Luật áp dụng cho hình thức của hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 54)

Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài của các bên giao kết hợp đồng. Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết được nội dung của hợp đồng đã được xác lập. Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng, nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm dân sự khi có vi phạm hợp đồng xảy ra [2, tr. 14]. Trong tư pháp quốc tế, cũng giống như vấn đề năng lực chủ thể, hình thức của hợp đồng không được các điều ước quốc tế về thương mại quy định. Khoản 2 Điều 5 Công ước La-hay năm 1955 khẳng định rõ: “Công ước không áp dụng đối với hình thức của hợp đồng”. Vấn đề này chủ yếu được quy định trong pháp luật quốc gia. Điều này cũng xuất phát từ hiệu lực của pháp luật trên lãnh thổ của một quốc gia: các hợp đồng, giao dịch phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định được pháp luật quốc gia thừa nhận thì mới có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo vệ như bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; đối với các loại hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 10 Luật Hợp đồng Trung Quốc, Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 24 và Điều 27 Luật Thương mại năm 2005). Trường hợp các bên chủ thể không tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng thì hợp đồng của họ có thể bị coi là vô hiệu (theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2005) và quyền lợi của các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thành tựu của công nghệ tin học, truyền thông được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn thì một hình thức giao dịch mới được hình thành - giao dịch điện tử, kéo theo đó là một hình thức hợp đồng mới ra đời - hợp đồng điện tử (hợp đồng được giao kết thông

qua phương tiện điện tử). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu cũng được coi là giao dịch bằng văn bản. Trong hoạt động thương mại, theo quy định tại Điều 15 Luật Thương mại năm 2005, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Để cụ thể hóa vấn đề này, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã dành một chương (Chương IV từ Điều 33 đến Điều 38) quy định về hợp đồng điện tử [23]. Theo đó, các bên chủ thể có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng (Khoản 1 Điều 35). Hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp lý như các hợp đồng được giao kết bằng phương thức truyền thống, có giá trị như hợp đồng dưới hình thức văn bản, có giá trị như bản gốc và có giá trị làm chứng [3, tr. 28].

Trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài, việc xác định luật điều chỉnh đối với hình thức của hợp đồng cũng được pháp luật tư pháp các nước (trong đó có cả pháp luật Việt Nam) quy định tương đối thống nhất. Nguyên tắc chung của việc xác định luật áp dụng cho hình thức của hợp đồng là dựa vào nơi giao kết hợp đồng. Bộ luật Dân sự Liên bang Nga quy định: “hình thức của giao dịch sẽ được điều chỉnh bởi luật nơi giao kết” (Khoản 1 Điều 1209). Pháp luật một số nước khác như Anh, Pháp, Mỹ và các nước Đông Âu cũng quy định áp dụng pháp luật của nước nơi ký kết hợp đồng [8, tr. 73]. Phù hợp với pháp luật các nước, Khoản 1 Điều 770 Bộ luật Dân sự năm 2005 của Việt Nam quy định: “hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.

Mặc dù “áp dụng pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng” là nguyên tắc cơ bản, nổi trội trong việc xác định luật áp dụng cho hình thức của hợp

đồng thương mại quốc tế, nhưng nguyên tắc này chỉ áp dụng cho các hợp đồng liên quan đến động sản. Đối với những hợp đồng mà đối tượng của hợp đồng là bất động sản thì pháp luật tư pháp quốc tế các nước đều quy định một nguyên tắc khác để xác định pháp luật điều chỉnh đối với hình thức của nó - đó là áp dụng pháp luật nơi có bất động sản. Ví dụ: Khoản 3 Điều 1209 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga quy định: “hình thức của giao dịch liên quan đến bất động sản sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có bất động sản”. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định tương tự, cụ thể: theo quy định tại Khoản 2 Điều 770 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam (là pháp luật nơi có bất động sản). Việc quy định nguyên tắc này cũng xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với các tài sản có trên lãnh thổ quốc gia đó. Việc giao dịch, mua bán những tài sản là bất động sản gắn liền với lãnh thổ một quốc gia phải được quốc gia đó ghi nhận và bảo vệ. Chính vì vậy, pháp luật các nước không quy định cho phép các chủ thể tham gia hợp đồng được quyền lựa chọn luật áp dụng đối với hình thức của những loại hợp đồng này mà buộc các chủ thể khi ký kết hợp đồng phải tuân thủ theo hình thức nhất định do pháp luật của quốc gia đó quy định.

Như vậy, qua các phân tích trên cho thấy, việc xác định luật áp dụng cho hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được pháp luật các nước trên thế giới, trong đó có pháp luật Việt Nam quy định tương đối thống nhất. Đối với những hợp đồng liên quan đến động sản thì hình thức của hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi giao kết, còn đối với hợp đồng liên quan đến bất động sản thì hình thức hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản. Tự do thỏa thuận là một trong những

nguyên tắc quan trọng trong giao kết hợp đồng, điều này có nghĩa các bên được phép lựa chọn hình thức thích hợp khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch hợp đồng giữa các bên cũng như để bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích công cộng, pháp luật đòi hỏi chủ thể giao kết hợp đồng phải tuân thủ theo những hình thức nhất định. Điều này không có nghĩa pháp luật “tước” đi quyền tự do lựa chọn hình thức cho hợp đồng của các chủ thể mà quyền tự do của các chủ thể được thực hiện trong “giới hạn pháp luật”, tức là đối với những loại hợp đồng mà pháp luật quy định có nhiều hình thức giao kết như bằng lời nói, bằng văn bản (văn bản giấy hoặc hợp đồng điện tử) hoặc bằng hành vi cụ thể và các hình thức này đều có giá trị pháp lý như nhau thì các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận lựa chọn một trong các hình thức đó để áp dụng cho hợp đồng của mình. Ngược lại, đối với những hợp đồng mà pháp luật quy định cụ thể hình thức của hợp đồng, ví dụ:

Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005), thì các chủ thể khi ký kết hợp đồng buộc phải tuân theo mà không có sự lựa chọn. Đây là xu hướng chung của pháp luật hợp đồng nhiều nước trên thế giới [2, tr. 18].

Một phần của tài liệu Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)