Các hình thức trả lương

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP (Trang 56 - 62)

Có hai hình thức trả lương chủ yếu là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Mỗi hình thức trả lương có những ưu nhược điểm nhất định và nó chỉ thích hợp với những công việc hoặc điều kiện sản xuất cụ thể nào đó.

4.2.4.1. Trả lương theo thời gian

Tiền lương theo thời gian là tiền lương được xác định theo trình độ kỹ thuật của công nhân (thể hiện bằng cấp bậc lương) và thời gian làm việc thực tế của họ.

Tiền lương theo thời gian có thể được xác định theo biểu thức sau:

tcni 0 ( cni p). i lv L L K K T T = +∑ (đồng / tháng) Trong đó

Ltcni tiền lương theo thời gian của công nhân i L0 mức tiền lương tối thiểu một tháng

Kcni hệ số tiền lương hiện hưởng của công nhân i

p

K

tổng các hệ số phụ cấp mà công nhân i được hưởng Ti số ngày làm việc của công nhân i

Hình thức trả lương theo thời gian rất đơn giản dễ tính toán, nhưng có nhược điểm rất quan trọng là dùng thời gian làm việc làm thước đo hao phí về số lượng lao động, đồng thời chấp nhận hệ số bậc lương được xếp làm thước đo phân biệt chất lượng lao động để trả lương nên chưa quán triệt một cách chặt chẽ nguyên tắc phân phối theo lao động.

Hình thức này thường áp dụng cho các đối tượng lao động khó xây dựng được định mức và khó thống kê được kết quả lao động cụ thể của từng người như lao động gián tiếp, lao động trực tiếp trên dây truyền … và cả ở những khâu mà nếu áp dụng trả lương sản phẩm thì không có lợi.

4.2.4.2. Trả lương theo sản phẩm

Tiền lương trả theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động dựa trên số lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành, được nghiệm thu và đơn giá sản phẩm thống nhất cho từng loại sản phẩm.

Lsp = ∑(Spi.D )gi

Trong đó

Lsp lương sản phẩm trả cho công nhân

Spi số lượng sản phẩm i do công nhân hoàn thành được nghiệm thu Đgi đơn giá thống nhất tính cho 1 đơn vị sản phẩm i

Đơn giá tiền lương thống nhất trả cho sản phẩm i được xác đinh theo biểu thức sau đây: Dgi 0 .( cvi p). ti lv L K K M T = +∑ (đồng/sản phẩm) Trong đó

Kcvi hệ số lương cấp bậc công việc quy định cho sản phẩm i Mti định mức thời gian để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm i

Hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ vào mức lương cấp bậc công việc thể hiện chất lượng lao động và định mức sản lượng thể hiện số lượng sản phẩm hoàn thành trong một đơn vị thời gian. Người ta sử dụng số lượng sản phẩm hợp quy cách làm thước đo để trả lương nên nó xác định được số lượng lao động thực tế mà người lao động đã bỏ ra.

Khi trả lương theo sản phẩm, tiền lương mà công nhân nhận được hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng lao động đã hao phí, phụ thuộc vào kết quả lao động mà họ đã đạt được. Như vậy, nó quán triệt một cách tốt nhất nguyên tắc phân phối theo lao động.

Thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm sẽ thúc đẩy công nhân làm việc tự giác, khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và nâng cao trình độ kỹ thuật lành nghề. Trả lương theo sản phẩm cũng thúc đẩy cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và không ngừng tăng năng suất lao động.

Hình thức trả lương theo sản phẩm được chia làm nhiều loại: tiền lương sản phẩm cá nhân, tiền lương sản phẩm tập thể, tiền lương sản phẩm gián tiếp và tiền lương sản phẩm lũy tiến…

Tiền lương sản phẩm cá nhân

Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp là tiền lương tính trả trực tiếp cho từng công nhân theo số lượng sản phẩm đã được nghiệm thu của họ.

Qua trả lượng sản phẩm cá nhân, mỗi công nhân thấy rõ mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động của họ nên khuyến khích mạnh mẽ công nhân nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ làm việc, thúc đẩy không ngừng tăng năng suất lao động.

Tiền lương sản phẩm tập thể

Là tiền lương sản phẩm tính cho cả tập thể công nhân trên cơ sở số lượng sản phẩm mà tổ đã hoàn thành được nghiệm thu và đơn giá tiền lương tổng hợp. Tiền lương sản phẩm tập thể có thể được xác định theo biểu thức sau:

Lsto = ∑ (S Dpti. gthi)

Trong đó

Lsto lương sản phẩm trả cho cả tổ công nhân

Đgthi đơn giá tổng hợp tính cho 1 đơn vị sản phẩm i

Đơn giá tiền lương thống nhất trả cho sản phẩm i được xác định theo biểu thức sau đây: Dgi 0 .( cvi p). ti lv L K K M T = +∑ (đồng/sản phẩm ) Trong đó

Kcvi hệ số lương cấp bậc công việc quy định cho sản phẩm i Mti định mức thời gian tổng hợp của tổ cho 1 đơn vị sản phẩm i

Khi trả lương sản phẩm tập thể, vấn đề chia lương là hết sức quan trọng. Vì chính tiền lương mà mỗi công nhân nhận được phải tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã hao phí thì tác dụng kích thích tăng năng suất lao động của chế độ tiền lương mới được phát huy.

Sau đây xin giới thiệu một số phương pháp chia lương thường được áp dụng trong các doanh nghiệp.

Chia lương theo thời gian làm việc thực tế sto . cni i i L L T T = ∑ Trong đó

Lcni tiền lương sản phẩm chia cho công nhân i Lsto tổng số tiền lương sản phẩm cả tổ

Ti thời gian làm việc của công nhân i

i

T

∑ tổng thời gian làm việc thực tế của cả tổ

Phương pháp chia lương sản phẩm theo thời gian làm việc thực tế của công nhân đơn giản, dễ tính toán, nhưng có nhược điểm là khi chia lương đã không tính đến trình độ lành nghề của mỗi người và cũng không xét tới thái độ lao động của họ. Do đó, chia lương theo thời gian cũng giống như trả lương theo thời gian ít có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động.

Chia lương theo hệ số thời gian

. . . sto cni i i i i L L T K T K = ∑ Trong đó

Ki hệ số thời gian của công nhân i

Ti .Ki thời gian làm việc thực tế của công nhân i

Phương pháp trả lương theo hệ số thời gian đã xét tới 2 nhân tố: thời gian làm việc thực tế (thể hiện số lượng lao động hao phí) hệ số cấp bậc lương (thể hiện chất lượng lao động hao phí) do đó quán triệt hơn một bước về nguyên tắc phân phối theo lao động. Nhưng phương pháp chia lương này vẫn còn nhược điểm là không xét tới thái độ lao động

Chia lương theo hệ số điểm

. . . sto cni i i i i L L T D T D = ∑ Trong đó

Đi.Ki hệ số điểm đạt được trong tháng của công nhân i

Số điểm của mỗi người được bình xét hàng ngày và cộng lũy tích thành số điểm hàng tháng. Nguyên tắc cho điểm dựa vào 3 yếu tố: số giờ thực tế đã làm hàng ngày, thái độ lao động và kết quả lao động.

Ưu điểm của phương pháp chia lương này là việc đánh giá số lượng lao động hao phí có xét tới thái độ lao động và kết quả lao động nên công bằng hơn.

Tuy vậy, việc bình xét điểm hàng ngày rất phức tạp, mất nhiều thời gian, dễ gây tâm lý nặng nề trong tổ nên thực tế cũng ít áp dụng.

Chia lương theo hệ số điều chỉnh Lcni= Ltcni . Hdc

Trong đó

Ltcni lương tính theo thời gian của công nhân i Hdc hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh được tính theo biểu thức sau: dc sto tto L H L = Với

Lsto tổng số lương theo sản phẩm toàn tổ Ltto tổng số lương theo thời gian của cả tổ

Phương pháp chia lương này đơn giản, người công nhân có thể kiểm tra số tiền của mình. Nhưng có nhược điểm là mang tính bình quân, chưa tính đến thái độ và chất lượng công việc của người công nhân.

Phương pháp chia lương kết hợp hệ số thời gian với hệ số điểm

Theo phương pháp này lương sản phẩm của tổ được chia thành 2 phần: phần ứng với lương cấp bậc tháng kể cả phụ cấp của toàn tổ- phần lương này được chia theo phương pháp hệ số thời gian, còn phần lương vượt lên của tổ được chia theo hệ số điểm.

Phương pháp chia lương hỗn hợp đảm bảo công bằng hơn, nhưng tính toán khá phức tạp.

Tiền lương sản phẩm gián tiếp

Được áp dụng cho công nhân phục vụ sản xuất chính như: công nhân hàn mài trong phân xưởng xẻ, công nhân sửa chữa điện trong phân xưởng cơ khí…

Lspp = ∑(S Dpc. gp) Trong đó

Lspp lương sản phẩm trả cho công nhân phụ và phục vụ

Spc số lượng sản phẩm của công nhân chính hoàn thành được nghiệm thu Đgp đơn giá thống nhất trả cho công nhân phụ tính cho 1 đơn vị sản phẩm

Đơn giá tiền lương phụ trả cho sản phẩm i được xác định theo biểu thức sau đây

gi 0 .( cvp p). ti lv L D K K M T = +∑ (đồng/sản phẩm ) Trong đó

Kcvp hệ số lương cấp bậc công việc quy định cho công việc phụ

Khi trả lương sản phẩm gián tiếp, tiền lương của công nhân phụ và phục vụ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm thực hiện được của công nhân sản xuất chính. Vì vậy,

công nhân phục vụ phải tìm mọi biện pháp cải tiến công tác và nâng cao chất lượng phục vụ để tạo điều kiện cho công nhân sản xuất chính tăng năng suất lao động.

Tiền lương sản phẩm lũy tiến

Là tiền lương trả theo nhiều đơn giá khác nhau cho cùng một loại công việc. đơn giá lương của số sản phẩm vượt định mức cao hơn đơn giá của số sản phẩm trong định mức, tỷ lệ hoàn thành vượt mức càng cao thì đơn giá càng cao.

Trả lương sản phẩm lũy tiến sẽ kích thích tăng năng suất lao động rất mạnh, nhưng ở đây tốc độ tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động. cho nên chỉ áp dụng ở khâu yếu và trong một thời gian nhất định. Khi sản lượng ở khâu yếu đã tăng lên đủ mức cần thiết, đảm bảo cân đối cả dây chuyền và đi vào sản xuất ổn định thì không nên áp dụng nữa.

Nguồn tiền trả thêm cho đơn giá lũy tiến là số tiền tiết kiệm được do khắc phục khâu yếu. Nếu số tiền tiết kiệm được lớn hơn số tiền lương trả thêm cho đơn giá lũy tiến thì các biện pháp trả lương sản phẩm lũy tiến vẫn có hiệu quả.

4.2.4.3. Các điều kiện để trả lương sản phẩm

Để đảm bảo cho việc trả lương sản phẩm có hiệu quả thì cần có những điều kiện sau đây:

- Phải có đầy đủ các mức lao động làm cơ sở tính toán đơn giá. Các định mức phải đảm bảo tính tiên tiến và tính hiện thực.

- Phải có tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hợp lý và ổn định. Phải làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và sửa chữa kịp thời để quá trình sản xuất tiến hành bình thường, tạo điều kiện cho công nhân hoàn thành và hoàn thành vượt mức các định mức lao động.

- Phải kiện toàn chế độ ghi chép ban đầu, thống kê và nghiệm thu sản phẩm, chế độ kiểm tra kỹ thuật chặt chẽ, nhằm tính toán chính xác tiền lương sản phẩm và thanh toán kịp thời cho công nhân.

- Cuối cùng phải làm tốt công tác giáo dục và thi đua trong công nhân, chống tư tưởng cá nhân bản vị, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng, khai báo kết quả không chính xác …. Đối với các phòng ban liên quan cần tưng cương trách nhiệm phục vụ sản xuất, phối hợp chặt chẽ các bộ phận tạo điều kiện cho việc trả lương sản phẩm đạt kết quả tốt.

4.2.4.4. Phương hướng hoàn thiện trả lương theo sản phẩm trong doanh nghiệp

Chế độ trả lương theo sản phẩm có quá trình phát triển lâu dài và ngày càng được hoàn thiện cho phù hợp với trình độ phát triển mới của sản xuất. Hình thức trả lương theo sản phẩm được cải tiến theo 3 hướng sau đây:

i) Trả lương sản phẩm theo kết quả sản xuất cuối cùng

Chuyển từ trả lương sản phẩm theo công việc (tổ lao động chuyên nghiệp) sang trả lương theo kết quả cuối cùng (tổ lao động tổng hợp). Kết quả cuối cùng có thể là bán thành phẩm hay thành phẩm.

ii) Mở rộng diện người lao động hưởng lương sản phẩm

Yêu cầu của tổ chức sản xuất đòi hỏi các công việc sản xuất chính và phục vụ sản xuất luôn luôn thích ứng với nhau và người quản lý phải điều hành phối hợp các bộ phận sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động tổng hợp. Vì vậy xu hướng cải tiến chế độ tiền lương là trả lương sản phẩm cho những người có liên quan trực tiếp với sản xuất như công nhân phụ, công nhân phục vụ sản xuất, cán bộ phân xưởng … Như vậy, tiền lương của cả đơn vị phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành. Mọi người phải phân đấu cho mục tiêu cuối cùng là sản xuất ra nhiều sản phẩm.

iii) Đưa thêm các khoản phụ cấp và một số chi phí sản xuất vào đơn giá sản phẩm

Trong nhiều trương hợp do phấn đấu tăng năng suất lao động cá nhân mà gây ra lãng phí nguyên vật liệu hoặc làm thiệt hại đến lợi ích của tập thể và lợi ích của Nhà nước nhưng người lao động không chịu trách nhiệm. Để khắc phục nhược điểm này, người ta tính một số phụ cấp và chi phí sản xuất vào đơn giá sản phẩm như tiền lương và phụ cấp lương của những ngày nghỉ phép năm, của những ngày ốm trong chế độ cho phép, tiền ăn trưa giữa ca, chi phí quần áo bảo hộ lao động, chi phí hao mòn dụng cụ sản xuất.

Việc đưa các khoản phụ cấp vào đơn giá tiền lương sẽ làm cho người lao động không những cố gắng tăng năng suất lao động mà còn tìm mọi biện pháp sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, tiết kiệm các chi phí sản xuất để tăng thêm thu nhập cho cá nhân, đồng thời tránh được những lãng phí cho doanh nghiệp.

4.1.2. Nội dung và ý nghĩa công tác quản lý lao dộng trong doanh nghiệp

Chương 5

QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TRONG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP (Trang 56 - 62)