QUẢN LÝ SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG TRONG DNLN

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP (Trang 31 - 70)

2.4.1. Vai trò, đặc điểm sử dụng rừng và đất rừng trong doanh nghiệp LN

2.4.1.1. Vai trò của rừng và đất rừng trong doanh nghiệp lâm nghiệp

Rừng và đất rừng là tư liệu sản xuất chủ yếu nhất và đặc trưng của doanh nghiệp lâm nghiệp. Rừng và đất rừng là nơi sinh sống của hệ động thực vật và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học. Đất rừng cung cấp các nguồn dinh dưỡng, nước và khoáng chất cho cây trồng. Năng suất cây trồng phụ thuộc nhiều vào độ phì của đất canh tác. Từ đất rừng, có thể trồng được các loài cây lấy gỗ, tạo ra vùng nguyên liệu công nghiệp ổn định. Từ đất rừng với phương thức nông lâm kết hợp, có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật rừng, sản xuất ra nhiều đặc sản quý khác.

Như vậy rừng và đất rừng là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất để tổ chức và sản xuất kinh doanh gỗ, các loại lâm sản khác, kết hợp phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Việc quản lý và sử dụng hợp lý rừng và đất rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý doanh nghiệp lâm nghiệp.

2.4.1.2. Đặc điểm sử dụng rừng và đất rừng

i) Việc sử dụng, bảo vệ rừng và đất rừng gắn liền với nhau

Những biện pháp sử dụng rừng và đất rừng hợp lý cũng chính là biện pháp bảo vệ rừng và đất rừng có hiệu quả. Đất rừng nếu không đưa vào sử dụng sẽ bị xói mòn, rửa trôi và giảm độ màu mỡ của đất. Ngược lại, đất trống đồi núi trọc nếu được trồng cây và chăm sóc cây hợp lý sẽ chống được xói mòn, rửa trôi, tăng độ phì cho đất kinh doanh ổn định lâu dài. Như vậy, muốn sử dụng phải bảo vệ, bảo vệ tốt thì sử dụng tốt.

ii) Thường xuyên phát sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng tăng lên về lâm sản và môi trường với khả năng có hạn của rừng

Ngày nay, rừng không những cung cấp lâm đặc sản quý, mà còn có tác dụng bảo vệ đất, nuôi dưỡng nguồn nước và làm trong sạch môi trường sống.

Hơn nữa rừng còn là nơi tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học. Nhưng cùng với sự phát triển nền kinh tế, sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp, đô thị mạnh mẽ và sự bùng nổ dân số đã làm cho rừng ngày càng thu hẹp về diện tích, sút kém về chất lượng và làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho rừng bị suy giảm là sự can thiệp vô ý thức của con người. Sự chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy, săn bắt chim thú và những tác động sai lầm khác trong các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, trong các chính sách kinh tế xã hội. Trong khi đó, nhu cầu đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trồng cây lương thực, cây công nghiệp và nhu cầu phát triển kinh tế không ngừng tăng lên. Nhu cầu về gỗ và các lâm sản ngoài gỗ khác cũng không ngừng tăng lên. Từ đó phát sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng cung cấp lâm sản trong doanh nghiệp lâm nghiệp. Vì vậy, các doanh

nghiệp lâm nghiệp cần nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đẩy mạnh thâm canh rừng, áp dụng các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật để nâng cao năng suất rừng, đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng các loại vật liệu khác thay thế lâm sản. Đó là phương hướng tất yếu, lâu dài và có hiệu quả để giải quyết mâu thuẫn trên.

iii) Việc sử dụng rừng và đất rừng luôn mang tính xã hội sâu sắc

Rừng và đất rừng đã từng là tư liệu sản xuất lâu đời của nhân dân các dân tộc miền núi. Vì vậy, để sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả bảo vệ và phát triển vốn rừng thì các doanh nghiệp cần thực hiện việc giao khoán rừng và đất rừng cho các hộ gia đình kinh doanh ổn định lâu dài. Đó là biện pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng rừng không có chủ thực sự, hạn chế sự lấn chiếm đất rừng đồng thời huy động được các nguồn lực của nhân dân và thu hút được người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả.

2.4.2. Mục tiêu nhiệm vụ quản lý rừng và đất rừng trong doanh nghiệp lâm nghiệp

2.4.2.1. Mục tiêu quản lý rừng và đất rừng

- Đảm bảo đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao và sản lượng rừng ổn định. - Sản phẩm đa dạng nhiều công dụng.

- Các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả. - Môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện.

2.4.2.2. Nhiệm vụ quản lý rừng

Đất rừng là những khu đất được quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp như: đất rừng tự nhiên, đất có rừng trồng, đất trống được quy hoạch trồng rừng. Để quản lý đất rừng có hiệu quả cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

- Xác định rõ ranh giới đất rừng do doanh nghiệp quản lý trên bản đồ và trên thực địa. Đất rừng phải được phân chia thành các phân trường, tiểu khu, khoảnh, lô trên toàn bộ diện tích và đánh số hiệu đúng theo quy trình kỹ thuật để dễ dàng kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tài nguyên rừng một cách chính xác.

- Xác định người chủ cụ thể, trực tiếp trên từng lô, khoảnh, tiểu khu và phân trường. Đó là các tiểu khu trưởng, phân trường trưởng và các hộ gia đình nhận khoán đất rừng để kinh doanh lâu dài. Cần có những cơ chế hưởng lợi hợp lý để gắn quyền lợi và trách nhiệm của các chủ rừng trong việc quản lý bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất rừng.

- Phải có biện pháp sử dụng đất phù hợp tới từng lô, khoảnh, tiểu khu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Có phương án quản lý bảo vệ, nâng cao độ phì cho đất rừng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng lô, khoảnh, tiểu khu.

2.4.2.3. Nhiệm vụ quản lý rừng

- Phải mở sổ sách theo dõi, thống kê hiện trạng và tình hình biến động của tài nguyên rừng trên từng lô, khoảnh, tiểu khu. Định kỳ kiểm kê đánh giá tài nguyên rừng để đưa ra các phương án kinh doanh rừng phù hợp.

- Thực hiện những biện pháp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả, chú ý đầy đủ cả 3 mặt: phòng chống sâu bện hại rừng, phòng chống cháy rừng, phòng chống người và gia súc phá hoại rừng.

- Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái.

2.4.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng rừng và đất rừng

2.4.3.1. Những giải pháp về mặt kỹ thuật

Quy hoạch sử dụng đất đai: điều tra cơ bản về rừng và đất rừng phải đi trước một bước, chỉ có trên cơ sở nắm vững tài nguyên rừng và đất rừng về mặt số lượng và chất lượng mới tiến hành quản lý sử dụng đất theo một quy hoạch hợp lý.

- Tăng cường trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

- Lựa chọn những loài cây thích hợp với mục tiêu kinh doanh và điều kiện tự nhiên. - Áp dụng các biện pháp thâm canh thích hợp trong kinh doanh rừng.

- Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh tổng hợp trên từng diện tích rừng và đất rừng.

- Chú trọng trồng cây cải tạo và bảo vệ đất để nâng cao độ phì của đất.

2.4.3.2. Các pháp về mặt kinh tế xã hội

- Đẩy mạnh khoán kinh doanh lâu dài cho các hộ thành viên.

- Thực hiện các chính sách về khuyến khích hỗ trợ đối với các hộ thành viên, các đơn vị trong kinh doanh rừng.

- Đẩy mạnh chương trình tuyên truyền, phổ cập lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm, phát triển các mô hình nông lâm kết hợp.

- Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho các hộ gia đình, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất rừng trong doanh nghiệp lâm nghiệp.

2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý sử dụng rừng và đất rừng

Để đánh giá trình độ quản lý sử dụng rừng và đất rừng người ta dùng hệ thống chỉ tiêu sau đây.

2.4.4.1. Độ che phủ của rừng

Là tỷ lệ giữa diện tích đất có rừng che phủ so với tổng diện tích đất lâm nghiệp do doanh nghiệp quản lý.

Độ che phủ của rừng được tính theo công thức sau:

ln .100(%) r cp S K S = Trong đó: Sr diện tích có rừng

Sln tổng diện tích đất lâm nghiệp do doanh nghiệp quản lý

2.4.4.2. Tỷ lệ tăng trưởng thực tế của rừng

Là hệ số thể hiện tỷ lệ giữa lượng tăng trưởng thực tế đạt được của rừng so với lượng tăng trưởng lớn nhất có thể đạt được.

Lượng tăng trưởng thực tế được tính theo lượng tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn doanh nghiệp. Khả năng tăng trưởng lớn nhất có thể đạt được xác định theo các kết quả nghiên cứu khoa học hoặc theo mức sản lượng đã đạt được của các doanh nghiệp tiên tiến trong khu vực.

ax tt m Q Kq Q ∆ = ∆ Trong đó: tt Q

∆ lượng tăng trưởng thực tế của rừng

ax

m

Q

∆ lượng tăng trưởng lớn nhất có thể đạt được

2.4.4.3. Giá trị kinh doanh phụ trên 1 ha đất lâm nghiệp

Đây là chỉ tiêu đánh giá trình độ kinh doanh tổng hợp, lợi dụng các tiềm năng của doanh nghiệp. Giá trị kinh doanh phụ trên 1 ha rừng được tính theo công thức sau:

ln p p Q K S = ∑ (đ/ha) Trong đó: p Q

∑ là tổng giá trị kinh doanh phụ trên phạm vi toàn doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ các hoạt động nông lâm kết hợp, chế biến tận dụng, thủ công mỹ nghệ, kinh doanh dược liệu, chăn nuôi …

2.4.4.4. Giá trị tổng sản lượng trên 1 ha đất lâm nghiệp

Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng doanh thu đạt được trong 1 năm bình quân cho 1 ha đất lâm nghiệp của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

ln c nr nn sb k Q Q Q Q Q TSL S + + + + = Trong đó:

Qc giá trị sản phẩm chính trong kinh doanh rừng Qnr giá trị thu nhập trong quá trình nuôi dưỡng rừng Qnn giá trị sản lượng của kinh doanh nông lâm kết hợp

Qsb giá trị của các hoạt động chăn nuôi, săn bắt trong phạm vi toàn doanh nghiệp Qk giá trị sản lượng của các thu nhập khác của doanh nghiệp

2.4.4.5. Mức thay đổi độ phì của đất rừng

Độ phì của đất thể hiện mức độ màu mỡ của đất rừng. Để đánh giá độ phì của đất rừng người ta dựa vào các chỉ tiêu cụ thể như: hàm lượng mùn trong đất, độ xốp, độ dày tầng đất, kết cấu đất, hàm lượng các chất dễ tiêu, hàm lượng các chất khoáng…

Mức thay đổi độ phì của đất được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu trước, trong và sau khi kết thức mỗi chu kỳ kinh doanh rừng

Mục tiêu đặt ra đối với doanh nghiệp là sau mỗi chu kỳ kinh doanh đất rừng phải ngày càng có độ phì cao hơn. Để đạt mục tiêu trên, tùy từng điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp thích hợp như: bón phân, trồng cây cải tạo đất, trồng cây phân xanh, chăm sóc tưới tiêu, áp dụng các biện pháp thâm canh rừng…

Chương 3

QUẢN LÝ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP

3.1. QUẢN LÝ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ TRONG DOANH NGHIỆP3.1.1. Nhiệm vụ và nội dung của công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị 3.1.1. Nhiệm vụ và nội dung của công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị

trong doanh nghiệp.

Máy móc thiết bị là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động, có ảnh hưởng quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Sản xuất ngày càng phát triển, trình độ cơ giới ngày càng cao, số lượng và số loại máy móc thiết bị dùng trong doanh nghiệp ngày càng nhiều. Do đó việc quản lý máy móc thiết bị là một nội dung quan trong công tác quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1.1.1. Nhiệm vụ của quản lý và sử dụng máy móc thiết bị

- Giữ gìn bảo quản tốt máy móc thiết bị, đảm bảo cho máy móc thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

- Khai thác đầy đủ năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.

- Giảm các chi phí về sử dụng máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh.

3.1.1.2. Nội dung chủ yếu của quản lý và sử dụng máy móc thiết bị

- Xây dựng các định mức sử dụng máy móc thiết bị. - Phục vụ tốt về kỹ thuật cho máy móc thiết bị.

- Xác định đúng năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, tính toán đúng nhu cầu cần dùng cho sản xuất và khai thác đầy đủ năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.

- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

3.1.2. Định mức sử dụng máy móc thiết bị

Trong thực tế có 2 loại định mức sử dụng máy móc thiết bị sau đây: - Định mức thời gian công tác của máy móc thiết bị.

- Định mức năng suất của máy móc thiết bị.

3.1.2.1. Định mức thời gian công tác có ích của máy móc thiết bị.

Định mức thời gian công tác có ích của máy móc thiết bị là quy định thời gian làm việc ít nhất phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) trên cơ sở đảm bảo chế độ công tác hợp lý và phù hợp với đặc điểm kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp. Định mức thời gian công tác có ích của máy móc thiết bị có thể được xác định theo công thức sau đây:

Ti = (Tli - Tsc - Tnl ) . Kca (ca máy/năm) Trong đó:

Ti : thời gian công tác có ích của máy móc thiết bị trong năm Tli : thời gian theo lịch trong năm (365 ngày)

Tsc : thời gian ngừng việc để sửa chữa và chờ sửa chữa trong năm (chỉ tính những loại bảo dưỡng và sữa chữa mà máy phải ngừng việc từ 1 ngày trở lên)

Tnl : số ngày nghỉ lễ và chủ nhật theo chế độ hiện hành trong năm

Kca : hệ số ca, là số ca máy làm việc bình quân trong 1 ngày đêm của thiết bị

Khi tính thời gian công tác có ích trong năm, vấn đề chủ yếu là xác định đúng đắn thời gian máy ngừng việc để sửa chữa và hệ số ca.

Đối với sản xuất lâm nghiệp điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn như máy móc thiết bị phải làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, đối tượng lao động cồng kềnh, nặng nề, đường vận chuyển xấu, điều kiện địa hình phức tạp … Vì vậy, khi

định mức thời gian phải phân tích đầy đủ những nhân tố ảnh hưởng, có những biện pháp hạn chế đến mức tối đa những khó khăn trở ngại, lợi dụng những điều kiện thuận lợi đảm bảo sử dụng hợp lý nhất năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.

3.1.2.2. Định mức năng suất của máy móc thiết bị

Năng suất của máy móc thiết bị là số lượng sản phẩm ít nhất hoặc khối lượng công tác nhỏ nhất phải đạt được trong một đơn vị thời gian (thường là 1 ca máy) trong điều kiện phục vụ kỹ thuật hợp lý và ứng dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.

Năng suất máy móc thiết bị thường tính cho đơn vị là 1 ca máy.

Để xác định mức năng suất ca cho máy móc thiết bị người ta sử dụng phương pháp phổ biến nhất là phương pháp tính toán phân tích.

Theo phương pháp này, việc định mức năng suất của thiết bị được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Sử dụng phương pháp chụp ảnh thời gian ca làm việc để xác định các tiêu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP (Trang 31 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w