4.1.3.1. Khái niệm và phân loại
Định mức lao động là công việc xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn về sử dụng lao động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mức lao động là những tiêu chuẩn cụ thể về việc sử dụng lao động đối với những công việc cụ thể của doanh nghiệp.
Trong thực tiễn có 2 loại mức lao động chính sau đây:
Mức sản lượng
Mức sản lượng là số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc ít nhất được quy định mà công nhân phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian, trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức thời gian (Mt)
Là lượng thời gian lớn nhất quy định để hoàn thành một sản phẩm hay một khối lượng công việc nhất định trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể.
Mức phục vụ (Mpv)
Là số lượng thiết bị ít nhất mà một người công nhân phải phục vụ hoặc là số lượng công nhân tối đa được quy định để phục vụ cho một đơn vị máy móc thiết bị.
Mức lao động chi tiết
Mức lao động chi tiết hay còn gọi là mức đơn, là mức lao động được xây dựng cho từng bước công việc cụ thể.
Mức tổng hợp
Là mức lao động được tính toán cho nhiều bước công việc có liên quan với nhau hoặc cho cả một giai đoạn sản xuất cụ thể
Các loại mức lao động trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện qua các biểu thức sau đây:
Quan hệ giữa mức thời gian với mức sản lượng
1 ti si M M =
Quan hệ giữa mức tổng hợp với các mức chi tiết
1 1 1 sth n i si M M = = ∑ và 1 n tth ti i M M = = ∑ Trong đó:
Msi : mức sản lượng chi tiết cho bước công việc i Mti : mức thời gian chi tiết cho bước công việc i Msth : mức sản lượng tổng hợp cho n bước công việc Mtth : mức thời gian tổng hợp cho n bước công việc
4.1.3.2. Phân tích các bước công việc
4.1.3.3. Phân loại thời gian làm việc của công nhân trong ca
Thời gian trong định mức (Tđm)
Thời gian trong định mức là thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất bao gồm:
- Thời gian chuẩn kết - Thời gian tác nghiệp
- Thời gian phục vụ
- Thời gian nghỉ giải lao và nghỉ về nhu cầu cá nhân
Tđm = Tck + Ttn + Tpv + Tn
Thời gian chuẩn kết (Tck)
Là thời gian dành cho người công nhân thực hiện các công việc chuẩn bị và kết thức đầu và cuối ca làm việc như giao ca, thu dọn sản phẩm, vệ sinh máy móc … thời gian chuẩn kết chỉ hao phí một lần cho cả ca làm việc, hay cho cả loạt sản phẩm.
Thời gian tác nghiệp (Ttn)
Là thời gian công nhân sử dụng để thực hiện các công việc nhằm sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong ca làm việc. Đây là thời gian chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ca.
Thời gian tác nghiệp thường chia làm 2 loại.
Thời gian tác nghiệp chính: là thời gian công nhân sử dụng máy móc thiết bị làm thay đổi hình dáng, kích thước trạng thái, tính chất của đối tượng lao động để biến nó thành sản phẩm như thời gian cưa xẻ gỗ, máy ván ép …
- Thời gian tác nghệp phụ: là thời gian công nhân làm các công việc nhằm hỗ trợ hoàn thành công việc chính
Thời gian tác nghiệp của một đơn vị sản phẩm được tính theo công thức sau:
tn tn T t Q =
Trong đó: Q là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra trong thời gia tác nghiệp
Thời gian phục vụ
Là thời gian công nhân dùng để sửa chữa, điều chỉnh máy móc thiết bị trong ca làm việc, phụ thuộc vào chủng loại máy móc và tình trạng thiết bị.
Thời gian giải lao và nghỉ ngơi theo nhu cầu
Là thời gian quy định theo tiêu chuẩn của Nhà nước và được dùng để công nhân nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe sau một khoản thời gian làm việc. Công nhân sử dụng thời gian này vào việc giải quyết các nhu cầu của con người.
Thời gian ngoài định mức
Là loại thời gian không được tính vào định mức lao động , bao gồm các loại thời gian cụ thể sau đây:
Thời gian ngừng việc do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức: là thời gian công nhân
ngừng để làm các công việc theo yêu cầu về kỹ thuật và tổ chức như: thời gian cưa ngừng chạy để công nhân hót mùn cưa. Thời gian này phụ thuộc vào loại máy móc thiết bị.
Thời gian ngừng việc do công nhân vi phạm kỷ luật: như thời gian đi muộn về
sớm, làm việc trong ca.
Thời gian ngừng việc do trục trặc kỹ thuật và tổ chức: là thời gian ngừng việc do
lỗi của khâu phục vụ kỹ thuật và tổ chức sản xuất như mất điện, thiếu nguyên liệu ….
4.1.3.4. Các phương pháp xây dựng mức lao động 4.1.3.5. Phân công và tổ chức lao động
Nhiệm vụ của công tác tổ chức lao động ở doanh nghiệp
Đảm bảo tăng năng suất lao động bình quân toàn doanh nghiệp một cách thường xuyên trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và tổ chức sản xuất hợp lý.
Không ngừng cải thiện điều kiện lao động bằng cách cơ giới quá trình sản xuất, nhất là đối với công việc nặng nhọc, cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động và giải quyết tốt việc đưa đón công nhân vào rừng làm việc, ăn trưa và nghỉ ngơi trong rừng.
Không ngừng nâng cao mức sống vật chất, tinh thần, trình độ văn hóa và kỹ thuật cho người lao động.
Củng cố và tăng cường kỷ luật lao động nhằm sử dụng hợp lý thời gian lao động và năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.
• Nội dung công tác tổ chức lao động ở cơ sở sản xuất bao gồm:
Sắp xếp hợp lý lực lượng lao động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
- Tỷ trọng công nhân trực tiếp sản xuất chiếm trong tổng số công nhân viên toàn doanh nghiệp.
- Tỷ trọng công viên phục vụ sản xuất so với tổng số công nhân sản xuất. - Tỷ trọng nhân viên quản lý so với tổng số công nhân viên toàn doanh nghiệp - Tỷ trọng công nhân viên phục vụ đời sống so với tổng số công nhân viên toàn
doanh nghiệp.
Phân công lao động ở nơi làm việc
- Phân công lao động phải phù hợp với khả năng và sở trường của người lao động. - Phân công chuyên môn công nhân.
- Phân công rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi người.
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
- Trang bị đầy đủ số loại và số lượng thiết bị, công cụ cho nơi làm việc. - Sắp xếp hợp lý cho nơi làm việc
+ Bố trí nơi làm việc phải phù hợp với thao tác cỉa người công nhân
+ Bố trí nơi làm việc phải đảm bảo an toàn lao động như bãi gỗ phải sắp xếp hợp lý để có lối cho o tô ra vào thuận tiện….
+ Bố trí nơi làm việc phải phù hợp với yêu cầu công nghệ - Phục vụ tốt nơi làm việc
Các hình thức tổ chức lao động
- Phân công chuyên môn - Hợp tác lao động
Công tác bảo hộ lao động
- Những biện pháp về mặt công nghệ và kỹ thuật
- Những biện pháp về xây dựng nhà cửa và vệ sinh công nghiệp - Những biện pháp về tổ chức
- Lập kế hoạch bảo hộ lao động