5. Bố cục của luận văn
4.1.4. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn
4.1.3. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương Phú Lương
- Không ngừng phát triển kinh tế trang trại cả về số lượng, chất lượng và quy mô nhằm phát huy được hiệu quả của đất đai và nội lực của từng vùng để tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
- Hướng việc xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từng địa phương.
4.1.4. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương Phú Lương
- Năm 2015 toàn huyện có khoảng từ 25- 30 trang trại, trong đó có đến trên 50% trang trại có vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên.
- Thu nhập bình quân của các trang trại lên trên 250 triệu đồng/trang trại/năm vào năm 2015.
- Với các vùng có diện tích nhỏ hẹp: mục tiêu phát triển chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Đối với vùng có khả năng phát triển rừng: Loại hình trang trại chủ yếu là trồng cây lâu năm hoặc lâm nghiệp, mục tiêu kinh doanh chủ yếu là nhận khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng với quy mô tương đối lớn kết hợp với chăn nuôi gia súc.
- Đối với vùng sản xuất chuyên canh hóa, vùng ven đường giao thông, thị trấn, các trung tâm cụm xã… cơ cấu sản xuất sẽ phát triển theo hướng nông sản hàng hóa gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, kinh doanh đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm hàng hóa cho thị trường.