3.3. Nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
3.3.2. Xây dựng chính sách sản phẩm
Việc xây dựng quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu cần có thời gian và thực hiện quy hoạch trong dài hạn, chưa thể tác động ngay đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩụ Vì vậy tỉnh Nam Định cần sớm xây dựng và triển khai chính
sách sản phẩm đối với hàng TCMN xuất khẩu với các nội dung cơ bản sau:
3.3.2.1 Xây dựng và triển khai chương trình “Mỗi làng một sản phẩm”
Vận dụng mơ hình phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” đã có nhiều thành
cơng ở Nhật Bản, Thái Lan và thực tiễn một số địa phương trong nước đang triển
khai, Nam Định cần xây dựng và triển khai chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” nhằm phát huy được nguồn lực sẵn có của địa phương, tạo ra bước chuyển cơ bản về ngành nghề nơng thơn, trong đó chú trọng sản phẩm TCMN xuất khẩụ
Trong lĩnh vực hàng TCMN xuất khẩu, đối với những làng nghề có nhiều sản phẩm thì cần lựa chọn ra ít nhất một nghề có sản phẩm mang nét đặc trưng nhất về
địa lý, phong tục, văn hố, truyền thống… của địa phương, có thị trường tiêu thụ
lớn, để lập kế hoạch phát triển dài hạn, tập trung nguồn lực, có chính sách ưu đãi
thích hợp, phát triển sản phẩm theo hướng củng cố nâng cao kỹ năng truyền thống,
đưa công nghệ mới vào các khâu sản xuất, đồng thời làm rõ nét văn hoá truyền
thống của địa phương trong sản phẩm, qua đó tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm
cùng loại của địa phương khác; đồng thời xây dựng, quảng bá rộng rãi thương hiệu, tiếp thị, bán hàng, quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, biến sản phẩm đó thành sản phẩm chủ lực, mang đặc trưng của địa phương, phát triển bền vững…
Đối với các làng có nghề TCMN truyền thống đã, đang hoặc sẽ có nguy cơ bị mai một, cần nhanh chóng có kế hoạch bảo tồn, lưu giữ những nét văn hố truyền thống tồn tại trong sản phẩm, bí quyết làm nghề, đồng thời phải chú trọng đến việc thiết kế nên những sản phẩm mới phù hợp với thị trường tiêu thụ hiện đại, dựa trên các nét văn hố, chất liệu hoặc cơng nghệ sản xuất truyền thống nhằm nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khôi phục lại các nghề, làng nghề nàỵ
Để triển khai và đẩy mạnh phát triển chương trình “mỗi làng một sản phẩm”
tỉnh cần phải có các nội dung và giải pháp hỗ trợ cụ thể nhằm phát triển toàn diện các nhân tố trong chuỗi cung ứng sản phẩm, từ phát triển nguyên liệu chế biến đến
việc thúc đẩy các hoạt động quảng bá và phát triển thị trường. Trong đó, các hoạt
động ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng
nghề; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp và các nhà hỗ trợ để cải tiến mẫu
mã, cung cấp vốn, thông tin thị trường; đào tạo nâng cao năng lực quản lý kinh
doanh của các chủ cơ sở sản xuất, tay nghề thợ thủ cơng, truyền nghề…
Để có cơ sở hỗ trợ và ưu tiên hỗ trợ cho các sản phẩm của chương trình, tỉnh
cần triển khai xây dựng và ban hành “Bộ tiêu chí xếp hạng sản phẩm OVOP tỉnh Nam Định” cho ngành hàng TCMN xuất khẩu để đánh giá những sản phẩm của
làng nghề. Bộ tiêu chí này sẽ dùng cách chấm điểm theo 4 nhóm: Nhóm 1- Các yếu tố đầu vào và quá trình sản xuất (tận dụng và phát huy được ưu thế các yếu tố đầu vào mà cốt lõi là nguyên liệu); Nhóm 2 - Chất lượng sản phẩm và bao bì (có tính
quyết định hình thành tên tuổi đặc trưng của một làng nghề); Nhóm 3. Thị trường
(quyết định vị thế của sản phẩm trên thị trường); Nhóm 4 (tạo tiền đề cho sự phát
triển bền vững của sản phẩm). Cùng với Bộ tiêu chí cần xác định các giải pháp hỗ
trợ sản phẩm đạt tiêu chí bằng các nguồn lực, trong đó ưu tiên cho việc phát triển
thương hiệu, xúc tiến thương mạị [66], [72]
3.3.2.2 Xây dựng, ban hành Quy chế bình chọn các sản phẩm cơng nghiệp nơng thôn tiêu biểu
Căn cứ Thông tư số 35/2010/TT-BCT ngày 12/11/2010 của Bộ Công
Thương quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm cơng nghiệp nơng thơn tiêu
biểu [2], tỉnh cần ban hành “Quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm cơng
phẩm cơng nghiệp nơng thơn (trong đó có nhóm hàng TCMN) có chất lượng và giá
trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị
hiếu người tiêu dùng trong nước và nước ngồi, để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mạị Trong quy chế cần quy định rõ quyền lợi của các đơn vị có sản phẩm đạt giải để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia theo hướng sau: + Được cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện và cấp tỉnh; các giải thưởng cấp huyện được thưởng 03 triệu đồng/ sản phẩm ; đạt cấp tỉnh được thưởng 05 triệu đồng/sản phẩm.
Hội đồng bình chọn cấp tỉnh sẽ xem xét, lựa chọn trong các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh đề nghị bình chọn ở cấp khu vực và quốc giạ
+ Được ưu tiên hỗ trợ từ kinh phí khuyến cơng và các nguồn kinh phí khác
để đầu tư phát triển sản xuất, cơng nghệ, xúc tiến thương mại, đào tạo lao động,….
+ Được đăng tải miễn phí thơng tin giới thiệu về sản phẩm trên trang Web
của Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến Thương mại Nam Định.
3.3.2.3 Tăng mức hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thương hiệu là điều kiện cần thiết để
thu hút vốn đầu tư phát triển, nếu doanh nghiệp có một thương hiệu thì đây là sự
đảm bảo cho các ngân hàng, các nhà đầu tư sẵn sàng hợp tác, đầu tư cho doanh
nghiệp. Đồng thời thương hiệu là cơ sở để mở rộng thị trường, tìm kiếm khách
hàng mới, thương hiệu khi được chấp nhận sẽ mang lại cho doanh nghiệp khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, sâu rộng hơn.
Thời gian qua, tuy tỉnh Nam Định đã có chính sách hỗ trợ xây dựng, đăng ký và phát triển thương hiệu sản phẩm nhưng cịn ít các doanh nghiệp, làng nghề tham giạ Một mặt do nhận thức của phần lớn các cơ sở sản xuất về thương hiệu cịn
chưa đầy đủ và thiếu chính xác, mặt khác cũng có một số đơn vị nhận thức được
giá trị của thương hiệu, nhưng việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm còn gặp
nhiều khó khăn bởi các sản phẩm TCMN muốn phát triển phải mang nét độc đáo
riêng, nhưng đăng ký một nhãn hiệu chung cho cả lơ thì rất dễ bị làm nhái, còn đăng ký kiểu dáng cho từng sản phẩm thì đơn vị không thể theo kịp do sự thay đổi
Do vậy để khuyến khích các cơ sở sản xuất tích cực xây dựng và đăng ký
thương hiệu sản phẩm thì cùng với việc tăng cường tuyên truyền về thương hiệu thì tỉnh cần tăng mức hỗ trợ về chi phí, điều chỉnh nâng mức hỗ trợ xây dựng và đăng
ký thương hiệu từ mức tối đa 35 triệu đồng/thương hiệu lên 50 triệu đồng/ thương
hiệụ Tuy nhiên do điều kiện có hạn về kinh phí mà số mặt hàng TCMN rất đa dạng lại thay đổi thường xuyên, nên cân nhắc việc thiết kế một thương hiệu hàng TCMN cho từng làng nghề hoặc địa phương.
Mặt khác, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm TCMN dễ sao chép, nhái nhãn hiệu nên các cơ quan quản lý cần quan tâm hướng dẫn hỗ trợ các đơn vị đã đăng ký
thương hiệu thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong nước và nước ngoài, các thủ tục khởi kiện việc vi phạm bản quyền sản phẩm nhằm đảm bảo
quyền sở hữu trí tuệ trong sáng tác các mẫu mã sản phẩm TCMN mới .
3.3.2.4. Chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề TCMN
Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực trong hoạt động phát triển
nghề, làng nghề TCMN, tỉnh xem xét có chính sách khen thưởng theo hướng sau: + Tổ chức, cá nhân nếu du nhập nghề TCMN mới từ ngồi tỉnh có quy mơ
sử dụng từ 100 lao động trở lên, thời gian ổn định từ 2 năm trở lên, được UBND
huyện, thành phố đề nghị, UBND tỉnh tặng bằng khen và thưởng 10 triệu đồng. + Tổ chức, cá nhân phát triển được một làng nghề có nghề TCMN mới từ ngồi tỉnh, đủ tiêu chuẩn được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề và
thưởng 20 triệu đồng.
+ Các xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn, làng nghề, xã nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận và thưởng 5 triệu đồng cho làng nghề, 25 triệu đồng cho xã nghề
+ UBND các xã có làng nghề TCMN truyền thống khi xây dựng biển quảng bá làng nghề được hỗ trợ 50 triệu đồng.