Các nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 31 - 41)

quả bất lợi hoặc những khó khăn không cần thiết cho các chủ thể tham gia hợp đồng và nhiều khi họ phải “trả giá” cho sự thiếu quan tâm đúng mức này.

1.2.3. Xác định luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hóa quốc tế

1.2.3.1. Các nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức pháp lý của quan hệ thương mại quốc tế nên chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật thương mại quốc tế. Theo PGS.TS. Nguyễn Bá Diến và PGS.TS. Nguyễn Thị Mơ, các nguồn luật chủ yếu điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế bao gồm các điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế và pháp luật quốc gia về thương mại mỗi nước [11, tr. 242; 26, tr. 45]. Ngoài việc áp dụng các nguồn luật trên, thực tế thương mại quốc tế cho thấy, các án lệ thương mại cũng được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế.

Nguồn luật thứ nhất: Điều ƣớc quốc tế

Các điều ước quốc tế về thương mại là nguồn luật đầu tiên điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế. Bởi lẽ, điều ước quốc tế là “văn bản thỏa thuận quốc tế do các quốc gia ký kết và được điều chỉnh bởi luật quốc tế” (Điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước) [64]. Điều ước quốc tế chính là sự thể hiện ý chí một cách thống nhất giữa các quốc gia và trở thành “luật chung” trong hoạt động thương mại quốc tế. Áp dụng

điều ước quốc tế sẽ tránh được việc phải xem xét đến các quy định của pháp luật quốc gia - những quy định hàm chứa các quy phạm xung đột. Việc áp dụng điều ước quốc tế có thể được thực hiện trực tiếp ở các quốc gia (ví dụ: Hoa Kỳ, Singapore) nhưng cũng có thể được các quốc gia nội luật hóa các quy định của điều ước và ưu tiên áp dụng quy định của điều ước trong trường hợp pháp luật quốc gia có quy định khác với quy định của điều ước quốc tế (ví dụ: Việt Nam). Vì vậy, để thống nhất việc áp dụng pháp luật và giải quyết việc chọn luật áp dụng khi có xung đột pháp luật, trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã tiến hành đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế, trong đó có vấn đề luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các điều ước quốc tế quan trọng quy định về vấn đề này gồm có:

Thứ nhất, Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế được ký kết tại Viên (Áo) ngày 11/4/1980, có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 - gọi tắt là Công ước Viên năm 1980. Công ước này chỉ áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng tiêu dùng, tàu thủy, máy bay, điện, các giao dịch chứng khoán và các giao dịch trong đó phần dịch vụ chiếm chủ yếu) giữa các chủ thể tham gia hợp đồng thuộc quốc gia thành viên Công ước, hoặc chỉ có một bên thuộc quốc gia phê chuẩn Công ước nhưng quy phạm xung đột về luật điều chỉnh dẫn chiếu tới việc áp dụng luật của quốc gia này. Công ước này định ra những nguyên tắc thống nhất điều chỉnh việc thiết lập, thực hiện và giải quyết các vi phạm, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Các bên có thể thoả thuận không áp dụng Công ước hoặc chỉ áp dụng một phần các quy định của Công ước sau khi tranh chấp đã phát sinh hoặc tại toà án.

Thứ hai, Công ước về Luật áp dụng đối với Mua bán Hàng hoá Quốc tế được ký kết tại La-hay (Hà Lan) ngày 15/6/1955 - gọi tắt là Công ước La-hay năm 1955. Theo Công ước này, việc mua bán hàng hoá quốc tế được điều chỉnh bởi luật quốc gia do các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên không có sự thống nhất về luật áp dụng thì luật của quốc gia nơi người bán thường trú vào thời điểm nhận được đơn đặt hàng sẽ được áp dụng, trừ các trường hợp ngoại lệ. Đặc biệt, theo quy định tại Điều 7 Công ước: “các quốc gia ký kết đồng ý chuyển hóa các quy định của Công ước này vào luật của từng quốc gia”. Điều này có nghĩa, các quốc gia thành viên của Công ước có nghĩa vụ chuyển hoá vào pháp luật quốc gia của mình hay nói cách khác là nội luật hoá các quy định của Công ước.

Thứ ba, Công ước về Luật áp dụng đối với các Nghĩa vụ Phát sinh từ Hợp đồng được ký kết tại Rome (Italia) ngày 19/6/1980 - gọi tắt là Công ước Rome năm 1980. Các quy định của Công ước được áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng liên quan đến trường hợp hợp đồng có thể được điều chỉnh theo pháp luật của các quốc gia khác nhau. Theo đó, nguyên tắc chung là các bên có thể chọn luật áp dụng cho toàn bộ hoặc một phần của hợp đồng và được ghi rõ trong hợp đồng hoặc tuỳ theo hoàn cảnh thực tế của vụ việc; trường hợp các bên không chọn luật áp dụng thì hợp đồng được điều chỉnh bởi luật của quốc gia mà nó có mối quan hệ gắn bó nhất.

Nguồn luật thứ hai: Tập quán thƣơng mại quốc tế

Các tập quán thương mại quốc tế đã được hình thành từ rất lâu trong các quan hệ thương mại quốc tế và có thể trở thành nguồn luật điều chỉnh đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Việc áp dụng tập quán quốc tế được thực hiện theo hai cách: (1) pháp luật quốc gia có quy định về việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế; (2) các bên tham gia quan hệ hợp đồng

mua bán hàng hoá quốc tế thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế để điều chỉnh đối với hợp đồng của mình. Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng với điều kiện tập quán đó không trái với trật tự công cộng hoặc các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia mà các bên có quốc tịch.

Trong số các tập quán thương mại quốc tế phổ biến được áp dụng thì “Các Điều kiện Thương mại Quốc tế” (INCOTERMS) do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành và “Quy tắc và Thực hành Thống nhất về Tín dụng Chứng từ” (UCP) do Phòng Thương mại Quốc tế công bố là những tập quán quốc tế được áp dụng rộng rãi hơn cả.

Từ năm 1936 với mục đích cung cấp một tập hợp những quy tắc quốc tế về những điều kiện thương mại thông dụng trong thương mại quốc tế, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC tại Paris) đã ban hành “Các Quy tắc Chính thức để Giải thích các Điều kiện Thương mại” (Official Rules for the Interpretation of Commercial Terms), viết gọn là “Các Điều kiện Thương mại Quốc tế” (International Commercial Terms), được mã hóa là INCOTERMS. INCOTERMS quy định 13 điều kiện thương mại quốc tế, phản ánh thực tiễn thương mại quốc tế và cung cấp cho các bên sự tự do lựa chọn về giới hạn trách nhiệm trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Kể từ khi ra đời, INCOTERMS đã giữ vai trò to lớn trong hoạt động thương mại quốc tế. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, kể từ lần đầu tiên được ban hành năm 1936, INCOTERMS đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần tiếp theo vào các năm 1953, 1980, 1990, 2000 và tương ứng với đó là các phiên bản INCOTERMS 1936, INCOTERMS 1953, INCOTERMS 1980, INCOTERMS 1990 và INCOTERMS 2000. Các phiên bản này có giá trị áp dụng khi các bên thoả thuận áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế.

Bản “Quy tắc và Thực hành Thống nhất về Tín dụng Chứng từ” (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits), thường được gọi là UCP, được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC tại Paris) công bố lần đầu tiên vào năm 1933 và đã được sửa đổi vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993 và lần gần đây nhất là vào năm 2003 (UCP 600). Sự ra đời của UCP đã làm giảm sự bất đồng do mỗi quốc gia cố gắng áp dụng một quy tắc riêng về thư tín dụng và đã đạt được mục tiêu là tạo ra một bộ quy tắc hợp đồng, từ đó thiết lập sự thống nhất trong thực hành tín dụng chứng từ để các nhà thực hành không phải đối phó với sự xung đột pháp luật không đáng có giữa các quốc gia. UCP đã được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà thực hành ở các nước có hệ thống kinh tế và pháp luật khác rất khác biệt [46, tr. 5]. UCP mang tính quy phạm tuỳ nghi, điều này có nghĩa là khi muốn áp dụng UCP thì các bên tham gia hợp đồng phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng hoặc phải có dẫn chiếu một cách rõ ràng về việc áp dụng.

Ngoài các tập quán thương mại quốc tế nêu trên, trên thế giới còn tồn tại rất nhiều các tập quán thương mại có tính chất chuyên ngành như các tập quán trong mua bán bông, gạo,…

Nguồn luật thứ ba: Pháp luật quốc gia

Pháp luật quốc gia là hệ thống pháp luật quan trọng trong tư pháp quốc tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Pháp luật quốc gia là ý chí của quốc gia đối với vấn đề được pháp luật điều chỉnh. Chính vì vậy, pháp luật mỗi quốc gia trên cơ sở thể chế chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, điều kiện phát triển,… quy định về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo cách thức và với nội dung riêng.

Ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (common law) pháp luật quốc gia về thương mại bao gồm các quy định được ghi nhận chủ yếu trong các án lệ, tập quán pháp và trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Ví dụ: tại Hoa Kỳ, án lệ có giá trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật thương mại nói riêng. Pháp luật thương mại Hoa Kỳ, trước hết là tập hợp đồ sộ của các án lệ của 50 bang, đồng thời, hiện nay pháp luật Hoa Kỳ cũng thiên về xu hướng “pháp điển hóa” các hoạt động thương mại dưới dạng văn bản mà biểu hiện cụ thể của nó chính là Bộ luật Thương mại Thống nhất - U.C.C (Uniform Commercial Code) được cả 50 bang thông qua vào năm 1970. Bộ luật này được coi là đạo luật cơ bản cho các quan hệ thương mại của Hoa Kỳ, bao gồm cả các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, hàng năm, thông qua quá trình xây dựng pháp luật, Quốc hội Hoa Kỳ cũng thông qua các đạo luật để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội và các vấn đề liên quan đến quốc tế, trong đó có cả lĩnh lực thương mại quốc tế. Các đạo luật này được một cơ quan thuộc bộ máy của Hạ nghị viện (the Office of the Law Revision Counsel) gồm các luật gia do Nhà nước trả lương tập hợp lại theo những nguyên tắc nhất định thành các bộ tổng tập pháp luật (US Codes) về từng lĩnh vực và được cập nhật thường xuyên, xuất bản lại sau 6 năm (bản điện tử được cập nhật sau 18 tháng), kể từ khi luật được Quốc hội thông qua [1]. Các bộ tổng tập pháp luật này cùng với Bộ luật Thương mại Thống nhất và tập hợp các án lệ thương mại đã trở thành nguồn pháp luật quốc gia quan trọng điều chỉnh các quan hệ thương mại của Hoa Kỳ.

Ở các quốc gia theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa (civil law), pháp luật quốc gia về thương mại được thể hiện dưới hình thức hệ thống các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (chủ yếu là các đạo

luật về dân sự, thương mại). Ví dụ: tại Pháp, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan của Nhà nước ban hành, nhưng trong đó nổi bật nhất là Bộ luật Dân sự năm 1804 và Bộ luật Thương mại năm 1807. Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sẽ chịu sự điều chỉnh của những quy định về mua bán trong Bộ luật Dân sự năm 1804, còn hợp đồng mua bán hàng hóa với mục đích kinh doanh, thu lợi nhuận thì một mặt vẫn chịu sự điều chỉnh của những nguyên tắc về mua bán hàng hóa trong Bộ luật Dân sự, mặt khác chịu sự điều chỉnh riêng có về vấn đề thương mại của Bộ luật Thương mại năm 1807 [26, tr. 145-146]. Tại Trung Quốc, ngoài các quy định chung trong hệ thống pháp luật điều chỉnh những vấn đề về hợp đồng được ghi nhận trong “Các quy định chung của Luật Dân sự” và các văn bản pháp luật khác, người ta còn xây dựng Luật Hợp đồng được Quốc hội thông qua ngày 15/03/1999 gồm 23 chương quy định về các vấn đề chung nhất của hợp đồng (như ký kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,…) và các loại hợp đồng cụ thể, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, các văn bản dưới luật cũng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Trung Quốc ban hành nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật như “Quy định về những vấn đề liên quan đến luật áp dụng trong việc xét xử các tranh chấp có liên quan đến hợp đồng dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài” do Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành.

Nguồn luật thứ tƣ: Án lệ về thƣơng mại

Các quy tắc pháp luật hình thành từ thực tiễn xét xử của tòa án được gọi là án lệ hay tiền lệ pháp. Tại các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (common law), các tòa án thường sử dụng phán quyết của tòa án đã được công bố để làm khuôn mẫu áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp tương tự.

Các án lệ thường được tập hợp và hệ thống hoá thành các tuyển tập giúp cho các luật sư, quan tòa, các nhà nghiên cứu pháp luật trong việc tìm hiểu và áp dụng một cách dễ dàng, thuận tiện. Ngay tại các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa - các nước có hệ thống pháp luật thành văn, mặc dù không chính thức được coi là nguồn luật áp dụng nhưng việc công nhận và sử dụng các phán quyết của tòa án cũng như thừa nhận vai trò tích cực của các án lệ đang có xu hướng gia tăng. Chẳng hạn, Pháp không coi án lệ là nguồn luật áp dụng nhưng trên thực tế án lệ đã có những ảnh hưởng nhất định. Khi nhận xét về vị trí của án lệ trong hệ thống nguồn luật, một luật sư nổi tiếng của Pháp cho rằng, “án lệ” đã trở thành một trong những luật quan trọng ở Pháp ngay cả khi các Thẩm pháp không được phép được ra những hướng dẫn chung và ngay cả chính khi các phán quyết đó chỉ có giá trị pháp lý đối với vụ án cụ thể mà thôi [12, tr. 40]. Xu hướng công nhận án lệ là một nguồn luật áp dụng cũng được thể hiện trong pháp luật của Đức, Tây Ban Nha và mở rộng ra cả các nước Châu Mỹ - Latinh (điển hình là Mê-xi-cô) và các nước Đông Á (trừ In-đô-nê-xia) mặc dù đó chỉ được coi là nguồn luật không chính thức và được áp dụng ở các mức độ khác nhau [12, tr. 40-43]

1.2.3.2.Căn cứ xác định luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ghi nhận ở nhiều điều ước quốc tế như Công ước La-hay năm 1955 (Điều 2, Điều 3), Công ước Rome năm 1980 (Điều 3, Điều 4). Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nguyên tắc này cũng được thừa nhận và quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể như: Bộ luật Dân sự Liên bang Nga (Mục VI Phần III), Luật về các Quy tắc chung của việc áp dụng luật trong tư pháp quốc tế của Nhật Bản (Điều 7, Điều 8), Luật Hợp đồng của Trung Quốc năm 1999

Một phần của tài liệu Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 31 - 41)