Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 26 - 92)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2.Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở Việt Nam

Trong những năm gần đây kinh tế trang trại luôn được xác định là mũi nhọn để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân ở khu vực nông thôn, nhiều địa phương trong cả nước đã có các chính sách hỗ trợ để kinh tế trang trại phát triển và kinh tế trang trại đã phát huy mạnh trong giai đoạn đất nước ta đang dần bước vào giai đoạn kinh tế thị trường, trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trại đã đem lại hiệu quả cao cho người nông dân, giải quyết được lực lượng lao động dư thừa nhàn rỗi trong nông thôn [13]. Một trong những mặt tích cực đó là số lượng trang trại của toàn quốc phát triển khá nhanh trong những năm gần đây.

Số lượng trang trại ở nước ta tăng nhanh qua 3 năm như năm 2009 tăng 6,9% (+8.207 trang trại) so với năm 2008; năm 2010 tăng 15,4% so với năm 2009.

Bảng 1.1. Trang trại cả nƣớc phân theo vùng lãnh thổ và loại hình sản xuất năm 2010

Tổng số Trong đó Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại trồng cây lâu năm Trang trại chăn nuôi Trang trại nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp Tổng hợp Cả nước 145.880 42.613 25.655 23.558 37.142 16.912 Đồng bằng sông Hồng 23.574 276 555 10.277 5251 7215

Trung du và miền núi

phía Bắc 6108 173 1365 1926 467 2177

Bắc trung bộ và duyên

hải miền trung 21.491 5291 4381 3173 3690 4956

Tây Nguyên 8932 1300 6379 812 63 378

Đông Nam bộ 15.945 1078 9623 4089 777 378

Đồng bằng sông Cửu

Long 69.830 34.495 3352 3281 26.894 1808

Nguồn: Niên giám Tổng cục Thống kê [28]

Trong các vùng ở bảng trên ta có thể nhận thấy số lượng trang trại của vùng trung du và miên núi phía Bắc có tốc độ tăng cao, nhất là năm 2010 tăng 30,5% (1.428 trang trại). Song tại vùng này số lượng trạng trại cũng thấp nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

so với cả nước, chỉ chiếm 4,2% so với tổng số trang trại của cả nước. Năm 2010, vùng có số lượng trang trại nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 69.830 trang trại, tăng 21,5% so với năm 2009 và chiếm 47,9% trong tổng số trang trại của cả nước. Trong tổng số trang trại của cả nước, loại hình trang trại cây hành năm và nuôi trồng thủy sản vẫn phát triển ổn định và có số lượng chiếm khác cao.

Đối với vùng Trung du và miền núi phí Bắc, loại hình trang trại tổng hợp có số lượng nhiều, chiếm tới 35,64% trong tổng số trang trại của cả vùng, tiếp theo là loại hình chăn nuôi với số lượng là 1.926 trang trại, chiếm 31,53%. Với đặc thù là vùng miền núi nên số lượng trang trại cây hàng năm rất ít và đang có xu hướng ngày một giảm dần do không đảm bảo tiêu chí về diện tích đất của trang trại.

* Bài học kinh nghiệm

Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa, số lượng trang trại nhiều, quy mô nhỏ. Khi công nghiệp phát triển đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm, quy mô trang trại tăng. Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn liền với quá trình công nghiệp hóa từ thấp đến cao. Kinh tế trang trại có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp và tất cả các vùng khác nhau. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và trở thành lực lượng chủ yếu khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, kinh tế phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp, sau đó từng bước đi vào sản xuất tập trung chuyên canh lớn.

- Kinh tế trang trại có thể phát triển với nhiều hình thái khác nhau (như tư nhân, cổ phần, liên doanh...) nhưng trang trại gia đình là loại hình thích hợp và phổ biến nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai, lao động.

- Bồi dưỡng đào tạo chủ trang trại là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự thành công của kinh tế trang trại.

- Gắn trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ ngay tại nông thôn cũng như phát triển thị trường nông thôn. Đây là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy trang trại phát triển có hiệu quả.

- Phát triển các hình thức hợp tác giữa các trang trại là một yên cầu tất yếu để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trang trại.

- Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại, nhất là trong giai đoạn của công nghiệp hóa bằng các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực trạng hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương?

- Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương đến năm 2015 và chiến lược đến năm 2020?

2.2. Phƣơng pháp tiếp cận

Tiếp cận hệ thống : Cách tiếp cận n ày dựa trên những phân tích , đánh giá mối quan hệ biện chứng trong sự thay đổi của phương thức sản xuất , việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với tăng thu nhập và các lợi ích khác, giữa các tiềm năng , lợi thế của từng vùng với điều kiện kinh tế - xã hội nhằm giải quyết tốt vấn đề khai thác các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng.

Tiếp cận trực quan : Thông qua khảo sá t thực tế , mô tả, phân tích các đối tượng nghiên cứu.

Tiếp cận từ dưới-lên (bottom-up): Sử dụng phương pháp này sẽ hiệu quả do có thể tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại từ các trang trại, cho đến nhà quản lý.

Tiếp cận hệ thống: Hướng tiếp cận của luận văn đặt trọng tâm vào phân tích quá trình biến đổi của hệ thống sản xuất trang trại và tương quan mối quan hệ của sự biến đổi. Điều này đòi hỏi cần có sự phân tích tổng hợp nhiều vấn đề khác nhau trong điều kiện thực tế của huyện Phú Lương. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu luận văn, phương pháp tiếp cận hệ thống sẽ được sử dụng làm phương pháp nghiên cứu chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn vùng nghiên cứu: Đề tài chọn huyện Phú Lương làm địa bàn nghiên cứu vì đây là một vùng có diện tích đất nông lâm nghiệp lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào.... có thể khẳng định, đây là một huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại. Thêm nữa, phát triển kinh tế trang trại là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế huyện Phú Lương theo hướng sản xuất hàng hoá, mà Đại hội Đảng bộ huyện Phú lương lần thứ XVI đã đề ra..

Trong tổng số trang trại của toàn huyện, trang trại chăn nuôi chiếm tới 66,67%; trang trại SXKD tổng hợp là 2 trang trại, chiếm 13,33%, trang trại lâm nghiệp là 1 trang trại, chiếm 6,67%. Ngoài 3 loại hình trang trại trên có số lượng nhiều và sản xuất có hiệu quả, các loại hình trang trại còn lại của huyện Phú Lương có số lượng ít và đang có xu hướng giảm do không đạt tiêu chí trang trại.

Bảng 2.1. Số lƣợng và cơ cấu các loại hình trang trại của huyện Phú Lƣơng năm 2011

STT Loại hình trang trại Số lƣợng Cơ cấu theo loại hình (%)

Tổng số trang trại 15 100

2 TT cây lâu năm 2 13,33

4 TT lâm nghiệp 1 6,67

5 TT Chăn nuôi 10 66,67

6 TT SXKD tổng hợp 2 13,33

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2011

Các trang trại huyện Phú Lương có sự phân bố không đồng đều, phần lớn các trang trại tập trung ở vùng phía Nam huyện Phú Lương do khu vực này có điều kiện sản xuất kinh doanh phù hợp với trang trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2. Thu thập thông tin số liệu

Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp (thông tin, số liệu đã công bố) Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp (thu thập số liệu mới)

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Để thu thập số liệu thứ cấp, tiến hành ghi chép các số liệu có sẵn từ sổ sách, văn bản, tài liệu ở cơ sở liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các sách báo, tạp chí chuyên ngành, các nghị định, chỉ thị, chính sách của Nhà nước có liên quan đến vấn đề trang trại, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các trang web, các số liệu và các báo cáo đánh giá, tổng kết của phòng Nông nghiệp, Chi cục Thống kê huyện, của các xã, thị trấn. Các số liệu thứ cấp được thu thập trong đề tài này là các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương như khí hậu, đất đai, dân số… Các số liệu thứ cấp được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu đều nêu lên những thông tin chung nhất về địa bàn nghiên cứu và khái quát về phát triển trang trại huyện Phú Lương năm 2009-2011.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là số liệu được thu thập trực tiếp ban đầu từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được thu thập từ các chủ trang trại trên địa bàn huyện Phú lương. Nguồn số liệu này được sử dụng trong giai đoạn tiến hành phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại. Thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra được lập sẵn. Phiếu điều tra trang trại được chuẩn bị trước, bao gồm các nội dung:

- Những thông tin chung về trang trại như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, loại hình trang trại, năm thành lập, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị tư liệu sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại như việc sử dụng các nguồn lực đầu vào của trang trại (vốn, kỹ thuật, lao động, nguyên vât liệu). Các khoản chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khoản thu nhập...

- Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ trang trại. Sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề trang trại, các chính sách của Đảng và Nhà nước về trang trại.

2.3.3. Phương pháp phân tích

* Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp được áp dụng

cho nhiều phần của luận văn bao gồm việc phân tích và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu nhằm đưa ra các vấn đề và câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp này cũng được áp dụng để đánh giá xu hướng phát triển hiệu quả kinh tế trang trại, từ đó khái quát hoá thành những vấn đề chung, xu thế chung. Qua đó suy luận và đưa ra các nhận định về các vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích so sánh: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, áp dụng phương pháp này cần đảm bảo điều kiện: Thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các biến đổi theo thời gian và không gian đối với các tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Để đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại, luận văn sẽ sử dụng bộ số liệu trong Niên giám Thống kê huyện Phú Lương từ năm 2009- 2011. Phương pháp phân tích thống kê mô tả sẽ được sử dụng để nghiên cứu trong nội dung này.

* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA): Được tiến hành tại

địa bàn nghiên cứu thông qua quan sát thực tế, phỏng vấn chủ trang trại và cán bộ địa phương để thu thập thông tin khác về trang trại và tình hình địa phương, từ đó nắm bắt một cách tương đối những thông tin về thị trường, giá cả, nguồn nhân lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Phương pháp chuyên khảo: Được dùng trong nghiên cứu toàn diện và chi tiết các trang trại và các mối quan hệ trong quá trình sản xuất có hiệu quả của các trang trại. Từ đó, làm căn cứ cho việc đánh giá tiềm năng và định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường.

* Phương pháp chuyên gia: Là việc tranh thủ ý kiến đóng góp của các

chuyên gia (những người am hiểu về trang trại), thông qua tài liệu nghiên cứu và ý kiến trực tiếp của họ trong đánh giá cũng như đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho các trang trại huyện Phú Lương. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo được dùng trong giai đoạn phân tích thực trạng sản xuất của các trang trại và giai đoạn đầu của việc lựa chọn để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sản xuất của trang trại.

- Phương pháp thống kê mô tả: Với phương pháp này, đề tài sử dụng các

số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh, đánh giá và rút ra nhận xét về đặc điểm và xu hướng phát triển của các trang trại ở huyện Phú Lương.

- Phương pháp phân tổ: Phân tổ là phân chia các trang trại có cùng

phương hướng sản xuất, cùng lợi thế giống nhau vào các tổ hoặc theo một tiêu thức nào đó như quy mô diện tích, loại hình trang trại, vốn… Trên cơ sở đó, đánh giá, so sánh xem trang trại nào có hiệu quả sản xuất tốt hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại. Từ đó, đề ra các biện pháp tác động phù hợp với từng loại hình trang trại, từng nhóm trang trại.

* Phương pháp Ma trận SWOT

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, Chủ đề phân tích SWOT cần được mô tả chính xác để những người khác có thể thực hiện tốt quá trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh giá và ẩn ý của kết quả phân tích.

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất?

Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 26 - 92)