Một số phương pháp định giá trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP (Trang 66 - 67)

5.4.2.1. Định giá theo chi phí sản xuất kinh doanh

Giá cả xác định theo phương pháp này bao gồm giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm, các khoản thuế, và lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp trên một đơn vị sản phẩm

5.4.2.2. Định giá theo quan hệ cung cầu

Đây là phương pháp định giá dựa trên cơ sở lý thuyết phân tích cung cầu các loại hàng hóa trên thị trường. Giá cả thường được cân nhắc để phù hợp với mức giá cân bằng của thị trường. Giá cân bằng là mức giá ứng với trạng thái cân bằng về lượng cung cầu về một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.

5.4.2.3. Định giá theo giá thị trường

Theo phương pháp này giá cả các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào mức giá thống trị trên thị trường hiện hành.

5.4.2.4. Định giá theo hệ số

Theo phương pháp này doanh nghiệp xây dựng mức giá cụ thể cho một sản phẩm chuẩn, còn giá của các sản phẩm khác sẽ xác định theo giá của sản phẩm chuẩn theo một hệ số quy đổi thích hợp. Các hệ sô thường được xác định dựa trên các đặc điểm về kinh tế và kỹ thuật của sản phẩm.

5.4.2.5. Định giá theo vùng giá chấp nhận được

Theo phương pháp này giá của sản phẩm hàng hóa dịch vụ được ấn định trong khoảng giữa giá tối đa và giá tối thiểu.

- Giá tối đa là giá cao nhất mà người mua có thể chấp nhận mua hàng.

- Giá tối thiểu là giá thấp nhất mà doanh nghiệp có thể chịu đựng được để không phá sản, đồng thời người mua vẫn còn chấp nhận mua hàng vì không cho là hàng chất lượng thấp.

5.4.2.6. Định giá nhằm đạt được mức lợi nhuận mục tiêu định trước

Nhà kinh doanh có thể xác nhận một mức lợi nhuận mục tiêu để xác định giá trên cơ sở bù đắp được chi phí và có lãi theo mức dự kiến.

5.4.2.7. Định giá theo giá trị nhận thức được

Trong nền kinh tế hiện đại, nhiều doanh nghiệp xác định giá sản phẩm của mình trên cơ sở nhận thức của người mua về giá trị của sản phẩm.

Những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá trị nhận thức của hàng là tuổi thọ, độ tin cậy, dịch vụ kèm theo, thời gian bào hành, chất lượng, hình thức, kiểu dáng, màu sắc…

5.4.2.8. Định giá qua đấu thầu

Theo phương pháp này, giá được xác định qua những người tham gia đấu thầu và do hội đồng chọn thầu quyết định. Giá bỏ thầu là một yếu tố quan trọng, đôi khi là quyết định để xét chọn thầu. Phương pháp định giá này thường áp dụng trong việc tiêu thụ những lô hàng khối lượng lớn, cần giải phóng nhanh và cũng áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ bản.

5.4.2.9. Định giá phân biệt

Định giá phân biệt là phương pháp đưa ra nhiều mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hóa, dịch vụ. Giá phân biệt có thể áp dụng cho các đối tượng sau đây:

- Định giá theo nhóm khách hàng. - Định giá theo số lượng mua

- Định giá theo dạng sản phẩm

- Định giá theo kiểu dáng bao bì , nhãn hiệu - Định giá theo địa điểm

- Định giá theo thời gian (giờ, mùa, ngày, tuần…) - Định giá theo cách thanh toán.

Phương pháp định giá phận biệt chỉa áp dụng thành công khi đmả bảo được các điều kiện sau:

- Thị trường có thể phân đoạn được và các đoạn thị trường đó phải có mức nhu cầu khác nhau.

- Những người mau hàng ở đoạn thị trường giá thấp không có khả năng bán lại hàng hóa đó ở đoạn thị trường giá cao hơn để kiếm lời.

- Các đối thủ cạnh tranh không có khả năng bán hàng rẻ hơn ở đoạn thị trường giá cao

- Chi phí cho việc phận đoạn thị trường và theo dõi giám sát thị trường không được vượt quá số tiền thu thêm được do phân biệt giá

- Việc định giá phân biệt không gây ra sự bất bình và khó chịu cho khách hàng - Các hình thức phân biệt giá cụ thể không được trái với pháp luật hiện hành

5.4.2.10. Một số phương pháp định giá khác

- Định giá theo tình trạng hàng tồn kho. - Định giá theo kinh nghiệm.

- Định giá theo tỷ giá ngoại tệ. - Định giá theo phương pháp dò dẫm - Định giá theo tâm lý

- Định giá khuyến mại …

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP (Trang 66 - 67)