III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN 1 Sản phẩm KH&CN đó tạo ra:
b. Gợi ý những trường hợp nờn đặt stent cú phủ thuốc
4.2.1. Đánh giá bệnh nhân tr−ớc thủ thuật * Lịch sử bệnh
* Lịch sử bệnh
Cần xác định bệnh nhân có: tiền sử NMCT, bắc cầu nối chủ vành, suy tim ứ huyết, loạn nhịp tim, bệnh van tim, và các biến chứng trong các lần thông tim hay can thiệp tr−ớc.
Đánh giá tình trạng các bệnh lý khác đi kèm: nhiễm trùng đang tiến triển, bệnh mạch ngoại biên hay mạch não, suy thận, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn, tăng huyết áp, tiểu đ−ờng và có thai...
Những rối loạn về chức năng gan, nguy cơ chảy máu, các chống chỉ định t−ơng đối, tuyệt đối về việc dùng thuốc chống đông nh−: chảy máu đ−ờng tiêu hoá hay chảy máu đ−ờng tiết niệu, mới đại phẫu thuật hay đột quỵ… cũng cần đ−ợc xác định.
Cần khai thác tiền sử dị ứng với các thuốc cản quang, iode, aspirin và các thuốc dùng hàng ngày, tiền sử mắc bệnh eczema, hen phế quản…vì làm tăng nguy cơ phản ứng với thuốc cản quang.
Khám thực thể giúp đánh giá tình trạng bệnh nhân (phù ngoại biên, tĩnh mạch cổ nổi, ran ở phổi), sự có mặt và mức độ trầm trọng của bệnh van tim, rối loạn chức năng thất trái, và mức độ suy tim mất bù. Các dấu hiệu thần kinh khu trú, tiếng thổi ở mạch máu, mạch ngoại biên và bằng chứng của bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn…
* Cận lâm sàng
Công thức máu, số l−ợng tiểu cầu, điện giải đồ, ure, creatinine máu, và thời gian máu chảy, máu đông là các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản cần đ−ợc đánh giá tr−ớc thủ thuật.
Điện tâm đồ 12 chuyển đạo cần đ−ợc ghi tr−ớc và sau thủ thuật. Chụp X-quang tim phổi đ−ợc tiến hành nếu có bất th−ờng khi khám phổi.
Nhóm máu và các kháng thể cũng cần đ−ợc kiểm tra để đề phòng trong tr−ờng hợp phải truyền máu hay bắc cầu nối chủ vành cấp cứu.
Với bệnh nhân có bệnh mạch ngoại biên, các thăm dò không chảy máu sẽ giúp xác định mức độ trầm trọng của bệnh. Xem xét lại các phim chụp mạch tr−ớc, các kết quả thông tim giúp xác định nguy cơ của thủ thuật, đ−ờng vào, và chiến l−ợc can thiệp ĐMV…