5. Kết cấu của luận văn
3.3.1 Kiến nghị với Agribank
Để Chi nhánh có thể thực hiện tốt các giải pháp nêu trên cần phải có sự hỗ trợ của Agribank bởi vì có những giải pháp Chi nhánh không thể thực hiện được với nội lực vốn có của mình, cần phải có sự hỗ trợ từ Hội sở chính. Những giải pháp hỗ trợ đó là:
- Xây dựng các văn bản, quy định, quy trình liên quan đến việc thực hiện các SPDV ngân hàng theo hướng đơn giản hóa, dễ thực hiện, đảm bảo quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Hoàn thiện các quy trình giao dịch, xử lý công việc liên quan đến các phòng ban một cách khoa học, giảm thiểu các thủ tục rườm rà, mất thời gian cho khách hàng.
- Nghiên cứu triển khai nhiều SPDV ngân hàng mới trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chi nhánh cấp dưới, tiến hành khảo sát độc lập khách hàng và các đối thủ cạnh tranh để đưa ra được các SPDV tiên phong đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất. Thiết kế các gói SPDV tiện ích có tính liên kết với nhau, ưu đãi lãi suất, phí khi khách hàng sử dụng trọn gói SPDV. Đồng thời cập nhật thường xuyên thông
tin về các SPDV, biểu phí dịch vụ của ngân hàng qua Website của Agribank để bất cứ khách hàng nào cũng có thể dễ dàng tìm hiểu về các SPDV tiện ích của ngân hàng và thấy được mức phí cạnh tranh của ngân hàng.
- Mở rộng quyền tự chủ cho các chi nhánh trong việc phát triển SPDV ngân hàng: + Các ngân hàng nằm trên địa bàn khác nhau sẽ có ưu thế phát triển các loại SPDV khác nhau. Agribank nên đưa ra định hướng và cho phép các chi nhánh được phát triển các SPDV theo khả năng và điều kiện của từng chi nhánh.
+ Tại những địa bàn có nhiều khu công nghiệp tập trung, để thu hút khách hàng sử dụng chọn gói các SPDV của Agribank, trước mắt Agribank cấp trên cần tạo điều kiện cân đối vốn để Chi nhánh tiếp cận khách hàng, đầu tư tín dụng, tạo cơ sở phát triển các SPDV khác.
- Agribank thực hiện việc đào tạo cán bộ chuyên sâu cho các Chi nhánh, và cho đi học tập kinh nghiệm phát triển SPDV tại các NHTM khác trong nước cũng như tại các nước tiên tiến, từ đó so sánh đánh giá công tác phát triển SPDV tại Chi nhánh để từ đó rút ra kinh nghiệm thực hiện phát triển SPDV đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, chính sách phân phối thu nhập nên linh hoạt hơn để đãi ngộ những người có năng lực thật sự, đồng thời thu hút được nhân tài từ bên ngoài về làm việc cho ngân hàng, giúp tăng khả năng phát triển SPDV.
- Tích lũy, tập trung vốn đầu tư cho công nghệ hiện đại. Cơ sở vật chất, trang thiết bị là yếu tố quan trọng quyết định vòng đời của các SPDV, nếu cơ sở hạ tầng, con người và trang thiết bị công nghệ không đáp ứng kịp với nhu cầu sử dụng SPDV và thực tế phát triển của Chi nhánh thì sẽ rất khó khăn cho việc giữ chân khách hàng. Do đó các Chi nhánh cần được Agribank hỗ trợ về vốn để đầu tư phát triển mạng lưới phòng giao dịch và trang bị máy móc, công nghệ hiện đại, lắp đặt thêm máy ATM cùng với các điểm giao dịch mới để giao dịch của khách hàng được thuận tiện hơn.
- Ngoài ra, Agribank cũng cần có cơ chế tính doanh thu và quỹ thu nhập cho từng SPDV. Áp dụng hệ số điều chỉnh tiền lương đối với các cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, tiếp thị, phát triển và chăm sóc khách hàng. Có cơ chế kích cầu
thường xuyên với các khách hàng sử dụng SPDV tại NHNo, đặc biệt có chính sách quan tâm tới các khách hàng có doanh số hoạt động lớn, liên tục như cộng điểm thưởng, khuyến mại,....