Nâng cao năng lực tài chính của Chi nhánh

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank - chi nhánh kcn tiên sơn, bắc ninh (Trang 89 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4 Nâng cao năng lực tài chính của Chi nhánh

Tiềm lực tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất cứ ngân hàng nào. Tiền lực tài chính mạnh đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể xúc tiến các hoạt động ra thị trường, tiến hành đầu tư phát triển các SPDV mới, đặc biệt là các SPDV dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Hơn nữa, tiềm lực tài chính mạnh còn giúp cho ngân hàng quảng bá, giới thiệu SPDV đến người tiêu dùng được rộng rãi hơn. Mặt khác, khi đến giao dịch tại một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh chắc chắn

khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng, an tâm hơn vào chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Do đó, Chi nhánh cần có những bước đi cụ thể để dần nâng cao năng lực tài chính của mình.

Trước hết, Chi nhánh cần cân đối nguồn vốn, cho vay hợp lý để tạo ra mức chênh lệch lãi suất lớn nhất. Tăng cường nguồn vốn huy động từ dân cư có chi phí thấp, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển nội bộ có chi phí cao. Tìm kiếm và thẩm định kỹ khách hàng, quản lý, giám sát các món cho vay chặt chẽ, hạn chế tối đa việc chuyển nhóm nợ, dẫn đến việc phải trích lập dự phòng, giảm lợi nhuận của Chi nhánh. Với những món nợ xấu, nợ tồn đọng cần tích cực thu hồi nợ bằng mọi biện pháp để bảo toàn vốn cho Chi nhánh.

Quản lý cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Chi nhánh hợp lý, duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất phù hợp với diễn biến lãi suất của thị trường, khi lãi suất có xu hướng tăng cần điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất dương, khi lãi suất có xu hướng giảm thì ngược lại cần phải điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất âm. Thả nổi lãi suất để tránh những rủi ro lãi suất có thể xảy ra, gây tổn thất cho Chi nhánh.

Phát triển hoạt động dịch vụ để gia tăng nguồn thu phí từ các hoạt động dịch vụ. Thu phí triệt để, tránh thất thoát nguồn thu của Chi nhánh. Xây dựng biểu phí phù hợp, cạnh tranh. Một số SPDV cần thực hiện thu phí như phí quản lý tài khoản, phí tư vấn đầu tư, phí phí thu xếp vốn giải ngân tiền mặt, phí thẩm định, định giá lại tài sản bảo đảm, thay đổi tài sản bảo đảm, phí trả nợ trước hạn,…Đây là một số loại phí được phép áp dụng, rất nhiều NHTM khác và thậm chí là một số chi nhánh Agribank khác cũng đã thực hiện và mang lại nguồn thu tương đối lớn, song hiện tại Chi nhánh vẫn chưa áp dụng. Do đó, Chi nhánh cần tận thu những khoản phí hợp lý này để gia tăng lợi nhuận, củng cố cho tiềm lực tài chính của mình.

Bên cạnh việc gia tăng nguồn thu, Chi nhánh cũng cần phải thực hiện việc cắt giảm những chi phí không cần thiết như chi phí lễ tân, khánh tiết; đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ công việc đầy đủ, không lãng phí; thực hành tiết kiệm điện, nâng cao hiệu quả tối đa làm việc trong giờ hành chính, hạn chế việc làm ngoài giờ không cần thiết,… để giảm bớt chi phí hoạt động cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank - chi nhánh kcn tiên sơn, bắc ninh (Trang 89 - 91)