Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank - chi nhánh kcn tiên sơn, bắc ninh (Trang 34 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2Các nhân tố khách quan

a, Môi trường pháp lý

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một lĩnh vực kinh doanh phức tạp và có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Chính vì vậy, môi trường pháp lý có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển SPDV ngân hàng. Hệ thống các văn bản luật, pháp lệnh, quy chế, nghị định,… có đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ mới thúc đẩy sự phát triển các SPDV ngân hàng một cách toàn diện. Đó là những quy định buộc các ngân hàng phải tuân theo, đồng thời là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của các ngân hàng.

b, Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội

Các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn của sự biến động về chính trị trong và ngoài nước. Môi trường chính trị ổn định, người dân và doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó nảy sinh nhu cầu sử dụng các SPDV ngân hàng. Nhờ vậy, các ngân hàng mới có điều kiện phát triển các SPDV của mình, thu được lợi nhuận cao và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một nền kinh tế phát triển lại là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh nói chung và sự phát triển của SPDV ngân hàng nói

riêng. Nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, thu nhập gia tăng, trình độ dân trí phát triển, nhu cầu sử dụng các SPDV ngân hàng cũng ngày càng tăng. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, người dân lạc quan hơn về thu nhập của mình trong tương lai, họ có thể phát sinh nhu cầu vay tiêu dùng, hoặc tiết kiệm nhiều hơn,… từ đó thúc đẩy sự phát triển SPDV ngân hàng.

Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng SPDV ngân hàng. Với những quốc gia hay khu vực kém phát triển thì người dân có tâm lý thích dùng tiền mặt, họ e ngại việc thanh toán qua ngân hàng, các giao dịch qua ngân hàng cũng rất hạn chế. Ngược lại, tại những quốc gia, khu vực phát triển, người dân hiểu và nắm bắt được những tiện ích của SPDV ngân hàng, đặc biệt là các SPDV ngân hàng hiện đại, người dân lại có xu hướng sử dụng SPDV ngân hàng nhiều hơn, đa dạng hơn. Các giao dịch tiền mặt cũng được hạn chế đáng kể.

c, Yếu tố tâm lý, thói quen

Tâm lý, thói quen đóng vai trò quyết định việc lựa chọn SPDV của từng khách hàng. Thói quen của người tiêu dùng thường thay đổi chậm chạp so với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Thói quen dùng tiền mặt khiến cho người tiêu dùng khó chấp nhận việc sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ ATM, séc,… Tâm lý ngại thay đổi là lực cản trở quá trình sử dụng các SPDV của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thói quen này đã dần thay đổi do trình độ nhận thức ngày càng tăng lên.

d, Kỹ thuật công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng, nó hỗ trợ cho quá trình phát triển, nâng cao chất lượng SPDV ngân hàng. Công nghệ là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép tự động hóa các giao dịch ngân hàng, đảm bảo thực hiện giao dịch nhanh chóng, an toàn, chính xác. Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng phát triển được các SPDV có tính tiện ích cao như ngân hàng điện tử, ngân hàng qua mạng, thanh toán trực tuyến,... mạng lại sự thuận tiện, giao dịch đơn giản, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi cho khách hàng. Môi trường công nghệ và hạ tầng của một quốc gia sẽ quyết định nhiều

đến chất lượng SPDV ngân hàng thể hiện qua tốc độ xử lý giao dịch, tính an toàn, bảo mật, tính đa kênh trong phân phối SPDV.

e, Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia không chỉ có các ngân hàng trong nước hoạt động kinh doanh mà còn có các ngân hàng nước ngoài cùng tham gia. Các ngân hàng nước ngoài vốn là những ngân hàng có quy mô hoạt động lớn, tiềm lực tài chính lớn và kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp các SPDV. Điều đó tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn cho các ngân hàng trong nước, buộc các ngân hàng này cần phải phát triển SPDV, không ngừng đưa ra những SPDV tốt nhất cho khách hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH KCN TIÊN

SƠN 2.1 Tổng quan về Agribank KCN Tiên Sơn

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Agribank KCN Tiên Sơn (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là chi nhánh loại 3 trực thuộc chi nhánh Agribank tỉnh Bắc Ninh, được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8/2003 theo Quyết định số 168/QĐ-HĐQT ngày 02 tháng 07 năm 2003 của Chủ tịch HĐQT Agribank.

Qua hơn 9 năm hoạt động, từ một chi nhánh có rất nhiều khó khăn khi mới thành lập: quy mô nhỏ với 10 cán bộ ít ỏi, thiếu vốn, chi phí kinh doanh cao, cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu, … cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác trên địa bàn, nhưng nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, được sự giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của Agribank tỉnh Bắc Ninh, Chi nhánh đã khẳng định hoạt động kinh doanh thực sự có hiệu quả.

Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn, cho vay, lợi nhuận,... do ngân hàng cấp trên giao. Chi nhánh đã không ngừng lớn mạnh về quy mô, cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, hiện đại, đội ngũ lao động gia tăng và dần được trẻ hóa. Thu nhập của người lao động, phần tích lũy của ngân hàng và đóng góp cho Ngân sách Nhà nước ngày càng tăng. Thị phần cũng như uy tín của Chi nhánh trên địa bàn dần được khẳng định. Giữa vững mục tiêu phát triển chung của toàn ngành, Chi nhánh luôn nỗ lực phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh

doanh, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, góp phần vào sự phát triển của hệ thống Agribank đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.1.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của Chi nhánh

Agribank KCN Tiên Sơn thực hiện theo mô hình tổ chức là chi nhánh loại 3 trực thuộc Agribank tỉnh Bắc Ninh, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh gồm: Ban Giám đốc và 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc Agribank tỉnh Bắc Ninh và Tổng Giám đốc về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc là 02 Phó Giám đốc phụ trách các các mảng chuyên môn nghiệp vụ là Tín dụng và Kế toán – Ngân quỹ, Hành chính nhân sự. Hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh được tổ chức theo các Phòng ban chuyên môn là: Phòng Kế hoạch Kinh doanh, Phòng Kế toán – Ngân quỹ và Phòng Hành chính nhân sự. Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, đảm bảo an toàn, Chi nhánh đã thành lập các tổ, bộ phận chuyên môn trực thuộc các phòng như: Bộ phận Hậu kiểm, Bộ phận Dịch vụ khách hàng trực thuộc Phòng Kế toán – Ngân Quỹ; Bộ phậm thẩm định trực thuộc Phòng Kế hoạch – Kinh doanh.

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức hoạt động của Agribank KCN Tiên Sơn

* Về cơ cấu nhân sự của Chi nhánh:

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Phòng Kế hoạch Kinh doanh

Phòng

Kế toán – Ngân quỹ

Phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hành chính nhân sự

nb PHÓ GIÁM ĐỐC

Tính đến thời điểm 30/06/2012, tổng số lao động thuộc biên chế của Chi nhánh là 21 người, Cụ thể:

- Phân loại cán bộ theo trình độ chuyên môn: + Thạc sỹ: 01 cán bộ, chiếm 5% tổng số cán bộ

+ Đại học trở lên: 18 cán bộ, chiếm 86% tổng số cán bộ. + Cao đẳng và trung học: 02 cán bộ, chiếm 9% tổng số cán bộ. - Phân loại cán bộ theo tuổi đời:

+ Từ 35 trở xuống: 14 cán bộ chiếm 67% tổng số cán bộ. + Trên 35 tuổi: 7 cán bộ, chiếm 33% tổng số cán bộ. - Phân loại theo giới tính:

+ Nam: 9 cán bộ, chiếm 42,9% tổng số cán bộ. + Nữ: 12 cán bộ, chiếm 57,1% tổng số cán bộ.

Với việc bố trí cán bộ như trên đã đảm bảo thực hiện theo đúng định hướng kinh doanh của Agribank tỉnh Bắc Ninh và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kinh

doanh tại Chi nhánh.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động

a, Chức năng

+ Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank.

+ Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo uỷ quyền của Giám đốc Agribank tỉnh Bắc Ninh giao.

+ Thực hiện các chức năng khác của Giám đốc Agribank tỉnh Bắc Ninh giao.

b, Nhiệm vụ

- Huy động vốn: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Agribank cấp trên.

- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Kinh doanh ngoại hối khi được Agribank cấp trên cho phép. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác.

- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của Agribank.

- Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của Pháp luật và của Agribank. - Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Agribank.

- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng. - Tư vấn cho khách hàng xây dựng dự án.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Agribank.

- Tổ chức phổ biến hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, NHNN và Agribank.

- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Agribank.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị,... phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng như quảng bá thương hiệu của Agribank.

- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Agribank cấp trên.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Agribank cấp trên giao.

Ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng trong địa bàn KCN Tiên Sơn, Chi nhánh Agribank KCN Tiên Sơn còn được phép hoạt động kinh doanh tại các địa bàn khác theo các chức năng, nhiệm vụ trên trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh theo quyết định của Giám đốc Agribank tỉnh Bắc Ninh.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank KCN Tiên Sơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi nhánh Agribank KCN Tiên Sơn được hình thành và phát triển là sự cần thiết khách quan theo định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Bắc Ninh nhằm phục vụ các nhu cầu về SPDV ngân hàng của các khách hàng trong KCN Tiên Sơn cũng như trong phạm vi toàn tỉnh. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh liên tục phát triển, không ngừng mở rộng quy mô, thị phần. Nếu như ban đầu thành lập, chỉ với 10 cán bộ, 08 khách hàng được Agribank tỉnh Bắc Ninh bàn giao với mức dư nợ khoảng 50 tỷ đồng, trụ sở là văn phòng chật hẹp đi thuê, thì sau hơn 9 năm hoạt động, số lượng cán bộ của Chi nhánh đã tăng lên là 21 người, số lượng khách hàng đặt quan hệ tín dụng là trên 300 khách, mức dư nợ hiện tại là trên 250 tỷ đồng. Chi nhánh đã xây dựng được trụ sở làm việc khang trang, bề thế, tại vị trí trung tâm KCN Tiên Sơn, giao thông thuận tiện, tiếp giáp nhiều khu dân cư có kinh tế phát triển trong những năm gần đây.

Cùng với đó, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của Chi nhánh cũng dần được kiện toàn. Năm 2008, Chi nhánh đã bắt đầu triển khai Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng (IPCAS) theo chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trên toàn hệ thống Agribank. Đây là một bước tiến góp phần nâng cao chất lượng SPDV ngân hàng như tiết kiệm tối đa thời gian giao dịch, thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng; tăng khả năng tích hợp các hệ thống nghiệp vụ đơn lẻ và các chức năng khác của ngân hàng. Điều này giúp cho Chi nhánh có điều kiện để mở rộng hơn nữa các SPDV của mình đến với khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta cũng đã trải qua nhiều biến động thăng trầm, môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp khiến cho hoạt động kinh doanh của các

ngành nói chung và của Chi nhánh nói riêng gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và sát sao của Agribank cấp trên và NHNN tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, cùng với sự ủng hộ tích cực của các khách hàng; sự sáng tạo, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 5 năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ như sau:

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn - cho vay giai đoạn 2008-6/2012

ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tháng 6/2012 1 Huy động vốn 91,23 95,69 102,04 127,11 132,33 1.1 Dân cư 57,52 62,51 71,80 84,82 106,97 1.2 Tổ chức kinh tế 33,71 33,18 30,24 42,29 25,36 2 Tỷ lệ tăng trưởng HĐV (%) 4,89 6,64 24,57 4,11 3 Cho vay 144,54 211,31 254,37 269,55 253,01 3.1 Cá nhân, hộ gia đình 41,06 57,23 74,93 63,6 66,8 3.2 Doanh nghiệp 103,48 154,08 179,44 205,95 186,21

4 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) 46,19 20,38 5,97 -6,14

5 Nợ xấu 0,30 0,00 0,00 1,00 11,10

6 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,21 0,00 0,00 0,37 4,39

Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank KCN Tiên Sơn từ năm 2008 đến tháng 6/2012

Bảng 2.1 cho thấy, dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục gia tăng qua các năm. Năm 2009 có sự tăng trưởng mạnh về dư nợ cho vay (tăng 46%) trong khi huy động vốn chỉ tăng ở mức gần 5%, do các biện pháp kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ lãi suất kích thích nền kinh tế phát triển sau giai đoạn suy thoái năm 2008 của Chính phủ. Năm 2011, diễn biến có chiều ngược lại, huy động vốn tăng mạnh (gần 25%) trong khi tín dụng chỉ tăng ở mức gần 6%. Đây là giai đoạn khủng

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank - chi nhánh kcn tiên sơn, bắc ninh (Trang 34 - 100)