Khái niệm tính chuyên nghiệp của nhà môi giới bấtđộng sản

Một phần của tài liệu nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhà môi giới bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30 - 31)

a) Khái niệm về tính chuyên nghiệp

Theo từ điển Việt Nam (Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2006) về mặt tính từ, chuyên nghiệp nghĩa là: chuyên làm một nghề, lấy một việc, một hoạt động nào đó làm nghề chuyên môn; phân biệt với nghiệp dư.

Theo từ điển Anh – Anh – Việt (NXB Văn hóa thông tin, 1999) professional (chuyên nghiệp): doing as a job sth which others do only as an interest or a hobby (tạm dịch: là một công việc gì đó như một công việc mà người khác làm chỉ vì hứng thú và sở thích).

Như vậy, chuyên nghiệp có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là chuyên tâm vào nghề nghiệp, công việc. Ai chuyên tâm và tận lực với nghề nghiệp, công việc của mình; chất lượng và hiệu quả làm việc của họ thường rất cao. Tính chuyên nghiệp không chỉ có trong các công việc có quy mô lớn, mức độ phức tạp cao mà phải thể hiện ngay trong từng công việc nhỏ, hàng ngày. Mục đích của sự chuyên nghiệp là nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh, chất lượng, hiệu quả và tin cậy, những điều đó chỉ có được khi tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất đều phải được thiết lập đồng bộ, nhất quán, hợp lý.

b) Tính chuyên nghiệp của nhà môi giới bất động sản

Tính chuyên nghiệp thể hiện ở những yêu cầu sau:

Yêu cầu thứ nhất: Cần phải nắm rõ Luật kinh doanh bất động sản và trên hết là những điều quy định trong nghề môi giới.

nhận định thị trường một cách chính xác, có kỹ năng chuyên môn và am hiểu quy trình làm việc trong nghề môi giới, hay các kiến thức về tiếp thị bất động sản.

Yêu cầu thứ ba: Cần phải có tính nhẫn nại, kiên trì, biết cách chăm sóc khách hàng, văn hóa giao tiếp, thuyết phục khách hàng để dễ thành công hơn.

Yêu cầu thứ tư: Thu nhập từ dịch vụ môi giới là thu nhập chính của nhà môi giới. Vấn đề này thể hiện môi giới có chuyên nghiệp hay không vì nếu phần thu nhập của người môi giới đến từ các hoạt động ngoài việc môi giới thì nghề nghiệp chính của người đó không phải là môi giới bất động sản, những người này thường được gọi là “tay ngang”, hay “làm chân ngoài, chân trong”, hoặc “cò đất”.

Một phần của tài liệu nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhà môi giới bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w