Đẩy mạnh hoạt động Marketing, phát triển thị trường

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank - chi nhánh kcn tiên sơn, bắc ninh (Trang 84 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động Marketing, phát triển thị trường

Một trong những nguyên nhân khiến cho công tác phát triển SPDV của Chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao đó là công tác Marketing, phát triển thị trường còn chưa được chú trọng. Nhiều phân đoạn thị trường mà Chi nhánh đã bỏ qua trong khi các đối thủ cạnh tranh lại dễ dàng kiếm lợi nhuận từ những phân đoạn đó. Do vậy, chi nhánh cần tập trung vào các công tác sau:

a, Đẩy mạnh hoạt động Marketing, tăng cường quảng cáo, thông tin, tuyên truyền

+ Chi nhánh nên triển khai chương trình giới thiệu SPDV trực tiếp tại địa bàn đối với các SPDV mới, có tiềm năng phát triển. Với các SPDV khác như các đợt

huy động tiết kiệm dự thưởng, Chi nhánh có thể treo băng rôn, áp phích để quảng cáo tại trụ sở, trên các trục đường phố đông dân cư, hoặc in các tờ rơi trực tiếp đến tiếp thị tại nhà từng hộ dân cư, phát loa trên các phương tiện truyền thông xã phường, thị trấn; quảng cáo trên báo chí, phát thanh, truyền hình,…

+ Chi nhánh cần triển khai quảng cáo thông qua tin nhắn tại tất cả các mạng điện thoại cho các khách hàng hiện tại, đây là kênh tiếp thị nhanh chóng, thuận tiện, chi phí thấp, khách hàng lại luôn được cập nhật thông tin từ phía ngân hàng, bất kỳ khi nào có phát sinh nhu cầu họ đều có thể tìm đến ngân hàng để được đáp ứng.

+ Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần quảng bá thương hiệu Agribank thông qua việc in trên các tiêu đề ở danh thiếp, ấn chỉ, phong bì, trên các SPDV khuyến mại của Ngân hàng, quà khuyến mại các chương trình từ thiện, văn hoá, thể thao để khách hàng luôn cảm thấy được gần gũi với Agribank hơn.

+ Miễn phí hoặc khuyến mại cho khách hàng khi sử dụng SPDV mới của ngân hàng từ đó khích lệ khách hàng sử dụng SPDV của ngân hàng nhiều hơn.

b, Phát triển thị trường

Chi nhánh cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng, phân loại khách hàng truyền thống và khách hàng tiền năng. Với mỗi đối tượng khách hàng sẽ có cách thức tiếp cận, triển khai cho phù hợp.

Trước hết, Chi nhánh cần nỗ lực nâng cao khả năng tài chính, tiếp cận các khách hàng doanh nghiệp ngay trong KCN Tiên Sơn, một tiềm năng phát triển rất lớn ngay tại địa bàn hoạt động mà Chi nhánh chưa khai thác được. Để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp này đòi hỏi Chi nhánh cần phải có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiện đại; thiết kế các gói SPDV tiện ích như dịch vụ tài khoản thanh toán, các sản phẩm cấp tín dụng, bảo lãnh, dịch vụ Internet Banking,… Cần tăng cường tiếp thị các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu giao dịch qua Chi nhánh để có thêm nguồn thu ngoại tệ, dần dần triển khai các SPDV thanh toán quốc tế khi có đủ điều kiện, phát huy thế mạnh của SPDV thu nộp Ngân sách Nhà nước các khoản thuế xuất nhập khẩu.

Do Chi nhánh nằm tiếp giáp với các khu dân cư đang trong quá trình đô thị hóa, hoạt động nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập ổn định và ngày càng gia tăng, Chi nhánh cần nhanh chóng tiếp cận, mở thêm các phòng giao dịch để có thể đến gần các khu dân cư, thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch gửi tiền tại ngân hàng, đồng thời tiếp thị các SPDV tiện ích khác của ngân hàng đến với người dân như thẻ thanh toán, chuyển tiền, cho vay, SMS Banking, Vn Topup,…

Khi các điểm giao dịch mới của Chi nhánh được mở, Chi nhánh cần lắp đặt thêm các máy ATM tại mỗi điểm giao dịch mới để thuận tiện cho khách hàng. Hệ thống ATM cần luôn được bảo dưỡng, vận hành 24/24h nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, cần tăng cường liên kết với các cửa hàng, siêu thị,… trên địa bàn để lắp đặt các máy chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng POS/EDC để thúc đẩy hoạt động thanh toán qua thẻ, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, phát huy tối đa các chức năng tiện ích của thẻ.

Mở thêm các đại lý phục vụ cho việc chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời giảm chi phí đầu tư cho các điểm giao dịch. Thường xuyên triển khai công tác tập huấn các nghiệp vụ ngân hàng cho các chủ đại lý để các đại lý có thể tiếp xúc và giải thích với khách hàng về những vướng mắc hoặc hướng dẫn khách hàng sử dụng SPDV.

Ngoài ra công tác dự báo thị trường là rất quan trọng, Chi nhánh cần thường xuyên điều tra, nắm bắt nhu cầu khách hàng, dự báo tình hình biến động thị trường từ đó có kế hoạch chuẩn bị cho công tác phát triển SPDV, có thể tăng cường phát triển những SPDV có tiềm năng, đề suất xây dựng SPDV mới hoặc loại bỏ hoàn toàn những SPDV tốn kém chi phí mà không có khả năng đem lại lợi nhuận. Đồng thời cần phải tìm hiểu và đánh giá đối thủ cạnh tranh ở từng SPDV và tìm ra lợi thế so sánh của mình từ đó phát huy những lợi thế đó.

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank - chi nhánh kcn tiên sơn, bắc ninh (Trang 84 - 86)