bên, điều ước quốc tế hoặc tập quán thương mại quốc tế. Ví dụ: Thương nhân Thái Lan và thương nhân Nhật Bản có thể thỏa thuận về việc lựa chọn pháp luật của Anh (là pháp luật nước ngoài đối với cả hai bên) hoặc họ có thể lựa chọn điều ước quốc tế (ví dụ như Công ước Viên năm 1980) hoặc tập quán thương mại quốc tế (như INCOTERMS 2000) để điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán của mình.
1.1.3. Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hoá trong thƣơng mại quốc tế quốc tế
Hiện nay, cùng với việc tăng trưởng không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đang tăng đáng kể. Một ví dụ tiêu biểu là sau 5 năm triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam liên quan đến Hoa Kỳ gia tăng mạnh mẽ (tăng gần 10 lần), tính đến ngày 01/6/2006, số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam liên quan đến Hoa Kỳ là 1.051 triệu USD [50, tr. 92]. Về cán cân thương mại giữa hai nước, đặc biệt là giá trị thặng dư thương mại hai chiều của Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng nhanh chóng. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), giá trị thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng từ khoảng 600 triệu USD lên khoảng 7,5 tỷ USD từ năm 2001 đến 2006; theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, giá trị thặng dư thương mại tăng từ khoảng 650 triệu USD lên khoảng 6,8 tỷ USD trong cùng thời kỳ [50, tr. 71].
Trong hoạt động thương mại quốc tế, các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chiếm giá trị, tỷ trọng khá lớn. Thực tế, hợp đồng mua bán hàng hóa là phương thức bảo đảm an toàn cho giao dịch thương mại, là cam kết, giao
kèo, “luật tư” giữa các bên nhằm ràng buộc các bên về hầu hết các vấn đề (trừ các vấn đề pháp luật cấm), trong đó, thỏa thuận của các bên có giá trị ưu tiên áp dụng đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò là phương tiện vạn năng trong việc đưa hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Hợp đồng mua bán hàng hóa là hình thức phân phối sản phẩm chủ yếu trong cả quá trình chu chuyển giá trị thặng dư đã được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, gắn sản xuất với lưu thông, phân phối với tiêu dùng. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, để chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng, hàng loạt các hoạt động dịch vụ như vận chuyển hàng hóa, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thanh toán và bảo lãnh thanh toán tiền hàng,… cũng được thực hiện dựa trên nền tảng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dù ở phạm vi trong một nước hay với khách hàng nước ngoài, thường kèm theo các điều kiện về vận chuyển, thanh toán, tín dụng; trong nhiều trường hợp, còn phải kèm theo các dịch vụ hậu mãi, các điều kiện bảo hành hoặc chuyển giao công nghệ có đào tạo kỹ thuật,…
Trong các nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hình thức pháp lý chủ yếu của lưu thông hàng hóa - tiền tệ. Không những vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn góp phần dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra, giúp các bên tham gia có căn cứ thực hiện hợp đồng một cách ổn định. Đồng thời, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng góp phần loại bỏ những bất đồng, tranh chấp về cách hiểu, giải thích thỏa thuận giữa các bên. Mặc dù hiện nay niềm tin giữa các đối tác có ý nghĩa quan trọng trong việc mua bán hàng hoá nhất là giữa các đối tác có quan hệ truyền thống, nhưng hợp đồng vẫn luôn là một hình thức phổ biến, an toàn và hiệu quả không chỉ đối với giao dịch thương mại trong