Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại nhno & ptnt thành phố ninh bình (Trang 26 - 62)

Hoạt động CVTD chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường, thói quen sinh hoạt, mức thu nhập …để có thể mở rộng mảng thị phần này ngân hàng cần phải tìm hiểu, phân tích tốt các nhân tố tác động lên nó. Có thể phân thành hai nhóm nhân tố cơ bản sau:

 Nhóm nhân tố chủ quan: là nhóm nhân tố từ bên trong ngân hàng như quy mô vốn, các chính sách cho vay, trình độ của nhân viên tín dụng, quy trình hoạt động, cơ sở vật chất…đây là nhóm nhân tố cơ bản tác động trực tiếp đến nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

- Quy mô vốn tự có: nguồn vốn là chỉ tiêu quan trọng không chỉ trong mỗi nghiệp vụ CVTD mà còn quan trọng đối với tất cả các dịch vụ khác trong ngân hàng. Phải có nguồn tài chính dồi dào ngân hàng mới tạo được niềm tin cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

- Quy trình và thủ tục: CVTD là nghiệp vụ có độ rủi ro cao nên khi cho khách hàng vay ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận khi làm hợp đồng tín dụng, đây chính là nguyên nhân làm hạn chế lượng khách hàng của ngân hàng do tâm lý người đi vay thường không thích các thủ tục rườm rà. Vì vậy, hiện nay các ngân hàng đều tìm cách rút ngắn quy trình và thủ tục khi cho vay tuy nhiên nhanh chóng nhưng vẫn cần phải chính xác.

- Nguồn nhân lực của ngân hàng: khi ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, có lòng nhiệt tình đối với nghề nghiệp thì không những làm giảm rủi ro cho ngân hàng mà còn có lợi thế khi thu hút khách hàng.

- Các chính sách của ngân hàng: đó là các chính sách về lãi xuất, phí tín dụng, các ưu đãi đối với khách hàng…đây chính là điều kiện giúp khách hàng lựa chọn ngân hàng để vay vốn.

- Chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm: để mở rộng và cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác thì việc đưa ra nhiều loại hình sản phẩm cho khách hàng lựa chọn là việc làm cần thiết của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần áp dụng công nghệ hiện đại để tạo thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch.

 Nhóm nhân tố khách quan: đây là nhóm nhân tố xuất phát từ phía khách hàng và môi trường, điều kiện kinh tế xung quanh. Nhóm nhân tố này cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng CVTD của ngân hàng. Nhóm nhân tố này bao gồm:

- Các nhân tố thuộc về phía khách hàng như:

• Nhu cầu vay: phải có nhu cầu mới dẫn đến việc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Dịch vụ của ngân hàng có đa dạng, nhiều lợi ích đến đâu mag khách hàng không có nhu cầu thi cũng không thể thực hiện cho vay được. Chính vì vậy, ngân hàng cần tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, sự lựa chọn cũng như thói quen sử dụng sản phẩm để đưa ra các chiến lược đúng đắn.

• Khả năng tài chính của khách hàng: phải có thu nhập khách hàng mới có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong trường hợp khách hàng không có tài sản đảm bảo. Khách hàng có thu nhập cao và ổn định thường được ngân hàng ưu tiên hơn.

- Các nhân tố khách quan khác:

• Môi trường kinh tế: CVTD chịu ảnh hưởng lớn từ các biến động kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định, người tiêu dùng sẽ yên tâm vào mức thu nhập của hộ trong tương lai dẫ đến việc họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn. Và ngược lại, nếu nên kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và mức thu nhập của họ trong tương lai thì người dân sẽ tiết kiệm hơn từ đó tiêu dùng ít hơn. Vì vậy ngân hàng cần phân tích rõ xu hướng kinh tế trong tương lai để có những chính sách phù hợp với từng thời kỳ.

• Môi trường văn hóa – xã hội: đó là các đặc điểm của thị trường nơi ngân hàng hoạt động như: trình độ dân trí, mức thu nhập của người dân…rõ dàng là nhưng nơi đô thị có mật độ dân cư cao, trình độ văn hóa cao thì mức nhu cầu về tiêu dùng sẽ cao hơn ở những vùng nông thôn, hẻo lánh.

• Môi trường chính trị, pháp luật: tất cả các hoạt động trong xã hội đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Trong CVTD cũng vậy, đều phải tuân theo những quy định của ngân hàng nhà nước, bộ luật tín dụng, luật dân sự…các quy định phải rõ ràng, đầy đủ, linh hoạt mới tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.

• Các định hướng chính sách của nhà nước: các chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến CVTD, có thể hạn chế và cũng có thể khuyến khích CVTD. Đó là các chính sách về trần lãi suất, hạn mức cho vay tối đa…vì vậy cần phải có những chính sách đúng đắn để vừa thúc đẩy phát triển CVTD vừa ổn định kinh tế chính trị.

Trong những năm trở lại Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Với số dân 82 triệu người, Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng để phát triển CVTD. Tuy nhiên, hoạt động CVTD chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để phát triển mảng thị phần này các ngân hàng phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ những nhân tố tác động lên nó. Và để tìm hiểu rõ hơn về CVTD, chúng ta cùng xem xét thực trạng CVTD tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình trong phần tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ NINH BÌNH 2.1. Tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu, mạng lưới tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình

NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình được tái thành lập từ tháng 4 năm 1992, sau khi tỉnh Ninh Bình tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh. Tiền thân của NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình là NHNo thị xã Ninh Bình, đến năm 1996 đổi tên thành NHNo & PTNT thị xã Ninh Bình và cho đến đầu năm 2007 khi thị xã Ninh Bình lên thành phố thì đổi tên thành NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình.

Trụ sở chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình đặt tại đường Lê Đại Hành, thành phố Ninh Bình. Đây là khu vực đông dân cư, trung tâm kinh tế của thành phố là điều kiện để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, ban lãnh đạo ngân hàng luôn quan tâm đến công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ, chất lượng cán bộ ngày càng được nâng cao, các cán bộ trẻ được đào tạo chính quy và tuyển chọn kỹ lưỡng, còn các anh chị thuộc thế hệ đi trước thì dày dạn kinh nghiệm.

Là một chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Ninh Bình, hệ thống tổ chức của NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình gồm có 3 phòng nghiệp vụ, 4 chi nhánh cấp 3: phòng giao dịch số 1 tại phường Thanh Bình, phòng giao dịch số 6 tại phường Phúc Thành, phòng giao dịch chợ Rồng tại phường Vân Giang, phòng giao dịch số 3 tại phường Nam Bình với tổng số 63 cán bộ nhân viên. Trong đó phòng giao dịch chợ Rồng được thực hiện nghiệp vụ tín dụng còn các phòng giao dịch khác thực hiện huy động vốn.

Mô hình tổ chức:

2.1.2. Các hoạt động chính của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình

Ngân hàng đã cung cấp được rất nhiều dịch vụ đa dạng, phong phú với khách hàng là cá nhân,doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Dưới đây là một số dịch vụ cơ bản của ngân hàng.

- Tiền gửi thanh toán: đây là khoản tiền gửi mà người gửi tiền gửi với mục đích thanh toán, chi trả thường xuyên của mình. Tài khoản thanh toán không bị hạn chế số lần gửi tiền vào hoặc rút tiền ra của khách hàng.

- Tiền gửi tiết kiệm: đúng như tên gọi của nó, ngân hàng huy động khoản tiền này từ số tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi vào với mục đích tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm có hai loại:

Tiền gửi không kỳ hạn: khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào

Tiền gửi có kỳ hạn: có lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Khách hàng vẫn có thể rút tiền trước hạn và được hưởng lãi suất theo tiền gửi không kỳ hạn.

- Sản phẩm thẻ: được phát hành dựa trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng. Khách hàng có thể thực hiện rút tiền 24/7 tại các máy rút tiền tự động ATM căn cứ vào số dư trong tài khoản của khách hàng.

- Dịch vụ chuyển tiền: dịch vụ nhân chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam và dịch vụ nhân chuyển tiền từ trong nước.

- Dịch vụ cho vay: có nhiều hình thức cho vay Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tín dụng Phòng kế toán - ngân quỹ Phòng hành chính Các phòng giao dịch Phó giám đốc

Cho vay tiêu dùng: dành cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn sử dụng cho mục đích tiêu dùng như: mua hàng tiêu dùng, mua ô tô…

Cho vay mua và sủa chữa nhà cửa: dành cho các cá nhân có nhu cầu mua chung cư, xây dựng nhà ở…

Cho vay thông thường: dành cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn với mục đích khác hoặc các doanh nghiệp vay để mở rộng sản xuất kinh doanh, cho vay hợp vốn, cho vay các khoản phải thu…

Các dịch vụ của ngân hàng rất đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thời gian qua.

2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình trong thờigian qua gian qua

- Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng nông nghiệp thành phố Ninh Bình luôn xác định nguồn vốn là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, là chỉ tiêu dẫn đường tạo tiền đề để thực hiện các chỉ tiêu khác. Do vậy, mỗi cán bộ công nhân viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng, tính cấp bách của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng đã tập trung huy động nguồn vốn có tính chất ổn định ( tiền gửi dân cư ) đồng thời thực hiện nhiều giải pháp thực hiện việc huy động vốn tại địa phương: Củng cố và nâng cấp các điểm giao dịch; Đổi mới tư duy, phương pháp huy động vốn; Áp dụng linh hoạt lãi suất huy động; Đa dạng các hình thức huy động ( tiết kiệm có nhiều kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng…). Thực hiện tốt việc tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị; Tăng cường và đảm bảo thời gian giao dịch với khách hàng.

Kết quả huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm trở lại đây đó có những tiến bộ rõ rệt. Tổng nguồn vốn của ngân hàng tính đến 31/12/2008 là 264,934 tỷ đồng tăng 80,606 tỷ đồng so với năm 2007 ; Tốc độ tăng trưởng là 43,7%.Đạt 103,8% kế hoạch. Trong đó nguồn vốn huy động dân cư tăng 84,42 tỷ đồng , so với 2007 với tốc độ tăng là 65%. Sang năm 2009, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song ngân hàng đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 là 283,101 tỷ đồng tăng 18,167 tỷ dồng so với năm 2008 với tốc độ tăng trưởng 6,9%.Trong năm 2010 , tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tính đến 30/12/2010 (đã quy đổi ngoại tệ) là 565,656 tỷ đồng tăng 282,555 tỷ đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng trưởng 99,8%

Ngoài ra, trong năm 2010 ngân hàng đã thực hiện tốt các đợt huy động vốn do TW và NHNo tỉnh tổ chức:

Huy động tiền gửi kỳ phiếu dự thưởng “cùng Agibank mừng xuân canh dần” : nội tệ:709 triệu đạt 8,9% so KH; ngoại tệ :22,4 ngàn USD đạt 25% so KH.

Huy động tiết kiệm dự thưởng “cùng Agibank mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội”: nội tệ : 2453 triệu đạt 44,6% KH; ngoại tệ:28,9 ngàn USD đạt 48,2% KH.

Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng cho mùa vàng bội thu (từ ngày 25/11/2010 đến ngày 23/01/2011):160 triệu đạt 1,5%KH.

Kết quả đạt được từ công tác huy động vốn đã góp phần vào việc cân đối nguồn vốn cho vay của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Mặt khác góp phần vào việc bình ổn giá cả, đảm bảo các chính sách của nhà nước về công tác tiền tệ, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

- Hoạt động tín dụng: Công tác tín dụng của ngân hàng luôn được đầu tư đúng hướng, ưu tiên vốn cho phát triển kinh tế Nông nghiệp Nông thôn. Ngân hàng đã thường xuyên đáp ứng đủ nhu cầu về vay vốn của hộ nông dân. Vốn đầu tư cho vay của ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình có vốn kịp thời phát triển sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn. Với vốn đầu tư vào nông nghiệp năm 2008 là 183 tỷ đồng ;6,1 tỷ đồng năm 2009 và 12,523 tỷ đồng năm 2010. Bên cạnh đó ngân hàng cũng quan tâm chú trọng đầu tư vốn cho Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra công tác tín dụng của ngân hàng còn có những bước phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn cho lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

Trong bảng dưới đây là tình hình công tác tín dụng của ngân hàng trong những năm gần đây:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Ninh Bình

(Đơn vị: triệu đồng )

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 % tăng/giảm

2009/2008

% tăng/giảm 2010/2009

Dư nợ doanh nghiệp NQD 240168 268688 322197 11,875% 19,9%

Dư nợ cho vay hộ sản xuất 186929 239983 186795 28,38% -22.16%

Dư nợ cho vay khác 13661 14918 66104 9,2% 343,11%

Tổng 440758 523589 575096

Theo bảng trên ta thấy dư nợ cho vay sản xuất năm 2009/2008 là 28,38% chiếm tỷ trọng cao nhất các năm ,cũng là mảng có tốc độ tăng trưởng cao nhất.Đến năm 2010/2009 dư nợ cho vay sản xuất giảm 22,16% nhưng dư nợ cho vay khác có tốc độ tăng trưởng khá cao 343,11%. Điều này cho thấy ngân hàng vẫn đi đúng hướng trong công tác đầu tư phát triển kinh tế Nông nghiệp Nông thôn, song vẫn chú trọng những ngành nghề có xu hướng phát triển trong tương lai để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho mình đồng thời góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành trong địa bàn thành phố.

- Kết quả hoạt động kinh doanh: Ngân hàng nông nghiệp thành phố Ninh Bình là ngân hàng có doanh số hoạt động lớn nhất so với các ngân hàng huyện, thị trong tỉnh, với số lượng khách hàng giao dịch ngày một đông. Năm 2010, khách hàng cho vay là hộ sản xuất chiếm thị phần 60% so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Ngoài ra ngân hàng đã mở thêm nhiều dịch vụ rút tiền tự động ATM để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Dưới đây là kết quả kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình

( đơn vị: triệu đồng )

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 % tăng/giảm2009/2008 % tăng/giảm

2010/2009 Tổng thu 97376 75970 88839 -22,2% 16,9% Thu lãi 86026 59401 82349 -30,95% 38,63% Thu dịch vụ 2199 3014 4784 37,1% 58,72% Tổng chi 86638 68415 72711 -21% 6,28% Chi trả lãi 63994 19975 58157 -68,8% 191,15% Chi khác 22644 48440 1200 113,92% -97,52% Chênh lệch thu nhập - chi phí ( chưa lương )

14643 12309 21656 -15,94% 75,9%

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại nhno & ptnt thành phố ninh bình (Trang 26 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w