Điều trị bệnh nhân sau can thiệp ĐMV qua da

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng tắc lại, tái hẹp động mạch vành sau can thiệp và các biện pháp để hạn chế - Viện Tim mạch (Trang 145)

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN 1 Sản phẩm KH&CN đó tạo ra:

b. Gợi ý những trường hợp nờn đặt stent cú phủ thuốc

4.3.2. Điều trị bệnh nhân sau can thiệp ĐMV qua da

Sau can thiệp ĐMV qua da, quá trình chăm sóc bệnh nhân trong thời gian nằm viện tập trung theo dõi dấu hiệu tái thiếu máu cơ tim, sự cầm máu tại vị trí chọc mạch làm đ−ờng vào, phát hiện và ngăn ngừa suy thận do thuốc cản quang. Sự chú ý cần h−ớng vào sự thực hiện các ch−ơng trình phòng ngừa vữa xơ động mạch thứ phát một cách thích hợp. Các bệnh nhân cần hiểu và tôn trọng triệt để phác đồ điều trị nội khoa đã đ−ợc khuyên dùng và sự thay đổi các thói quen xấu nhằm làm giảm bệnh suất và tử suất do bệnh ĐMV.

Hầu hết các bệnh nhân có thể ra viện một cách an toàn trong vòng 24 giờ sau can thiệp ĐMV qua da không biến chứng. Các đơn vị chăm sóc bệnh ĐMV đã ra đời ở các trung tâm giúp dễ dàng chăm sóc bệnh nhân sau can thiệp. Các phác đồ đặc biệt dùng tiếp tục thuốc chống đông, thuốc ức chế ng−ng tập tiểu cầu, và theo dõi sự tái thiếu máu cơ tim/NMCT và suy thận do thuốc cản quang là đặc biệt quan trọng để đảm bảo chắc chắn kết quả của thủ thuật can thiệp trong giai đoạn này. Các bệnh nhân đ−ợc can thiệp ĐMV qua đ−ờng động mạch quay có thể ra viện ngay trong ngày sau khi can thiệp.

Đánh giá thiếu máu cơ tim sau thủ thuật.

Sau can thiệp ĐMV qua da, đau ngực có thể xuất hiện tới 50% bệnh nhân. Bằng chứng thiếu máu cơ tim trên ĐTĐ gợi ý nguy cơ cao tắc lại nhánh ĐMV đã can thiệp. Khi đau ngực hay ĐTĐ thay đổi biểu hiện thiếu máu cơ tim xuất hiện sau can thiệp ĐMV qua da cần tiến hành chụp ĐMV để xét can thiệp lại nếu cần thiết, phẫu thuật bắc cầu nối chủ-vành, hay điều trị nội khoa đ−ợc đ−a ra dựa trên tình trạng huyết động, vùng cơ tim bị ảnh h−ởng và tỷ lệ thành công của ph−ơng pháp điều trị đ−ợc lựa chọn.

Bệnh nhân bị suy thận và tiểu đ−ờng nên đ−ợc theo dõi chức năng thận để phát hiện sớm bệnh thận do thuốc cản quang gây ra. Hơn nữa, những bệnh nhân đ−ợc dùng một l−ợng thuốc cản quang lớn hay phải dùng thuốc cản quang lần thứ 2 trong vòng 72 giờ nên đ−ợc kiểm tra chức năng thận. Nếu có thể, các thuốc gây độc cho thận (một số loại kháng sinh, các thuốc chống viêm giảm đau loại nonsteroid, và cyclosporine) và metformin (đặc biệt là ở các bệnh nhân có suy thận từ tr−ớc) nên dừng lại 24-48 giờ tr−ớc khi tiến hành can thiệp ĐMV qua da và 48 giờ sau đó.

Thay đổi các yếu tố nguy cơ.

Tất cả các bệnh nhân nên đ−ợc giáo dục về sự cần thiết phải thay đổi các thói quen xấu, thay đổi các yếu tố nguy cơ và cần duy trì một chế độ thuốc phù hợp nhằm phòng ngừa thứ phát quá trình vữa xơ động mạch tr−ớc khi ra viện. Các bác sĩ tim mạch can thiệp cần trao đổi với các bác sĩ điều trị để đảm bảo chắc chắn rằng các ph−ơng pháp điều trị phòng ngừa thứ phát cần thiết đ−ợc bắt đầu và tiếp tục duy trì. Đánh giá sự phòng ngừa thứ phát là một phần quan trọng của quá trình điều trị lâu dài vì giúp làm giảm bệnh suất và tử suất do quá trình vữa xơ động mạch trong t−ơng lai.

Tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ và các chống chỉ định, lời khuyên bao gồm aspirin trị liệu, kiểm soát bệnh tăng huyết áp, kiểm soát đ−ờng huyết, kiểm soát lipid máu một cách tích cực với LDL-C mựuc tiêu < 100 mg/dl (< 2,6 mmol/l) theo h−ớng dẫn của Hội tim mạch Hoa Kỳ, bỏ hút thuốc lá, kiểm soát trọng l−ợng cơ thể, tập thể dục đều đặn, và điều trị bằng thuốc ức chế

men chuyển theo h−ớng dẫn của Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Tr−ờng môn Tim mạch học Hoa Kỳ nh− là một phòng ngừa thứ phát.

Điều trị tái hẹp sau can thiệp ĐMV qua da.

Mặc dù tái hẹp vẫn là một hạn chế quan trọng của can thiệp ĐMV qua da, tình trạng triệu chứng là một chỉ số không đáng tin cậy để làm bộc lộ sự tái hẹp với 25% các bệnh nhân không triệu chứng nh−ng có bằng chứng thiếu máu cơ tim trên nghiệm pháp gắng sức.

Vì thiếu máu cơ tim cho dù có triệu chứng đau ngực hay thầm lặng đều làm xấu đi tiên l−ợng của bệnh nhân. Theo h−ớng dẫn của Tr−ờng môn Tim mạch Hoa kỳ và Hội Tim mạch học Hoa kỳ nên làm NPGS cho các bệnh nhân có nguy cơ đặc biệt cao (suy chức năng thất trái, tổn th−ơng nhiều mạch, tổn th−ơng đoạn gần động mạch liên thất tr−ớc, tiền sử ngừng tim, tiểu đ−ờng, nghề nghiệp mạo hiểm, kết quả can thiệp không đạt tối −u). Điện tâm đồ gắng sức có giá trị dự báo tái hẹp, với độ nhạy từ 40-55% thấp hơn đáng kể so với SPECT hay siêu âm tim gắng sức. Độ nhạy thấp hơn của điện tâm đồ gắng sức và sự hạn chế của nó trong định khu vị trí ĐMV bị tổn th−ơng đã hạn chế lợi ích của nó trong đánh giá bệnh nhân tr−ớc và sau can thiệp. Do vậy, SPECT và siêu âm tim gắng sức đ−ợc −a dùng hơn trong đánh giá các bệnh nhân có triệu chứng sau can thiệp ĐMV. Nếu khả năng gắng sức của bệnh nhân bị hạn chế, chụp ĐMV chọn lọc là ph−ơng pháp hữu hiệu hơn trong đánh giá sự tái hẹp ở các bệnh nhân có triệu chứng đau ngực điển hình. Điện tâm đồ gắng sức sau khi ra viện hữu ích trong việc đánh giá khả năng gắng sức của bệnh nhân và/hoặc đ−a ra một ch−ơng trình tập luyện thể lực phù hợp với bệnh nhân nhất nh− là một phần của phục hồi chức năng tim mạch. Cả điện tâm đồ gắng sức và SPECT không nên thực hiện một cách th−ờng qui nhằm theo dõi định kỳ các bệnh nhân không có triệu chứng sau khi can thiệp ĐMV qua da mà không có một chỉ định gì đặc biệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng tắc lại, tái hẹp động mạch vành sau can thiệp và các biện pháp để hạn chế - Viện Tim mạch (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)