4.2.3.1. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
Bảng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức dộ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở các cấp bậc khác nhau trong cùng một nghề. Thông thường bảng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do Nhà nước quy định thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
Bảng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là căn cứ để xác định cấp bậc cho các công việc để xếp và nâng bậc cho công nhân và cũng là cơ sở để lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân trong doanh nghiệp.
Trong các phân xưởng người ta dựa vào bảng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật để xác định cấp bậc công việc, trên cơ sở đó bố trí công nhân có trình dộ thích hợp để đảm nhận công việc.
Việc xác định đúng đắn các cấp bậc công việc còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích công nhân nâng cao trình độ tay nghề.
4.2.3.2. Thang lương
Thang lương là bảng các hệ số so sánh giữa tiền lương của mỗi cấp bậc với mức lương tối thiểu.
Mỗi thang lương có một số cấp bậc nhất định, vì thế sẽ có các hệ số cấp bậc tương ứng phù hợp với từng bậc trong bảng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Mỗi hệ số này được gọi là hệ số cấp bậc lương.
Hệ số cấp bậc lương là tỷ lệ so sánh mức lương ở một cấp bậc nào đó so với mức lương tối thiểu. Có ba loại hệ số lương: hệ số lương lũy tiến, hệ số lương đều đặn và hệ số lương giảm dần.
Đặc điểm của mỗi thang lương còn thể hiện bằng các hệ số tăng giữa các bậc lương. Mỗi loại hệ số tăng khác nhau sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động phấn đấu nâng cao trình độ lành nghề của mình.
Theo quy định của Nhà nước hiện nay, thang lương được xây dựng cho từng nghề. Trong doanh nghiệp lâm nghiệp thường có nhiều nghề khác nhau nên phải áp dụng nhiều thang lương khác nhau như:
- Thang lương cho công nhân lâm sinh.
- Thang lương cho công nhân khâu chế biến lâm sản. - Thang lương cho công nhân cơ khí.
- Thang lương công nhân lái xe. - Thang lương nhân viên gián tiếp…
4.2.3.3. Mức lương
Mức lương là số tiền lương trả cho công nhân lao động trong một đơn vị thời gian tương ứng với các cấp bậc trong thang lương.
Mức lương của một bậc nào đó trong thang lương được tính bằng cách nhân mức lương tối thiểu với hệ số cấp bậc tương ứng.
Công thức tính như sau:
Li = Lo .Ki
Trong đó
Li mức tiền lương của bậc i Lo mức tiền lương tối thiều Ki hệ số cấp bậc i
Mức tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quyết định trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình, nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tùy theo đơn vị thời gian, người ta phân biệt
- Mức lương tháng. - Mức lương ngày. - Mức lương giờ
4.2.3.4. Chế độ phụ cấp lương
Chế độ tiền lương nhiều bậc được áp dụng thống nhất cho tất cả các ngành và tất cả các vùng trong toàn quốc. Trong khi đó lại tồn tại sự chênh lệch về điều kiện kinh tế và điều kiện sinh hoạt giữa các khu vực tự nhiên và xã hội, và có sự khác nhau về điều kiện lao dộng giữa các ngành nghề. Vì vậy, chế độ phụ cấp có tác dụng bổ sung làm cho chế độ tiền lương cấp bậc được công bằng hơn và hợp lý hơn.
Trong các doanh nghiệp có thể áp dụng các loại phụ cấp lương sau đây:
Phụ cấp khu vực nhằm bù đắp cho công nhân, viên chức, công chức làm việc ở
những vùng có điều kiện khí hậu khó khăn, xa xôi hẻo lánh, đi lại, sinh hoạt khó khăn nhằm góp phàn ổn định lao động ở những vùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi. Phụ
cấp khu vực áp dụng cho các đối tượng hưởng lương, hưởng trợ cấp hàng tháng có tính chất lương và được quy định cụ thể cho từng địa phương, từng vùng.
Phụ cấp thu hút nhằm khuyến khích công nhân, viên chức, công chức đến làm
việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế ở đảo xa đất liền, ở đó thời gian đầu chưa có cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống vật chất của ngườ lao động. Phụ cấp thu hút được áp dụng đối với công chức, viên chức hành chính (kể cả lao động hợp đồng) công nhân viên chức trong các doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên trong các cơ quan đảng, đoàn thể được điều dộng đến nơi làm việc.
Phụ cấp trách nhiệm nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc
làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp lưu động nhằm bù đắp cho những người làm một số công việc hoặc một
số nghề thường xuyên thay đổi nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định và có nhiều khó khăn
Phụ cấp độc hại nguy hiểm được áp dụng đối với những người làm việc trong các
ngành nghề, công việc có độc hại, nguy hiểm và được Nhà nước quy định cụ thể…