Vai trò của luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 28 - 31)

quy định [8, tr. 72].

Như vậy, xét một cách tổng quát, cách hiểu về luật áp dụng của các chuyên gia tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm là chọn luật áp dụng chính là việc chỉ ra một hệ thống pháp luật được dùng để điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể. Việc chọn luật áp dụng có thể được thực hiện bởi các bên tham gia hợp đồng, nhưng cũng có thể do cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài) quyết định (trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc không thống nhất được với nhau về luật áp dụng cho quan hệ giữa họ) trên cơ sở quy định của pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế.

1.2.2. Vai trò của luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là loại hợp đồng có liên quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và chịu sự điều chỉnh của pháp luật tư pháp quốc tế. Về nguyên tắc, các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận, tự do ý chí trong giao kết hợp đồng kể cả việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng của mình - luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, nguyên tắc tự do ý chí trong hợp đồng cũng có giới hạn và pháp luật quốc gia quy định về giới hạn đó. Trên thực tế, mặc dù các bên có quyền tự do giao kết hợp đồng nhưng quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh thương mại quốc tế cũng luôn bị điều chỉnh bởi khuôn khổ của một hay nhiều hệ thống pháp luật nhất định. Không có hợp đồng nào nằm ngoài hay không bị điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật nhất

định, không có “hợp đồng không luật” do việc mua bán hàng hóa quốc tế luôn là đối tượng điều chỉnh, quản lý của các quốc gia có chủ quyền [43, tr. 54]. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau điều chỉnh vấn đề hợp đồng, do đó, mỗi hệ thống pháp luật khác nhau điều chỉnh hợp đồng có thể sẽ làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể một cách khác nhau.

Mặt khác, luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có giá trị định hướng cho việc ký kết, thực hiện hoặc giải thích hợp đồng. Mặc dù các bên đã cố gắng thỏa thuận một hợp đồng toàn diện và chi tiết nhất nhưng trên thực tế điều này rất khó xảy ra vì nó sẽ gây cho doanh nghiệp tốn kém về chi phí, thời gian và xuất phát từ thói quen đơn giản, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Do đó, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không đầy đủ về các điều khoản của hợp đồng thì luật áp dụng cho hợp đồng sẽ được dùng để giải thích các vấn đề đó, giúp các bên thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất. Theo quan điểm của Thạc sỹ Bùi Thị Thu, có thể coi luật áp dụng cho hợp đồng là một hành lang pháp lý an toàn, bảo đảm khả năng dự liệu trước mọi tình huống có thể phát sinh trong tương lai, tránh rủi ro, thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra [43, tr. 54-55]. Với cách hiểu như vậy, luật áp dụng có vai trò bảo đảm tính hợp pháp của các thỏa thuận, đồng thời “lấp chỗ trống” trong thỏa thuận hợp đồng giữa các bên. Chính vì vậy, việc quan tâm tới vấn đề luật áp dụng để bảo đảm tính hợp pháp của các thỏa thuận hợp đồng là một nội dung quan trọng trong giao kết hợp đồng, bởi lẽ nếu các bên không am hiểu pháp luật áp dụng cho hợp đồng thì rất có thể xảy ra khả năng hợp đồng bị vô hiệu ngay từ khi ký kết và khi đó mọi nỗ lực đàm phán, thương thuyết của các bên đều không có giá trị.

Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ vì luật áp dụng có vai trò to lớn hơn thế, nhất là trong quá trình giải quyết tranh chấp. Về mặt pháp lý, việc xác định

luật áp dụng cho hợp đồng không chỉ là cơ sở ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể của hợp đồng đối với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nó còn là căn cứ pháp lý quan trọng, tiên quyết để cơ quan tài phán áp dụng nhằm xác định trách nhiệm của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này có nghĩa, khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc liên quan đến hợp đồng thì các cơ quan tài phán trước tiên phải xem xét đến các yếu tố pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng như năng lực chủ thể, hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng; xem xét đến thỏa thuận giữa các bên về việc chọn luật áp dụng cho hợp đồng; trường hợp các bên không bày tỏ hoặc bày tỏ không rõ ràng về vấn đề này thì cơ quan tài phán sẽ chọn một hệ thống pháp luật cụ thể dựa trên những nguyên tắc của tư pháp quốc tế để áp dụng giải quyết tranh chấp.

Điều này cho thấy, việc xác định luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hiểu biết về luật đó là hết sức cần thiết cho các bên hợp đồng. Trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, ngoài những điều khoản cơ bản của hợp đồng như đối tượng của hợp đồng, giá cả, phương thức thanh toán,… các bên cần chủ động thỏa thuận thêm điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng. Bên cạnh đó, các bên cũng cần thoả thuận việc chọn cơ quan giải quyết tranh chấp thích hợp cho việc áp dụng luật mà mình lựa chọn nhằm bảo đảm lợi ích cho các bên tham gia quan hệ đó (mặc dù việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng không là nội dung nghiên cứu trực tiếp ở đây nhưng là vấn đề có liên quan tới việc chọn luật áp dụng). Đối với các đối tác kinh doanh quốc tế nhiều kinh nghiệm thì họ bao giờ cũng nhìn thấy sự cần thiết phải xác định luật áp dụng cho các hợp đồng của mình ngay từ khi đàm phán, thương lượng xây dựng hợp đồng. Nhưng trên thực tế cũng có không ít các doanh nhân không để ý tới vấn đề

luật áp dụng cho hợp đồng hoặc nếu có quan tâm thì chỉ ở mức độ hạn chế, thậm chí có những trường hợp còn thỏa thuận áp dụng luật của quốc gia mà họ hoàn toàn không hiểu biết. Việc không quan tâm đúng mức tới vấn đề luật

Một phần của tài liệu Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)