Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại nhno & ptnt thành phố ninh bình (Trang 43 - 47)

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trên thì hoạt động CVTD của chi nhánh vẫn chưa được mở rộng theo những tiêu chí mà chi nhánh đã đề ra. Điển hình là:

Thứ nhất, tỷ trọng CVTD của chi nhánh mới dừng ở mức trên 2% còn khá thấp so với tiềm năng của ngân hàng và thị trường. Với tiềm năng phát triển của mảng thị phần này, ngân hàng cần coi đây là một trong những hoạt động được ưu tiên thực hiện để có thể nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng từ đó thu hút được sự quan tâm của khách hàng về hoạt động này.

Thứ hai, cơ cấu của hoạt động CVTD tại chi nhánh ngân hàng còn chưa hợp lý nên khó phân tán được rủi ro, trên 70% là cho vay với mục đích sửa chữa và mua nhà còn các khoản cho vay khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên 20%. Đa số là các khoản cho vay có thời hạn trung và dài hạn, điều này đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng nên tốn nhiều thời gian và chi phí.

Thứ ba, mặc dù đã đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, song chi nhánh mới chỉ quan tâm tới các loại hình dịch vụ cũ, chưa đầu tư phát triển các sản phẩm mới để thu hút khách hàng. Mặt khác danh mục tài sản của ngân hàng cũng không có gì khác biệt so với các ngân hàng khác trong địa bàn thành phố, do vậy tính cạnh tranh trong hoạt động này của ngân hàng còn chưa cao. Trong khi, để hội nhập kinh tế quốc tế nước ta đã mở cửa tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt

động tại Việt Nam làm cho sức cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt đòi hỏi ngân hàng phải có những chính sách và biện pháp hợp lý để có thể đứng vững trên thị trường.

Thứ tư, lượng khách hàng của ngân hàng mới chỉ tập trung trong địa bàn thành phố và đa số là có quan hệ làm ăn lâu năm với ngân hàng. Việc thu hút khách hàng mới để mở rộng CVTD của chi nhánh còn chưa linh hoạt, chưa đạt được hiệu quả cao.

Thứ năm, trong hai năm trở lai đây, kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, điều này đã làm cho khả năng trả nợ của người tiêu dùng thấp đi, hoạt động CVTD trở nên khó khăn hơn.

Việc hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn chưa được mở rộng theo những chỉ tiêu mà chi nhánh đề ra là do còn tồn tại một số nguyên nhân sau:

 Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, do ngân hàng mới chỉ quan tâm phát triển các lĩnh vực mà ngân hàng có lợi thế như: nông nghiệp nông thôn, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nên hoạt động CVTD chưa được chú trọng.

Thứ hai, các sản phẩm mà ngân hàng đưa ra không có sự khác biệt với các ngân hàng khác nên tính cạnh tranh còn kém.

Thứ ba, đa số những khoản CVTD của ngân hàng đều là cho vay sửa chữa, mua nhà, mua ô tô là những khoản vay lớn, có thời hạn dài đòi hỏi ngân hàng phải quản lý chặt chẽ. Ngoài ra, cơ cấu CVTD của ngân hàng không đồng đều nên khả năng phân tán rủi ro kém.

Thứ tư, hồ sơ, quy trình CVTD của chi nhánh chưa được linh hoạt làm hạn chế lượng khách hàng do tâm lý người dân không thích những thủ tục rườm rà. Thông thường những khoản CVTD của ngân hàng đều có tài sản đảm bảo đòi hỏi ngân hàng phải kiểm tra, thẩm định quyền sở hữu, giá trị tài sản…nên mất nhiều thời gian và chi phí. Mặt khác, đây là hoạt động có độ khó đòi hỏi ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao.

 Nguyên nhân khách quan

• Nguyên nhân từ phía khách hàng

Thứ nhất, do thói quen tiết kiệm của người dân làm hạn chế CVTD. Mặc dù thu nhập của người dân đã được nâng cao trong những năm gần đây song so với khu vực thì thu nhập người dân Việt Nam vẫn còn khá thấp. Hơn nữa, tâm lý người dân Việt Nam nói chung thường tích trữ của cải là chính chẳng mấy khi để ý đến

tiêu dùng chưa nói gì đến chuyện đi vay để tiêu dùng. Điều này đã làm hạn chế hoạt động CVTD của ngân hàng.

Thứ hai, do trình độ dân trí còn thấp nên đa số người dân đều e ngại khi tiếp xúc với ngân hàng nên không biết đến các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng.

Thứ ba, do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng còn hạn chế. Người tiêu dùng mới chỉ dám vay để mua những tài sản thiết yếu, có thể sử dụng lâu dài như nhà cửa, ô tô còn những loại tài sản khác như: hỗ trợ du học, dịch vụ du lịch, đồ gỗ nội thất…thì đa số là không có nhu cầu hoặc nhu cầu không cao.

Thứ tư, do khả năng tài chính của người tiêu dùng còn thấp, đa số các hộ gia đình có thu nhập ở mức trung bình là chủ yếu điều này đã làm ảnh hưởng tới mức tiêu dùng hàng hóa, sản phẩm của người dân.

• Một số nguyên nhân khác

Thứ nhất, do môi trường kinh tế-chính trị-xã hội chưa thực sự ổn định: sự phức tạp của hệ thống luật pháp gây trở ngại cho khách hàng khi đến ngân hàng giao dịch, những quy định hoạt động của ngân hàng quá khắt khe, thủ tục rườm rà, phức tạp cũng làm hạn chế lượng lớn khách hàng đến ngân hàng. Hoạt động CVTD mới phát triển ở Việt Nam trong một số năm trở lại đây nên thiếu tính chuyên nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn khi cho vay. Bên cạnh đó là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho hoạt động CVTD đang còn non nớt phải gánh chịu khó khăn quá lớn. Cuộc khủng hoảng này cũng ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân, lạm phát có lúc lên tới trên 20% làm tăng chi phí tiêu dùng và giảm khả năng tiết kiệm do đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của người tiêu dùng làm cho ngân hàng có nhiều khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

Thứ hai, do môi trường kinh doanh: việc mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới làm cho ngân hàng không những phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng trong nước mà còn phải đối mặt với các tổ chức tín dụng nước ngoài với quy mô vốn lớn và dày dạn kinh nghiệm. Đặc biệt, CVTD là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nên các ngân hàng đều quan tâm chú trọng mở rộng mảng thị phần này như: ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ), ngân hàng đầu tư phát triển ( BIDV ), ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ( ACB)… Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có hướng đi đúng đắn và chính sách hợp lý để có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Thứ ba, hiện nay CVTD vẫn là hình thức khá mới mẻ ở nước ta, nhiều ngân hàng chưa dám đi sâu vào hoạt động này do CVTD có độ rủi ro cao, khoản vay nhỏ

lẻ nhưng số lượng các khoản vay thì lớn nên công tác quản lý rất phức tạp, tốn kém. Như đã phân tích ở trên ta thấy, hoạt động CVTD đang dần trở nên phổ biến ở các ngân hàng và là mục tiêu phát triển của các ngân hàng trong tương lai. Tại chi nhánh NHNo và PTNT thành phố Ninh Bình đã đạt được những thành tích nhất định song để cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên địa bàn đòi hỏi ngân hàng phải có những chính sách và giải pháp hợp lý để phát triển mảng thị phần tiềm năng này.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT

THÀNH PHỐ NINH BÌNH

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại nhno & ptnt thành phố ninh bình (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w