3.3. Nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
3.3.5. Hoàn thiện chính sách về đầu tư, tín dụng
3.3.5.1 Chính sách đầu tư
Để khuyến khích các nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp,
các dự án đầu tư phát triển ngành TCMN, ngoài các ưu đãi đã có, tỉnh cần bổ sung, điều chính sách thu hút đầu tư ở một số nội dung sau:
- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp: Từ việc đưa vào quy hoạch
cụm công nghiệp đến triển khai dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp
qua, một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tuy đã được đưa vào quy hoạch
nhưng chưa thể kêu gọi đầu tư hạ tầng do chưa có quy hoạch chi tiết. Do vậy tỉnh
cần có sự hỗ trợ để xây dựng các quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp theo mức chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, nhưng mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 500 triệu đồng/ cụm công nghiệp để phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Quy định cụ thể về việc huy động các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ
tầng các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề nông thôn từ: Vốn hỗ trợ
của Nhà nước, vốn của các đơn vị kinh doanh hạ tầng, vốn của các nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm, điểm công nghiệp.
+ Ở Nam Định, đất để xây dựng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp đều
lấy từ đất nông nghiệp đang canh tác, chỉ riêng mức đền bù giải phóng mặt bằng đã khoảng 2 tỷ đồng/ha nên đối với các cụm từ 10 ha trở lên, mức hỗ trợ đã ban hành
tại Quyết định số 1593/2006/QĐ-UBND ngày 11/7/2006 (tối đa 7 tỷ đồng/cụm)
khơng cịn phù hợp, khơng khuyến khích được các doanh nghiệp, các Trung tâm
phát triển cụm công nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. Do vậy,
UBND tỉnh cần nghiên cứu điều chỉnh nâng mức hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp cho phù hợp với suất đầu tư hiện nay theo hai hướng sau:
(1) Không quy định mức hỗ trợ trần mà chỉ quy định mức hỗ trợ tỷ lệ thuận theo định mức hỗ trợ từ 40% đến 50% tổng kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp; hoặc
(2) Quy định mức hỗ trợ trần theo diện tích cụm cơng nghiệp:
/ Cụm có diện tích từ 5 ha đến dưới 10 ha, mức hỗ trợ tối đa 5 tỷ đồng/cụm; /Cụm có diện tích 10 ha đến dưới 20 ha, mức hỗ trợ tối đa 10 tỷ đồng/cụm; / Cụm diện tích từ 20 ha đến dưới 30 ha, mức hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng/cụm; / Cụm có diện tích từ 30 ha trở lên, mức hỗ trợ tối đa 20 tỷ đồng/cụm.
+ Tỉnh xem xét có chính sách hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý nước thải trong cụm công nghiệp: Đơn vị kinh doanh hạ tầng hoặc một (01) doanh nghiệp trong
cụm cơng nghiệp (trường hợp khơng có đơn vị kinh doanh hạ tầng) đầu tư hệ thống
xử lý nước thải chung cho cụm công nghiệp (phục vụ cho làng nghề) được Ngân
sách tỉnh hỗ trợ 50% vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và 100% lãi suất cho 50% vốn đầu tư còn lại trong thời hạn 3 năm kể từ ngày vay vốn.
+ Đối với các điểm công nghiệp làng nghề UBND tỉnh cần nghiên cứu, điều
chỉnh mức hỗ trợ tối đa 01 tỷ đồng/dự án đối với khoản hỗ trợ nhà đầu tư vay vốn
(hỗ trợ 50% mức lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm
vay vốn) tại các tổ chức tín dụng trong giai đoạn đầu tư để thực hiện dự án tại Quyết
định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 7/5/2012 của UBND tỉnh. Quy định này chưa
thực sự hấp dẫn, khuyến khích được các nhà đầu tư dự án có vốn lớn.
- Trong các chính sách khuyến khích đầu tư vào các cụm cơng nghiệp, điểm cơng nghiệp làng nghề, tỉnh chưa có ưu đãi hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng, do vậy
cần bổ sung thêm ưu đãi: Các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp thuộc làng nghề
được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng với mức 20.000 đồng cho một
mét vuông trên diện tích đất th.
- Chính sách xã hội hóa đầu tư xây dựng điểm cơng nghiệp làng nghề: Chính quyền địa phương và các hộ sản xuất trong làng nghề cùng xem xét phương án quy hoạch điểm công nghiệp thuộc địa bàn của xã để đưa khu vực sản xuất làng nghề ra khỏi khu dân cư, các hộ gia đình sẽ được cho thuê đất để chuyển cơ sở sản xuất ra ngoàị Hạ tầng cơ sở sẽ do địa phương và hộ nghề cùng góp vốn xây dựng.
3.3.5.2 Chính sách tín dụng, thuế
- UBND tỉnh và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh xem xét chỉ đạo các
ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đưa ngành TCMN vào hạng ưu tiên cho
vay vốn, xem xét tỉ lệ thế chấp thấp cho các doanh nghiệp nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh, cân nhắc về lãi suất thấp đối với vốn vay, có khung thời hạn vay linh hoạt
đối với tín dụng ngắn hạn phù hợp với điều kiện của cơ sở, hộ sản xuất làng nghề.
- Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nghề và làng nghề
TCMN, UBND tỉnh xem xét hỗ trợ 30-50% lãi suất tiền vay của các tổ chức tín
dụng (từ nguồn vốn ngân sách tỉnh) cho đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư cơ sở
sản xuất mớị Thời gian hỗ trợ không quá 3 năm đối với cho vay dài hạn kể từ ngày vay vốn. Do nguồn lực ngân sách có hạn và nhằm khuyến khích các cơ sở phát triển sản phẩm, mức hỗ trợ lãi suất vay tín dụng trên theo cấp độ sản phẩm đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc giạ
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc thiết lập quan hệ liên doanh, liên kết
giữa làng nghề TCMN với các doanh nghiệp lớn để doanh nghiệp cung cấp vốn cho sản xuất tại làng nghề.
- Các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN tiếp cận và vay vốn, cần phải tư duy theo cách là nhà đầu tư chủ
động tiếp cận cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề để tư vấn về phương án khả
thi trong sử dụng vốn vay, đặc biệt là phải mở rộng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn trung và dài hạn để các cơ sở đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, tạo mặt hàng mới cho
xuất khẩụ Đơn giản hoá thủ tục vay vốn, điều chỉnh mức vốn và thời hạn cho vay
phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh làng nghề TCMN.
- Có chính sách giảm thuế đối với các sản phẩm của làng nghề TCMN nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường. UBND tỉnh xem xét có chính sách miễn giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề TCMN trong 3 năm kể từ khi thành lập.
- Hiện nay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng TCMN đang gặp khó
khăn trong việc kê khai chi phí đầu vào, nhất là chi phí ngun liệu để quyết tốn thực hiện các nghĩa vụ thuế. Khi tính chí phí sản xuất, ngành thuế lúc thì cho lập bảng kê chi tiết ngun liệu đầu vào, lúc lại địi phải có hóa đơn đỏ, trong khi đó
sản xuất hàng TCMN có những đặc thù nguyên liệu đầu vào có thể là nguyên liệu từ cây trồng có thể là những phế phẩm từ nông nghiệp mua lại trực tiếp của nơng dân thì khơng thể có hóa đơn đỏ; và để đối phó với ngành thuế, nhiều doanh nghiệp
buộc phải đi mua hóa đơn đỏ với mức chênh lệch từ 3%-5%. Vướng mắc trên tuy
đã được Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 134 cho phép lập bảng kê, nhưng cách lập
như thế nào, giá trị nguyên liệu được lập bảng kê bao nhiêu thì lại khơng có hướng
dẫn cụ thể. Do vậy UBND tỉnh cần chỉ đạo ngành thuế hướng dẫn và cho doanh
nghiệp được lập bảng kê chi tiết nguyên liệu đầu vào những loại nguyên liệu này để quyết toán, giúp cho doanh nghiệp giảm bớt những chi phí khơng chính thức.
3.3.6 Chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong ngành TCMN không chỉ có lao động nghề trực tiếp
sản xuất mà còn bao gồm đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, thiết kế mẫu; đội ngũ quản lý; công tác thị trường, xuất nhập khẩu nên chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần có sự hỗ trợ cho phù hợp với từng loại đối tượng.
3.3.6.1 Chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi, thiết kế sản phẩm TCMN
Thực tế cho thấy, nhiều làng nghề, doanh nghiệp TCMN thành công nhờ cạnh tranh bằng sự khác biệt và có chiến lược phát triển hợp lý và rõ ràng. Có
doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới nhưng sản phẩm này khơng thay đổi hồn
tồn chất lượng, cơng nghệ đang sử dụng mà thường có tính sáng tạo, kết hợp giữa
nguyên vật liệu cũ với thiết kế mớị Như vậy, đầu tư cho công nghệ, cho thiết kế,
tạo nên những sản phẩm mới mang tính khác biệt là một trong những hướng phát triển ngành thủ cơng mỹ nghệ xuất khẩu; trong đó các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế sản phẩm có vai trị quan trọng.
ạ Chính sách ưu đãi, khuyến khích phát huy vai trị của nghệ nhân, thợ giỏi
Nghệ nhân, thợ giỏi có vai trị rất tích cực trong việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống và thiết kế, sáng tạo sản phẩm mớị Nghệ nhân cũng là một tiêu chí quan trọng cho việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền
thống. Vì vậy, tỉnh cần sớm ban hành và tổ chức triển khai việc đề nghị Chủ tịch
nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân ngành TCMN để có chính sách ưu đãi, khuyến khích, phát huy vai trò dạy nghề, truyền nghề của họ
trong việc đào tạo lao động, nhất là với các sản phẩm TCMN truyền thống.
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú [1] và các văn bản pháp
lý về thi đua, khen thưởng; tỉnh cần ban hành “Quy định về tiêu chuẩn, quy trình,
thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định”. Cùng với các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng cần quy định rõ quyền lợi của người được tặng danh hiệu:
- Được nhận Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và mức tiền thưởng “Nghệ nhân nhân dân” bằng 12,5 lần mức lương tối thiểu chung , “Nghệ nhân ưu tú” bằng 9,0 lần mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Khoản 3, Điều 73, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng
- Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của học viên theo quy định của pháp luật.
- Được tham gia các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hoá sản phẩm.
- Được bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn về hội hoạ, mỹ thuật tại các trường mỹ thuật theo chế độ ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí tham dự lớp.
- Tuỳ theo nhu cầu phát triển của sản phẩm TCMN, được tỉnh hỗ trợ kinh phí đi tham quan, khảo sát thị trường nước ngồị (những đoàn do tỉnh tổ chức)
- Được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm làm ra theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, do quy trình, thời gian xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân cấp
nhà nước tương đối dài và số lượng nghệ nhân được xét phong tặng hạn chế nên tỉnh
cần vận dụng có chính sách xét tặng danh hiệu nghệ nhân cấp tỉnh và danh hiệu thợ giỏi cấp tỉnh để huy động họ tham gia công tác đào tạo nghề, truyền nghề. Vì vậy tỉnh cần ban hành “Quy chế xét cơng nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ngành TCMN tỉnh Nam Định”, trong đó chú trọng về quyền lợi đối với họ theo hướng sau:
(1) Quyền lợi đối với nghệ nhân cấp tỉnh:
- Được UBND tỉnh cấp Bằng chứng nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Nam Định” kèm theo tiền thưởng là 05 triệu đồng và biểu trưng;
- Được đề nghị Hội đồng cấp Trung ương xem xét công nhận danh hiệu nghệ nhân cấp nhà nước (nếu đáp ứng đủ điều kiện);
- Được hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm làm ra theo pháp luật hiện hành;
- Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của các học
thuế trong hoạt động truyền và dạy nghề, thuế thu nhập khi chuyển nhượng mẫu mã sáng tác cho đơn vị, cá nhân sản xuất;
- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề án đào tạo nghề, truyền nghề, hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ nhằm nâng
cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm năng lượng,
giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường theo chương trình hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, chương trình khuyến công được UBND tỉnh phê duyệt;
- Được hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn trong nước theo kế hoạch được
UBND tỉnh phê duyệt;
- Được tham gia trưng bày giới thiệu miễn phí các sản phẩm do chính nghệ
nhân làm ra khi tham gia hội chợ triển lãm trong nước theo kế hoạch được UBND
tỉnh phê duyệt; Được hỗ trợ 50% kinh phí ăn nghỉ, thuê phương tiện đi lại khi tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
(2) Quyền lợi đối với thợ giỏi cấp tỉnh
- Được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận danh hiệu “Thợ giỏi tỉnh Nam Định” kèm theo tiền thưởng là 02 triệu đồng và biểu trưng;
- Được xem xét công nhận danh hiệu nghệ nhân cấp tỉnh (nếu đủ điều kiện); - Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của các học
viên trên nguyên tắc thỏa thuận theo quy định của pháp luật; được miễn các loại
thuế trong hoạt động truyền và dạy nghề;
- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề án đào tạo nghề, truyền nghề, hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đổi mới cơng nghệ theo chương
trình hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, chương trình khuyến cơng được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
- Được hỗ trợ tham gia trưng bày giới thiệu miễn phí các sản phẩm do chính thợ giỏi làm ra khi tham gia hội chợ triển lãm trong nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Được hỗ trợ 50% kinh phí tập huấn trong nước theo kế hoạch được cấp có
b. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Hỗ trợ kinh phí phối hợp với các trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp mở các lớp đào tạo cho các học viên là nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế mẫu sản phẩm TCMN, giúp đỡ họ nâng cao trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cùng với kinh nghiệm
trong nghề để thiết kế ra những mẫu mã sản phẩm đẹp và có tính mỹ thuật caọ - Hỗ trợ kinh phí tổ chức các cuộc thi, tặng giải thưởng sáng tạo mẫu mã kiểu
dáng sản phẩm TCMN xuất khẩu, để khuyến khích thiết kế sáng tạo, phát triển các