Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 75 - 77)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và

để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương

Đất đai là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại. Những phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại huyện Phú Lương đã khẳng định rằng những trang trại sử dụng quỹ đất lớn như trang trại trồng cây lâu năm và trang trại lâm nghiệp hiện nay đang thiếu đất để mở rộng sản xuất. Cũng giống như các địa phương khác, đất nông, lâm nghiệp của Phú Lương hiện nay đã được giao cho các hộ gia đình. Thêm nữa, diện tích đất chưa sử dụng (chiếm tới 25% diện tích đất tự nhiên), phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác trước kia) nên các trang trại thực sự gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích đất. Đối với các xã miền núi, nơi đất rừng vẫn chưa được giao hết cho các hộ gia đình. Về

cơ bản, đất rừng cần phải được bảo vệ và phát triển theo đúng quy hoạch, tuy nhiên những hoạt động kinh tế mang tính phối hợp để đem lại lợi ích kinh tế từ lâm nghiệp là một hướng thoát nghèo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đứng trên phương diện này, đối với các xã miền núi như xã Phú Đô, Yên Trạch cần phải cho phép chủ trang trại tiếp cận đất đai và phát triển kinh tế lâm nghiệp, coi đây là một trong những biện pháp căn bản nhằm gia tăng các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại.

Hiện nay trang trại trên địa bàn huyện đang có xu hướng phát triển mạnh loại hình trang trại chăn nuôi do vậy cần chú trọng giải pháp về mở rộng diện tích đối với trang trại chăn nuôi, cụ thể như:

Khuyến khích các nông hộ chuyển một phần hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang làm chuồng trại, trồng cỏ và trồng các cây thức ăn khác để phát triển chăn nuôi.

Tạo điều kiện cho chủ trang trại được thuê đất lâu dài đầu tư xây dựng cơ sở vất chất phát triển chăn nuôi với thời gian ít nhất từ 20 đến 30 năm trở lên theo tinh thần Nghị quyết 03/2000 - NQ-CP ngày 02/02/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại.

Tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm phải là mục tiêu hàng đầu của các trang trại hiện nay nếu các trang trại muốn sản xuất có tính bền vững và phát triển, cụ thể như đối với trang trại chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng tỷ lệ quay vòng của chăn nuôi cho phù hợp song cần phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng rất cao nên áp dụng công nghệ chăn nuôi sạch để sản phẩm chăn nuôi được an toàn. Đối với trang trại trồng chè, hiện nay các kênh thông tin đã phản ánh chè bẩn ở một số địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất của các trang trại trồng chè do vậy các trang trại phải xây dựng cho mình một thương hiệu cụ thể và

mới các chuyên gia về kiểm tra chất lượng thường xuyên để khẳng định với người tiêu dùng về chất lượng chè sạch của trang trại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)