2.3. Đánh giá chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở
2.3.6. Nguyên nhân của các điểm yếu của chính sách phát triển hàng TCMN
TCMN xuất khẩu ở Nam Định
2.3.6.1 Nguyên nhân về tổ chức hoạch định và chất lượng chính sách
Một là: Các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về tiềm năng, thế mạnh,
vai trò của ngành TCMN xuất khẩu trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh, nên chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng quy
hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩụ
Hai là: Tổ chức bộ máy, nghiên cứu, hoạch định chính sách và theo dõi thực
thi chính sách chưa thống nhất do đó chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu
thiếu đồng bộ, có sự chồng chéo và còn thiếu sự hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực.
Trong thời gian qua từ trung ương đến tỉnh chưa phân công và giao trách
nhiệm cho cơ quan chuyên nghiên cứu và đề xuất chính sách phát triển và thường
thì chính sách liên quan đến lĩnh vực cơ quan nào thì cơ quan đó tham mưu, đề
xuất. Ở Nam Định, chính sách về ngành nghề nơng thơn thì do Sở Nơng nghiệp và
PTNT, chính sách đầu tư vào khu cơng nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp
tỉnh, chính sách đầu tư vào cụm cơng nghiệp, hỗ trợ đào tạo lao động công nghiệp
nông thôn do Sở Lao động Thương binh & Xã hội đề xuất tỉnh ban hành... Do đó,
chính sách thiếu tính tổng thể, thiếu đồng bộ, có chính sách nội dung chồng chéo
nhưng lại bỏ sót một số lĩnh vực chưa đề cập đến.
Ba là, năng lực của đội ngũ cán bộ tham mưu ban hành chính sách cịn nhiều
hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng chính sách phát triển KT-XH trong
điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2.3.6.2 Các nguyên nhân về tổ chức thực thi chính sách
Một là, việc phân định vai trị và phân cơng nhiệm vụ triển khai thực hiện
các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có hàng TCMN cịn
chồng chéo, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách:
- Vai trị quản lý ngành nghề nơng thơn giữa Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương bị chồng chéo do cách phân loại sản phẩm thủ công và sản phẩm công nghiệp không rõ ràng. Ở cấp tỉnh, cơ quan chủ quản về phát triển ngành nghề cũng khác nhaụ Hiện nay chỉ có 25/63 tỉnh, thành phố giao việc quản lý Nhà nước đối với làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho Sở Công
Thương, 38 tỉnh, thành giao cho Sở Nông nghiệp & & Phát triển nông thôn.
- Việc triển khai các chính sách về khuyến cơng và xúc tiến thương mại đối với hàng tiểu thủ cơng nghiệp cịn mang tính riêng rẽ giữa ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và ngành Công Thương.
Hai là, Ở cấp huyện, cấp xã hiện nay chưa đủ nhân lực, năng lực để hướng
dẫn, triển khai các chính sách hỗ trợ đến các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh
hàng TCMN. Do đó cơng tác hướng dẫn và triển khai chính sách cịn hạn chế ảnh
hưởng đến việc tiếp cận và thụ hưởng của các đối tượng được hưởng chính sách.
Ba là, có chính sách đã được ban hành nhưng chậm triển khai thực hiện.
Trước đây, UBND tỉnh Nam Định đã có Quyết định số 561/2001/QĐ-UB ban hành Tiêu chí xác định làng nghề tỉnh Nam Định và năm 2006, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN hướng dẫn về công
nhận Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Tuy trên địa bàn có
nhận được 43 làng nghề, 5 làng có nghề truyền thống, do đó ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các làng nghề, cơ sở làng nghề.
Bốn là, giữa việc ban hành và triển khai chính sách cịn những rào cản: Đó
là thủ tục hành chính phức tạp trong lĩnh vực giao đất, cho thuê đất, giải quyết cho
các cơ sở sản xuất kinh doanh thụ hưởng các ưu đãi từ chính sách, thủ tục và khó
khăn trong việc vay vốn, tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng...
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã tập trung trả lời cho câu hỏi: Chính sách thực thi
ở Nam Định đã tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu như thế nàỏ
Những điểm mạnh và điểm yếu của chính sách? Nguyên nhân của những điểm yếu của chính sách phát triển hàng TCMN ở Nam Định?
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển hàng TCMN xuất khẩu trong giai
đoạn 2006-2012 và chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu thực thi ở Nam Định thời gian qua, luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá tác động của từng chính
sách hợp phần và của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu theo các tiêu chí
đã được nghiên cứu, xác lập trong chương 1; từ đó rút ra những vấn đề cơ bản nhất
về các điểm mạnh, điểm yếu của chính sách và nguyên nhân của những điểm yếu đó làm cơ sở cho việc đề xuất điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện chính sách phát triển
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU
Ở NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
3.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020