Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhà môi giới bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 108)

Thứ nhất, cần nghiên cứu, xây dựng và sớm ban hành Bộ quy tắc ứng xử về đạo đức của nhà môi giới bất động sản. Kinh nghiệm của các nước có thị trường bất động sản phát triển cho thấy muốn xây dựng đội ngũ các nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp thì một trong những điều kiện là phải xây dựng các quy tắc đọa đức nghề nghiệp môi giới bất động sản. Bộ quy tắc đạo đực này sẽ định hướng cho hoạt động môi giới bất động sản đi vào nề nếp, mang tính công khai, minh bạch và nâng cao uy tín, hình ảnh, vị thế của những nhà môi giới bất động sản trong xã hội.

Thứ hai, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về đạo tào, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ môi giới bất động sản. Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Nghị định của Chính phủ số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về điều kiện, nội dung của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ môi giới bất động sản. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành Bộ xây dựng cần thực hiện một số công việc sau:

- Bổ sung quy định về đào tạo kỹ năng hành nghề môi giới bất động sản, cụ thể bổ sung quy định kéo dài thời gian đào tạo, bồi dưỡng về môi giới bất động sản lên 06 tháng trong đó dành một nửa thời gian này cho việc bồi dưỡng kỹ năng và thực hành môi giới bất động sản. Trong 03 tháng thực hành, cá nhân muốn được cấp chứng chỉ môi giới bất động sản phải thực hiện ít nhất 09 vụ môi giới .

- Bổ sung quy định đào tạo những chuyên ngành bỗ trợ cho hoạt động môi giới bất động sản như thiết kế chương trình, nội dung chuyên đề về phong thủy trong kinh doanh bất động sản; chuyên đề về nắm bắt tâm lý khách hàng, chuyên đề về maketing, tiếp thị bất động sản, chuyên đề về tâm linh trong kinh doanh bất động sản, chuyên đề về dự báo, đánh giá xu hướng phát triển của thị trường bất động sản...

đào tạo, bồi dưỡng môi giới bất động sản. Để được tham gia hoạt động này, họ phải là người trực tiếp tham gia giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực bất động sản hoặc trực tiếp tham gia môi giới bất động sản ít nhất 10 năm.

Thứ ba, môi giới bất động sản là loại hình kinh doanh dịch vụ bất động sản. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro. Rủi ro phổ biến nhất của loại hình kinh doanh môi giới bất động sản là việc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả phí môi giới, hoa hồng môi giới đã cam kết. Để chia sẻ rủi ro cho nhà môi giới bất động sản Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành các quy định:

- Về bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và môi giới bất động sản nói riêng.

- Bắt buộc khách hàng công khai tài khoản cá nhân khi ký kết hợp đồng môi giới bất động sản; đồng thời sửa đổi, bổ sung các quy định về tăng hình phạt trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả phí môi giới đã cam kết đối với nhà môi giới.

Thứ tư, bổ sung quy định về một trong các điều kiện hành nghề môi giới bất động sản; theo đó, cá nhân muốn hành nghề môi giới bất động sản phải mở tài khoản cá nhân tại các ngân hàng do họ lựa chọn và có số tiền tối thiểu là 10 triệu đồng trong tài khoản. Mục đích của quy định này nhằm bảo đảm trách nhiệm nghề nghiệp khi nhà môi giới gây thiệt hại về lợi ích vật chất cho khách hàng trong quá trình hành nghề.

Ngoài ra, cần có chế tài cụ thể đối với các trường hợp làm môi giới nhưng không có chứng chỉ hành nghề. Hiện nay luật pháp cũng đã quy định cấm người không có chứng chỉ hành nghề tham gia hoạt động môi giới bất động sản, nhưng chưa có quy định cụ thể về các hành vi gọi là vi phạm, dẫn đến xuất hiện nhiều “cò đất”, và khách hàng khó khăn lắm mới tìm được nhà môi giới chuyên nghiệp

Thứ năm, bổ sung quy định về thời hạn của chứng chỉ môi giới bất động sản. Hết thời hạn, nhà môi giới bất động sản phải thi kiểm tra sát hạch lại. Nếu ai vượt qua kỳ kiểm tra này sẽ được gia hạn chứng chỉ hành nghề. Trường hợp nhà môi giới không vượt qua kỳ kiểm tra sát hạch sẽ buộc phải học lại và thi lấy chứng chỉ môi

giới bất động sản mới. Mục đích của quy định này là nhằm tạo áp lực để nhà môi giới không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn. Quy định thời hạn có giá trị của chứng chỉ môi giới bất động sản 05 năm là hợp lý.

Thứ sáu, bổ sung các quy định về hợp đồng môi giới bất động sản trong Bộ luật dân sự năm 2005.

Thứ bảy, thành lập Hiệp hội môi giới bất động sản. Việc thành lập Hiệp hội môi giới không nên trực thuộc cơ quan Nhà nước, vì Nhà nước vừa ban hành luật vừa làm sẽ không có tính khách quan và mất đi ý nghĩa cơ bản. Nhà nước chỉ nên quản lý về mặt vĩ mô.

Thứ tám, đánh giá lại hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch bất động sản từ đó đưa ra mô hình công ty môi giới bất động sản phù hợp với thực tiễn. Hầu hết các sàn hiện nay lập ra để hợp thức hóa các dự án theo quy định pháp luật, khách hàng thực tế đến đăng ký giao dịch rất ít. Vì thế, Nhà nước nên xem xét lại việc cho thành lập sàn, thay vào đó là mô hình công ty môi giới bất động sản, và thị trường bất động sản có sở giao dịch duy nhất trực thuộc Nhà nước để kiểm soát các giao dịch ở các Công ty. Việc làm này sẽ làm dịch vụ môi giới bất động sản chuyên nghiệp hơn, đem lại lòng tin cho khách hàng, từ đó tạo thuận lợi cho mạng lưới môi giới.

Thứ chín, cần phát triển hệ thống niêm yết đa chiều – MLS.Mở rộng phạm vi hoạt động của VNMLS và cũng cần có nhiều tổ chức khác cung cấp dịch vụ này; đưa MLS trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước, giúp lưu thông nguồn thông tin, dữ liệu về giao dịch bất động sản nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Một phần của tài liệu nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhà môi giới bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 108)