QUẢN LÝ SỬ DỤNG VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP (Trang 43 - 70)

3.2.1. Phân loại vật tư trong doanh nghiệp lâm nghiệp

3.2.1.1. Phân loại theo công cụ

Theo cách phân loại này, vật tư được chia thành các loại như sau:

- Nguyên liệu chính: là những loại vật tư được sử dụng để cấu thành thực thể của sản phẩm. Nó là thành phần chủ yếu tạo nên trọng lượng hay khối lượng của sản phẩm.

- Vật liệu phụ: là những loại vật tư được dùng phối hợp với nguyên liệu chính để tạo nên thực thể sản phẩm, tạo ra và duy trì một số thuộc tính của nguyên liệu chính.

- Các loại dụng cụ sản xuất: gồm những loại tư liệu lao động nhưng không đủ tiêu chuẩn để xếp vào tài sản cố định.

- Nhiên liệu: là loại vật tư được sử dụng để cung cấp nhiệt năng

- Phụ tùng thay thế: bao gồm những chi tiết của máy móc thiết bị để dự trữ cho công tác sửa chữa bảo dưỡng.

Các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng chỉ tham gia 1 lần vào quá trình sản xuất vận chuyển toàn bộ giá trị của mình vào giá trị sản phẩm.

3.2.1.2. Phân loại theo thuộc tính tự nhiên của vật tư

Phân loại theo thuộc tính tự nhiên tức là phân theo tính chất vật lý, hóa học của các loại vật tư như:

- Kim loại đen - Kim loại màu

- Vật tư chất rắn phi kim loại - Vật tư dạng lỏng

- Vật tư dạng khí

Phương pháp phân loại này cho biết cách sắp xếp, bảo quản dự trữ vật tư kỹ thuật trong kho và danh mục vật tư cần dùng.

3.2.1.3. Phân loại theo mục đích sử dụng

Theo cách phân loại này vật tư được phân theo đối tượng sử dụng như:

- Vật tư dùng vào sản xuất, bao gồm loại vật tư được dùng trực tiếp cho việc chế tạo ra sản phẩm.

- Vật tư dùng cho sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị và tài sản cố định

- Vật tư dùng để bán ra ngoài, là loại vạt tư do doanh nghiệp mua về hoặc sản xuất ra với mục đích bán thu lợi nhuận.

- Vật tư dùng cho quản lý

Phân loại theo cách này giúp ta xác định rõ trách nhiệm cung cấp, quản lý, cấp phát vật tư đúng đối tượng, tránh được những lãng phí trongg quá trình sử dụng và bảo quản vật tư.

3.2.2. Nội dung công tác quản lý vật tư trong doanh nghiệp

3.2.2.1. Xây dựng định mức tiêu hao vật tư trong doanh nghiệp

Mức tiêu hao vật tư là lượng vật tư tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định.

Cơ cấu mức tiêu hao vật tư phản ánh các bộ phận hợp thành sau đây:

Phần tiêu dùng thuần túy, là phần tiêu dùng có ích, là phần trực tiếp tạo thành thực thể sản phẩm và là nội dung chủ yếu của định mức tiêu dùng vật tư. Phần tiêu dùng thuần túy thể hiện ở trọng lượng ròng của sản phẩm sau khi chế biến, được tính theo thiết kế sản phẩm, theo công thức lý thuyết hoặc trực tiếp cân đo sản phẩm, không tính phế liệu và hao phí bỏ đi.

Phần tổn thất do tính chất công nghệ, là phần hao phí cần thiết trong việc sản xuất sản phẩm, biểu hiện dưới dạng phế liệu, phế phẩm cho phép do những điều kiện cụ thể của kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ ở từng thời kỳ nhất định.

Có thể nói rằng định mức là cơ sở để quản lý trong các cơ sở sản xuất kinh doanh . Tùy theo những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp xây dựng định mức cho phù hợp.

Tuy nhiên, định mức tiêu hao vật tư là một chỉ tiêu động, phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện các mặt quản lý và không ngừng nâng cao trình độ lành nghề của công nhân.

Có các phương pháp sau đây để xác định định mức tiêu hao vật tư:

Phương pháp khảo sát phân tích

Phương pháp này dựa vào công thức kỹ thuật về tiêu hao vật tư trong sản xuất để tiến hành khảo sát từng yếu tố của công thức, đưa ra các tiêu chuẩn hợp lý để xây dựng định mức.

Phương pháp hệ số điều chỉnh

Phương pháp này dựa vào mưc tiêu hao vật tư của thời kỳ trước để xác định mức tiêu hao của kỳ này trên cơ sở tính đến các yếu tố thay đổi về điều kiện sản xuất để điều chỉnh.

Trong đó:

Đ2 : định mức tiêu hao vật tư cần xây dựng

Đ1 : định mức tiêu hao vật tư thực tế bình quân ở kỳ trước K1, K2, K3, … Kn: các hệ số thay đổi của điều kiện sản xuất

3.2.2.2. Tính lượng vật tư cần dùng

Tính lượng vật tư cần dùng cho sản xuất

Lượng vật tư cần dùng cho sản xuất là lượng vật tư cần thiết đảm bảo cho hoạt động sản xuất hoạt động bình thường, là lượng vật tư được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trong kỳ kế hoạch. Lượng vật tư cần dùng tính theo các phương pháp sau:

Phương pháp trực tiếp

Tính lượng vật tư cần dùng cho sản xuất bằng cách trực tiếp từ định mức tiêu hao và khối lượng nhiệm vụ sản xuất trong kỳ

Vsx = Qkh . Đvt

Trong đó:

Vsx Lượng vật tư cần dùng cho sản xuất

Qkh Khối lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ kế hoạch

Đvt Định mưc tiêu hao vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm

Phương pháp gián tiếp

Xác định lượng vật tư cần dùng cho sản xuất căn cứ vào khối lượng vật tư đã dùng năm trước và các hệ số điều chỉnh cảu năm kế hoạch.

1 1 . kh . sxk sx vt Q V V K Q = Trong đó:

Vsxk Lượng vật tư cần dùng cho sản xuất kỳ kế hoạch Vsx1 Lượng vật tư thực tế đã dùng của kỳ trước

Qkh Khối lượng sản xuất của kỳ kế hoạch và kỳ trước Kvt Hệ số thay dổi mức tiêu hao vật tư so với kỳ trước

Tính lượng vật tư cần dùng cho dự trữ

Lượng vật tư dự trữ là lượng vật tư tồn kho cần thiết được quy định trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường. Lượng vật tư dữ trự bao gồm các loại dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm và dự trự mùa vụ.

Lượng vật tư dự trữ thường xuyên:

Là lượng vật tư cần phải dự trữ trong kho của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất giữa 2 lần cung cấp kế tiếp nhau. Lượng vật tư dự trữ thường xuyên lớn nhất được tính theo công thức sau:

Vtxmax = Vn . Tcc

Vtxmax lượng vật tư dự trữ thường xuyên lớn nhất

Vn lượng vật tư cần dùng cho sản xuất bình quân 1 ngày đêm

Tcc thời gian giữa 2 lân cung cấp

Số lượng vật tư dự trữ thường xuyên lớn nhất bị tiêu hao dần trong quá trình sản xuất, nó giảm đi hàng ngày cho đến khi hết thì lại có đợt cung cấp tiếp theo. Do đó xuất hiện con số bình quân gọi là lượng dự trữ bình quân.

Lượng vật tư dự trữ thường xuyên bình quân được tính theo công thức sau:

max

2

t

V V =

Khối lượng dự trữ thường xuyên phụ thuộc vào vị trí của thị trường , nguồn vốn huy động, chu kỳ sản xuất và sự ổn định của thị trường.

Lượng vật tư dự trữ bảo hiểm:

Là lượng vật tư dự trữ được sử dụng trong trường hợp kế hoạch cung cấp không đảm bảo, vật tư về chậm. Lượng vật tư bảo hiểm được tính theo công thức sau:

Vbh = Vn . Tbh

Trong đó:

Vbh lượng vật tư dự trữ bảo hiểm

Vn lượng vạt tư cần dừng cho sản xuất

Tbh số ngày dự trữ bảo hiểm, được xác định thông qua việc theo dõi thống kê tình hình nhỡ hẹn của người cung cấp năm trước.

Lượng vật tư dự trữ mùa vụ

Được sử dụng khi doanh nghiệp cần sử dụng các loại vật tư được thu hoạch theo từng mùa vụ. Lượng vật tư dự trữ muà vụ được tính theo công thức sau:

Vmv = Vn . Tmv

Trong đó:

Vmv lượng vật tư dự trữ mùa vụ

Tmv số ngày không được cung cấp vật tư vì lý do mùa vụ

3.2.2.3. Các biên pháp sử dụng tiết kiệm vật tư

Để sử dụng tiết kiệm vật tư trong sản xuất kinh doanh có thể áp dụng những hướng biện pháp chủ yếu sau đây:

- Cải tiến, hoàn thiện công nghệ và kỹ thuật sản xuất

- Cải tiến kết cấu sản phẩm để giảm bớt tiêu hao nguyên vật liệu.

- Nghiên cứu thay thế những vật liệu đắt tiền bằng những vật liệu rẻ tiền hơn

- Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguyên vật liệu, sử dụng triệt để phế liệu, phế phẩm. - Hoàn thiện công tác định mức sử dụng vật tư

- Hoàn thiện nội quy, quy chế quản lý vật tư.

- Thực hiện việc hạch toán mở sổ sách theo dõi vật tư chặt chẽ.

- Thực hiện việc kiểm tra chặt chẽ khâu quản lý vật tư, có chế độ thưởng phạt để khuyến khích sử dụng tiết kiệm chống lãng phí vật tư.

Chương 4

QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP

4.1. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

4.1.1. Nội dung và ý nghĩa công tác quản lý lao dộng trong doanh nghiệp

4.1.1.1. Nội dung của quản lý lao động trong doanh nghiệp

Quản lý lao động là quản lý yếu tố con người trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý lao động là quá trình bao gồm các hoạt động, tuyển chọn, bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động trong doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu trong kinh doanh.

Công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau: - Xây dựng các tiêu chuẩn về sử dụng lao động

- Xác định nhu cầu cần sử dụng lao động

- Chọn lựa và phân công, bố trí lao động theo yêu cầu công việc - Đảm bảo các điều kiện an toàn lao động

- Quản lý tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác - Áp dụng các biện pháp kích thích đối với người lao động

4.1.1.2. Đặc điểm của công tác chuẩn bị sản xuất trong doanh ngÝ nghĩa của công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp

Lao động là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Quản lý lao động giữ vai trò trọng yếu trong tất cả các hoạt động của các nhà quản trị, nó giúp cho các nhà quản trị thực hiện được mục tiêu thông qua sự nỗ lực của người lao động.

Các nhà quản trị sẽ thất bại nếu tuyển dụng không đúng người, giao không đúng việc và quan trọng là không biết khuyến khích mọi người để cùng với mình đạt được mục tiêu.

Quản lý lao động là một bộ phận không thể thiếu của quản lý sản xuất kinh doanh , nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng, chất lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp để con người có thể đóng góp nhiều sức lực cho các mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo cơ hội phát triển không ngừng bản thân họ.

Mỗi người lao động đều có thế giới riêng về mặt tâm lý, họ có sự khác nhau về phẩm chất cá nhân như năng lực, sở thích, nguyện vọng, mơ ước. Chính vì vậy các nhà quản trị phải tìm hiểu phải biết cách động viên và đáp ứng nhu cầu về cá nhân người lao động mới giúp họ gắn bó với các doanh nghiệp.

Quản lý lao động giúp cho các nhà quản trị biết được cách giao tiếp với người khác, biết đặt câu hỏi, biết lắng nghe và biết tìm ra được ngôn ngữ chung đối với các nhân viên, biết cách nhạy cảm về các nhu cầu cảu nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên và biết lôi cuốn họ vào các hoạt động để say mê với công việc và khắc phục được những sai lầm trong quá trình tuyển dụng.

4.1.2. Công tác tuyển dụng và hợp đồng lao động

4.1.2.1. Công tác tuyển dụng lao động

Công tác tuyển dụng lao động được tiến hành trên cơ sở đảm bảo nhu cầu về lao động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tìm người làm việc thông qua các nguồn sau:

- Những người nộp đơn xin việc tại doanh nghiệp. - Thông qua các trường đào tạo

- Thông qua sự giới thiệu của những người đang làm việc tại doanh nghiệp. - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Việc tuyển chọn lao động cần thực hiện theo trình tự các bước sau đây:

Bước 1: Thu nhận đơn xin làm việc của các ứng viên, qua đơn này có thể thu thập các

thông tin về người định tuyển chọn

Bước 2: Kiểm tra thông tin vè người xin việc thông qua các kênh thông tin thích hợp.

Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp người lao động nhằm kiểm tra và đánh giá cụ thể hơn

những vấn đề cần quan tâm.

Bước 4: Kiểm tra tay nghề thông qua công việc cụ thể, qua đó đánh giá khả năng của

người xin việc.

Bước 5: kiểm tra sức khỏe, thông thương được tiến hành ở những cơ sở y tế có thẩm

quyền.

Bước 6: Ký hợp đồng lao động.

4.1.2.2. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người có sức lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả lương trên cơ sở xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình sử dụng lao động.

Trong doanh nghiệp thường có các hình thức hợp đồng lao động sau đây:

- Hợp đồng lao động dài hạn hoặc không thời hạn thường dùng cho các công việc ổn định, lâu dài và đòi hỏi người lao động có trình độ cao.

- Hợp đồng có thời hạn thường áp dụng cho các công việc thông thường trong doanh nghiệp.

- Hợp đồng theo thời vụ hay theo công việc.

Bản hợp đồng cần ghi rõ các các nội dung sau đây:

- Công việc và chức vụ của người lao động đảm nhiệm. - Nơi làm việc cụ thể trong doanh nghiệp.

- Mức tiền lương hay tiền công, điều kiện tăng lương.

- Thời hạn hiệu lực của hợp dồng, ngày có hiệu lực của hợp đồng. - Thỏa thuận về bảo hộ lao động, an toàn lao động và bảo hiểm lao động - Thời gian thử việc, tiền lương trong thời gian thử việc…

Ngoài ra có thể có các điều khoản khác: nhà ở, y tế, tiền trợ cấp …

Thông thường các hợp đồng lao động phải được đăng ký tại cơ quan chính quyền địa phương.

Trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có thể chấm dứt hợp đồng.

4.1.2.3. Huấn luyện và phát triển khả năng của người lao động

Huấn luyện lao động là nhằm bồi dưỡng nâng cao và phát triển khả năng làm việc, trình độ nghề nghiệp của người lao động. Trên cơ sở đó cung cấp đầy đủ nhân lực cần thiết đảm bảo về số lượng và chất lượng cho doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức huấn luyện lao động như: - Huấn luyện tại chỗ theo hình thức kèm cặp bồi dưỡng.

- Mở lớp huấn luyện ngoài giờ - Mở lớp huấn luyện theo chuyên đề. - Gửi đi học tại các cơ sở khác.

- Tổ chức tham quan, thao diễn kỹ thuật. - ……..vv

4.1.3. Công tác định mức lao động

4.1.3.1. Khái niệm và phân loại

Định mức lao động là công việc xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn về sử dụng lao động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Mức lao động là những tiêu chuẩn cụ thể về việc sử dụng lao động đối với những công việc cụ thể của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP (Trang 43 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w