Mở rộng hình thức CVTD gián tiếp và cho vay qua người đại diện

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại nhno & ptnt thành phố ninh bình (Trang 54 - 55)

Hiện nay, ở các ngân hàng đa số sử dụng hình thức CVTD trực tiếp, tức là ngân hàng làm việc trực tiếp với khách hàng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Nhưng nếu muốn mở rộng hoạt động này thì chỉ cho vay bằng CVTD trực tiếp thì không đủ. Khi số lượng khách hàng tăng lên, việc giao dịch trở nên khó khăn, phức tạp hơn đòi hỏi ngân hàng phải có nhiều hình thức giao dịch với khách hàng hơn.

Như đã phân tích ở trên, CVTD mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân người tiêu dùng mà nó còn mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nên xem xét việc cung ứng các loại hình sản phẩm cho vay của mình thông qua nhà sản xuất và phân phối. Bằng cách này, ngân hàng không phải làm việc trực tiếp với từng khách hàng mà chỉ cần làm việc với nhà phân phối, việc này giúp cho ngân hàng giảm bớt chi phí và thời gian giao dịch. Tuy nhiên, hình thức này có hạn chế là ngân hàng không biết rõ thông tin về người tiêu dùng, trình độ thẩm định của doanh nghiệp không cao, ngân hàng không thể quản lý được các doanh nghiệp nên dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có biện pháp để có thể mở rộng hình thức CVTD gián tiếp này song vừa có thể giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh hình thức CVTD gián tiếp thì việc áp dụng hình thức CVTD thông qua người đại diện cũng mang lại nhiều thuận lợi cho ngân hàng. Với hình thức này, ngân hàng chỉ cần thực hiện giao dịch với người đại diện là lãnh đạo, thủ trưởng, thủ quỹ các cơ quan có cán bộ nhân viên vay tiêu dùng tại ngân hàng. Hình thức này giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí khi thẩm định đồng thời kiểm tra được việc sử dụng vốn vay và việc thu hồi nợ. CVTD thông qua người đại diện có thể được thực hiện qua các bước sau:

• Bước 1: Ngân hàng liên hệ với các thủ trưởng, thủ quỹ của các cơ quan và phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy trình CVTD thông qua người đại diện.

• Bước 2: Giám đốc hoặc thủ trưởng các cơ quan phổ biến cho nhân viên của mình về hình thức CVTD này. Cán bộ công nhân viên nào có nhu cầu vay vốn thì viết đơn đề nghị vay vốn cùng phương thức trả nợ ( theo một mẫu in sẵn ), có chữ ký cam kết có xác nhận của lãnh đạo đơn vị sau đó nộp cho người đại diện. Trong giấy đề nghị vay vốn, người vay phải ủy quyền cho người đại diện ký kết hợp đồng tín dụng và trích thu nhập hàng tháng của mình để trả đầy đủ lãi và gốc cho ngân hàng.

• Bước 3: Người đại diện tập hợp các giấy đề nghị vay vốn và báo cho ngân hàng cử nhân viên xuống thẩm định từng cá nhân có nhu cầu vay vốn. Sau khi thẩm định xong, CBTD và người đại diện sẽ lập danh sách xin ý kiến của lãnh đạo cơ quan và lãnh đạo ngân hàng để xét duyệt cho vay.

• Bước 4: Sau khi cú quyết định cho vay, người đại diện sẽ làm hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

• Bước 5: Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký, CBTD cùng với người đại diện phát vốn vay trực tiếp cho người vay tại đơn vị ( sau khi người vay lập khế ước nhận nợ )

• Bước 6: Định kỳ ngân hàng lập danh sách thu hồi nợ và gửi cho người đại diện để thực hiện thu hồi nợ cho ngân hàng ( bằng cách trích thu nhập của người vay tại thủ quỹ của các cơ quan, đơn vị ).

Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức này cũng có nhiều rủi ro như:

- Do sự thiếu ý thức của lãnh đạo các cơ quan khi ký xác nhận cho cán bộ nhân viên vay tiền tại nhiều TCTD trong khi nguồn lương chỉ có một làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Một số cán bộ nhân viên sau khi vay tiền thì chuyển công tác sang đơn vị khác hoặc địa phương khác song cơ quan không thông báo kịp thời cho ngân hàng làm cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi thu hồi nợ.

- Nhiều trường hợp lãnh đạo các cơ quan đã thỏa thuận trích một phần

lương của nhân viên để trả cho ngân hàng song không làm đúng thỏa thuận hoặc không tạo điều kiện cho ngân hàng thu nợ.

Vì vậy, để áp dụng hình thức này ngân hàng nên thận trọng trong việc lựa chọn các cơ quan, đơn vị để cho vay thông qua người đại diện hoặc có các biện pháp hợp lý như trích phần trăm lợi nhuận cho người đại diện để khuyến khích họ làm việc có trách nhiệm hơn.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại nhno & ptnt thành phố ninh bình (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w