân của trang trại cây lâu năm là 25 người; trang trại chăn nuôi là 25 người/trang trại, trang trại lâm nghiệp là 30 người/trang trại; và trang trại tổng hợp là 98 người/ trang trại.

Do hoạt động của các trang trại là trồng trọt và chăn nuôi nên hoạt động này luôn gắn với chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây và con. Do đó, vệc sử dụng lực lượng lao động của các trang trại thường không ổn định, xuất phát từ thực tiễn này, lực lượng lao động của trang trại thường được chia làm hai loại là lao động thường xuyên (thường là lao động của chủ hộ gia đình) và lao động thời vụ (lao động thời vụ thường là lao động thủ công, làm công

việc giản đơn, vệ sinh chuồng trại...), trong đó lực lượng lao động thường

xuyên chiếm khoảng 70% trong tổng số lao động. Năm 2011, lực lượng lao động thường xuyên của các trang trại trên địa bàn huyện là 178 người, tập chung chủ yếu ở loại hình trang trại chăn nuôi với 125 người chiếm 70% trong tổng số lao động thường xuyên. Đối với lao động thời vụ của các trang trại ở thời điểm cao nhất là 152 người và cũng chủ yếu tập trung ở loại hình chăn nuôi với 210 người (chiếm 47,6%) và loại hình trang trại lâm nghiệp với số lao động là 83 người.

* Trình độ lao động của trang trại

- Trình độ của các chủ trang trại: Trong số 15 chủ trang trại, thì chỉ có 1 chủ trang trại có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 7 %); chủ trang trại có trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên là 2 người (chiếm 13%); chủ trang traị có trình độ sơ cấp công nhân kỹ thuật là 4 (chiếm 27%); chủ trang trại chưa qua đào tạo là 8 người (chiếm 53%).

- Trình độ lao động trang trại: Hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi của các trang trại huyện Phú lương vẫn là các hoạt động sản xuất mang đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trưng địa phương và truyền thống, do vậy các hoạt động này luôn gắn với hình thức lao động chân tay là chủ yếu nên trình độ của lao động cũng chỉ ở một mức độ nhất định và chưa có tay nghề cao. Lực lượng lao động thuê theo thời vụ chưa qua đào tạo chiếm khoảng 85 % trong tổng số; Đối với lao động thương xuyên, trình độ đại học trở lên chiếm gần 2%; trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 5%) và lao động có trình độ sơ cấp công nhân kỹ thuật và chưa qua đào tạo chiếm khoảng 90%.

- Phân theo loại hình trang trại, trình độ lao động của các trang trại chăn nuôi là tương đối đồng đều và có tỷ lệ lao động có trình độ cao hơn so với các loại hình trang trại khác. Cụ thể: Tỷ lệ lao động được đào tạo từ sơ cấp trở lên là 60%; chủ trang trại chăn nuôi được đào tạo chiếm 60 %. Trong loại hình trang trại chăn nuôi có 6 chủ trang trại có trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên.

3.2.3.3. Đất đai và sử dụng đất đai của các trang trại điều tra

Năm 2005, hệ số sử dụng đất của trang trại là 1,5 lần tăng lên 1,7 lần năm 2011. Sự gia tăng của hệ số sử dụng đất là do trang trại nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là tổ chức khuyến nông cơ sở đã đến từng trang trại hướng dẫn chủ trang trại áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất. Đối với các cây trồng dài ngày, công tác khuyến nông đã tập trung hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh và đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Một số chương trình khuyến nông đã và đang được triển khai có hiệu quả tại huyện Phú Lương như: mô hình trồng chè theo chuẩn Globalgap, mô hình trồng cây keo lai, mô hình trồng vải thiều… Những chương trình này đã cho năng suất cao hơn từ 10 – 30% so với giống cây trồng truyền thống, góp phần tăng thu nhập cho các trang trại.

Mặc dù việc khai thác và sử dụng đất của các trang trại huyện Phú Lương ngày càng có hiệu quả hơn, nhưng nhìn chung quy mô diện tích đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nông nghiệp vẫn còn nhỏ và manh mún nên đã ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá và sản xuất hàng hoá. Đây là hậu quả của việc phân chia ruộng đất mang tính bình quân (có tốt, có xấu, có gần, có xa), cùng với tâm lý của chủ trang trại với mong muốn sự an toàn, tránh rủi ro nên họ đã chọn giải pháp có nhiều thửa ruộng hơn là tập trung một chỗ, cùng với tập quán chia đất cho con sau khi kết hôn đã làm cho sự manh mún về ruộng đất có xu hướng ngày càng gia tăng. Kết quả điều tra về đất đai năm 2011 của trang trại huyện Phú Lương đã cho thấy, mức độ manh mún đất đai được phân bố như sau: Số trang trại có 1 đến 2 thửa đất tập trung ở khu vực trung tâm huyện (TT Giang Tiên và TT Đu); trang trại có từ 3 thửa đất trở lên tập trung ở các xã còn lại. Kết quả này đã cho thấy, mức độ manh mún trong việc sử dụng đất có sự phân bố không đồng đều giữa các trang trại, càng những trang trại ở những nơi có điều kiện đi lại khó khăn, mức độ manh mún của đất đai càng cao. Bên cạnh sự manh mún về đất, quy mô đất sản xuất trang trại bình quân thấp là một trong những nét nổi bật của huyện Phú Lương. Hiện nay, quy mô diện tích đất trồng cây lâu năm bình quân/ trang trại chỉ đạt 2,5 ha; trong khi diện tích đất trồng cây lâu năm bình quân/trang trại khu vực miền núi phía Bắc đạt 3,5 ha. Quy mô sản xuất nhỏ và tình trạng đất đai manh mún là một trong những trở ngại lớn hoạt động sản xuất chuyên môn hoá của trang trại, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của trang trại.

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trang trại huyện Phú Lƣơng năm 2011

(Tính BQ cho 1 trang trại)

Chỉ tiêu

Cây lâu năm, Chăn nuôi Lâm nghiệp SXKD tổng hợp

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1.Đất trồng cây lâu năm 2,5 100 0,6 100 1 100 0,6 100

- Cây CN lâu năm 1,4 56 0,5 83 0,6 60 0,5 83

- Cây ăn quả 1,1 44 0,1 17 0,4 40 0,1 17

2. Đất Lâm nghiệp 3 0,8 6,6 1,5

- Rừng trồng 1,8 0,7 6,6 1,26

3. Đất chăn nuôi 0,4 0,5 1 0,3

3.2.3.4. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại

Từ năm 2005 cho đến nay, nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án của chính phủ cho phát triển kinh tế trang trại không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Điển hình là chương trình phát triển kinh tế trang trại của Chính Phủ số 03/2000/NQ-CP, ban hành ngày 2/2/2000 với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và phát triển ngành nghề. Trong 5 năm 2005-2010 tổng số vốn được cấp là 5,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1,1 tỷ đồng từ chương trình phát triển kinh tế trang trại của Trung ương và của tỉnh.

Bên cạnh những dự án hỗ trợ, còn có các dự án khác nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại huyện Phú lương như dự án về khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với tổng vốn ngân sách trong 5 năm là 50.630.000 đồng, đã xây dựng 30 mô hình sản xuất chăn nuôi với 14 trang trại tham gia, tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật đến từng trang trại nhằm trang bị về kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông - lâm - thủy sản, về xây dựng mô hình canh tác trên đất dốc và mô hình làm kinh tế vườn nhằm từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ lao động, từng bước thay đổi tập quán canh tác, tạo điều kiện để lao động trang trại tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất và hiệu quả cây trồng, vật nuôi.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư của nhà nước cùng như nguồn vốn đầu tư của các trang trại. Tuy nhiên, qua thực trạng về việc tiếp cận và sử dụng vốn vẫn còn có một số bất cập như việc tiếp cận tín dụng ưu đãi cho trang trại vẫn có những hạn chế nhất định, thiếu các dịch vụ hỗ trợ đi kèm như: hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm; quy mô nguồn vốn vay nhỏ; ... Những lý do trên đã có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng vốn của trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.4. Vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra năm 2011

Chỉ tiêu Tổng

số

Bình quân

Cây lâu năm Chăn nuôi Lâm nghiệp SXKD tổng hợp

SL (tr. đ) Cơ cấu (%) SL (tr. đ) Cơ cấu (%) SL (tr. đ) Cơ cấu (%) SL (tr. đ) Cơ cấu (%)

1. Vốn đầu tư năm 2011 2.627 175,13 350 100 975 100 200 100 1.102 100

- Vốn vay ngân hàng 2.091 79,6 268 77 798 80 165 81,5 860 78

- Vốn tự có 545 20,4 82 23 186 20 35 17,5 242 22

2 Vốn đầu tư (2000- 2011) 26.789 175,13 2.200 100 18.540 100 1.003 100 5.046 100

2.1 Theo nguồn vốn 26.789 100 2.200 100 18.540 100 1.003 100 5.046 100

- Vốn của chủ trang trại 7.501 28 355 16 5.792 31 278 28 1.076 21

- Vốn vay ngân hàng 19.288 72 1.845 84 12.748 69 725 72 3.970 79

2.2 Theo khoản mưc đầu tư 26.789 100 2.200 100 18.540 100 1.003 100 5.046 100

- Vốn đầu tư cho TSCĐ 15.750 59 1.350 61 15.492 84 650 65 3.120 62

- Vốn đầu tư cho TSLĐ 11.039 41 850 39 3.048 16 353 35 1.926 38

3.2.3.5. Tình hình trang thiết bị máy móc của trang trại

Giống như một số huyện miều núi phía Bắc, trang trại huyện Phú Lương được hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ 20, nhưng đến thời điểm này nhìn chung hoạt động của các trang trại vẫn dựa trên các phương tiện máy móc thô sơ là chính, chưa mang tính hiện đại hóa. Theo kết quả điều tra, số lượng máy móc thiết bị của các trang trại trên địa bàn còn hạn chế. Đối với trang trại chăn nuôi, máy chế biến thức ăn gia súc toàn huyện mới có 3 chiếc, như vậy bình quân mỗi trang trại chăn nuôi chỉ có 0,4 chiếc máy; số lượng máy sấy sản phẩm của các trang trại là 3 chiếc, bình quân mỗi trang trại là 0,4 chiếc; máy bơm nước là 26 chiếc, bình quân mỗi trang trại là 2 chiếc.

3.2.3.6. Tổng hợp các ý kiến của các chủ trang trại

Qua điều tra thu thập ý kiến của các chủ trang trại huyện Phú Lương năm 2011 về kinh tế trang trại, chúng tôi thấy còn tồn tại một số vấn đề sau:

Bảng 3.5. Tổng hợp ý kiến của chủ trang trại huyện Phú Lƣơng năm 2011 ĐVT:% TT Ý kiến (nguyện vọng) TT cây lâu năm TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT SXKD tổng hợp 1 2 3 4 5 6 7 Mở rộng thị trường tiêu thụ Cung cấp thông tin thị trường Khoa học kỹ thuật

Nâng cao trình độ lao động Hỗ trợ vốn cho trang trại Đất đai cho trang trại Trợ giá giống 55 65 35 55 75 85 45 50 60 70 50 90 75 40 46 55 40 60 70 80 42 49 50 20 70 80 80 20

Từ ý kiến của các chủ trang trại ở bảng trên cho thấy: Đất đai là vấn đề mà các trang trại hiện nay có mối quan tâm lớn nhất, đặc biệt là đối với các trang trại trồng cây lâu năm và trang trại lâm nghiệp. Vốn đầu tư cho sản xuất trang trại không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng, Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế về nhu cầu vốn cho sản xuất của trang trại huyện Phú Lương đã cho thấy khoảng 80% trang trại thiếu vốn, tỷ lệ trang trại tiếp cận đến nguồn vốn của ngân hàng chính sách và ngân hàng NN&PTNT chỉ vào khoảng hơn 65%. Tại một số xã, ngân hàng chính sách xã hội thường cho vay uỷ thác qua các hội như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh. Tuy nhiên hiện nay, để bảo toàn nguồn vốn, một số đơn vị uỷ thác có xu hướng từ chối một số khoản vay vốn sản xuất có rủi ro lớn, thường rơi vào trường hợp trang trại có quy mô nhỏ. Như vậy, nỗ lực của Nhà nước nhằm giải quyết vấn đề thiếu vốn chưa thực sự hiệu quả đối với trang trại bởi nhiều lý do, trong khi trang trại có thể tiếp cận được nguồn vốn và biết cách sử dụng vốn có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 60)