Các nhân tố tác động đến sự phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất

Một phần của tài liệu đề tài luận án hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở nam định đến năm 2020 (Trang 69 - 74)

2.1. Các nhân tố tác động đến sự phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định khẩu ở Nam Định

2.1.1. Những nhân tố thuận lợi đối với sự phát triển hàng TCMN xuất

khẩu ở Nam Định

2.1.1.1 Những nhân tố nội tại của tỉnh Nam Định tạo điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu

Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên là 1.652 km2, được chia thành 10 đơn

vị hành chính gồm thành phố Nam Định và 9 huyện [10]. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía

Đông Nam giáp biển Đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 90km về phía Đơng

Nam., cách cảng biển quốc tế Hải Phòng 100 km. - Kết cấu hạ tầng [31]

+ Hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Nam Định bao

gồm: Các tuyến quốc lộ 10, quốc lộ 21, các tỉnh lộ, đường sắt xuyên Việt, đường

sông, đường biển tạo thuận lợi cho vận chuyển nguyên, vật liệu, hàng hoá và tạo kết nối giữa Nam Định với các tỉnh lân cận, tới cảng xuất nhập khẩu Hải Phòng.

+ Hệ thống cung cấp điện: Nam Định đã có mạng lưới điện tương đối hồn

chỉnh, đáp ứng cho phát triển KT-XH, phục vụ an ninh - quốc phòng. Hệ thống lưới

điện đã cung cấp điện cho 100% số xã, phường, thị trấn, các khu, cụm công nghiệp.

+ Thông tin liên lạc: Hạ tầng và dịch vụ thông tin truyền thông đã được đầu

tư phủ sóng trên địa bàn tồn tỉnh, đáp ứng nhu cầu về thông tin, truyền thông của

các tổ chức và nhân dân.

+ Nam Định đã và đang xây dựng các khu, cụm công nghiệp tạo quỹ đất, mặt bằng cho các dự án đầu tư tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề

TCMN vốn khó khăn về mặt bằng đầu tư mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. - Nguồn nguyên liệu sản xuất hàng TCMN xuất khẩu:

Phần lớn diện tích đất của Nam Định là đất nông nghiệp phù sa màu mỡ

Nam Định đã có một số nguyên liệu từ cây trồng như: đay, cói, dâu tằm; đồng thời cịn có gỗ, mây tre trồng phân tán, trên 4 nghìn ha rừng trồng ở các huyện ven biển cung cấp cho sản xuất các sản phẩm đay, cói, tơ tằm, đồ gỗ, mây tre đan. [10]

- Nam Định có truyền thống sản xuất hàng TCMN: Nam Định được mệnh

danh là “đất trăm nghề” với nhiều làng nghề, sản phẩm nổi danh khắp cả nước như

đồ gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, ươm tơ dệt lụa Cổ Chất... sản xuất ra nhiều loại sản phẩm TCMN cho xuất khẩụ

Năm 2005, Nam Định có 37 làng nghề sản xuất hàng TCMN theo nhóm mặt hàng sản xuất chính như sau:

Bảng 2.1: Phân loại làng nghề TCMN trên địa bàn tỉnh Nam Định

STT Mặt hàng Số làng nghề Chiếm tỷ lệ % so với tổng số

1 Mây tre đan 10 27,0

2 Nứa ghép sơn mài 8 21,6

3. Cói 7 19,0

4. Thêu ren, tơ tằm 5 13,5

5. Đồ gỗ mỹ nghệ 5 13,5

6 Cơ khí, đúc mỹ nghệ 2 5,4

Tổng 37 100

Nguồn: [25]

Do có nhiều làng nghề, sản phẩm TCMN nổi tiếng, Nam Định có danh tiếng tốt về nguồn cung cấp sản phẩm TCMN đáng tin cậỵ Một số nhà nhập khẩu lớn

như tập đoàn IKEA ( Thuỵ Điển) đã tới đặt hàng. Trong các năm 2004, 2005 riêng

tập đoàn IKEA đã nhập khẩu 6-7 triệu USD/năm hàng TCMN của tỉnh Nam Định. - Dân số và lao động: Năm 2005, dân số toàn tỉnh Nam Định là 1.836,9

nghìn người; trong đó, dân số sống ở nông thôn là 81,94%. Lực lượng lao động từ

15 tuổi trở lên là là 1.071,9 ngàn người, chiếm 58,35% so với tổng dân số của tỉnh,

trong đó lao động ở nơng thơn là 889 nghìn người, chiếm 82,93%. Việc dân số và

lao động sống đa phần ở nông thôn tạo điều kiện cho Nam Định phát triển các

Năm 2005 số lao động tham gia trong ngành TCMN là 21.498 ngườị Trong

đó, có khoảng 65 người được coi là thợ giỏi, thợ cả trong các lĩnh vực đúc đồng,

chạm khắc gỗ, sơn mài, mây tre đan ...; 3 người đã được phong tặng danh hiệu

“Nghệ nhân làng nghề Việt Nam”. Đây là lực lượng nòng cốt, là hạt nhân của các

làng nghề, tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế, giá trị nghệ thuật cao; đồng thời là hạt nhân dạy nghề, truyền nghề cho lao động, góp phần nâng cao chất lượng lao

động cho các làng nghề TCMN.[25]

- Các nguồn vốn có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư phát triển

sản xuất kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu: Thứ nhất, GDP của tỉnh tăng trưởng

với tốc độ khá cao (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 7,6%, giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 10,4%/năm) [10], tạo nguồn tích lũy cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh và tăng nguồn thu ngân sách tạo nguồn lực cho các chính sách hỗ trợ phát triển của tỉnh. Thứ hai, hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã phát triển đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.

- Sản xuất hàng TCMN ở Nam Định có khả năng ứng dụng công nghệ để

tăng sức cạnh tranh của sản phẩm: Trước đây các sản phẩm TCMN truyền thống

chủ yếu được sản xuất bằng tay với những công cụ thô sơ. Nhưng từ đầu những

năm 2000, đã có một số cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị vào các công

đoạn sản xuất, kết hợp giữa các kỹ thuật hiện đại và truyền thống để nâng cao năng

suất lao động, sản lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. [30]

- Nam Định đã có các doanh nghiệp làm nịng cốt xuất khẩu hàng TCMN;

đồng thời các doanh nghiệp đã tích lũy được kinh nghiệm sản xuất, xuất khẩu hàng

TCMN. Trong đó có DN đã xuất khẩu hàng TCMN từ đầu những năm 1980 như

Công ty TCMN xuất khẩu Nam Định, Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà-U Đom

xaỵ.. Các doanh nghiệp này với kinh nghiệm và năng lực của mình sẽ là hạt nhân cho việc tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh.

- Các DN đã khai thác, phát triển được nhiều thị trường xuất khẩu hàng

TCMN, trong đó có một số thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản,… Năm 2005, thị trường xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh bao gồm 31 nước, vùng lãnh thổ có dung

lượng nhập khẩu hàng TCMN khá lớn. Đồng thời khách du lịch quốc tế đến Nam

- Tỉnh Nam Định đã quan tâm và có các chủ trương, chính sách phát triển

ngành nghề nông thôn: UBND tỉnh đã ban hành và chỉ đạo triển khai Kế hoạch phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn, Kế hoạch xây dựng nông thôn mới và có các chính sách hỗ trợ nhằm chuyển dịch lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp theo tiêu chí nơng thơn mớị

2.1.1.2 Tình hình quốc tế và trong nước có những thuận lợi cho phát triển ngành hàng TCMN xuất khẩu

- Việt Nam đã gia nhập và đang dần khẳng định vị thế của một thành viên Tổ

chức Thương mại Thế giới (WTO), do đó hàng hố xuất khẩu của Việt Nam được

đối xử bình đẳng như các thành viên khác.

- Việt Nam được đánh giá là nước có mơi trường chính trị, xã hội, an ninh ổn

định. Chính phủ đã có những nỗ lực trong việc thể chế hóa hệ thống luật pháp, cải

cách hành chính, nhất là sau khi gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản

xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh hàng TCMN nói riêng.

- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến địa

bàn nông thôn: Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ban

hành Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nơng thơn”. Đồng

thời, Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương đã và đang tiếp tục ban hành các chính

sách khuyến khích phát triển ngành nghề nơng thơn.

- Phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN là một trong những nội dung trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Bộ Công Thương và Chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.1.2 Những nhân tố bất lợi đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định Nam Định

2.1.2.1 Những khó khăn từ các nhân tố nội tại của Nam Định

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Nam Định còn thấp: Chỉ số

PCI hàng năm của Nam Định ln đứng ở nhóm trung bình trong 63 tỉnh, thành

phố [24]. Điều đó cho thấy, môi trường đầu tư của Nam Định chưa thật sự thơng

thống, hấp dẫn đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

- Tuy thu ngân sách của Nam Định có tăng hàng năm nhưng tổng thu còn

- Vốn tự có của các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng TCMN thấp và các cơ sở sản xuất hàng TCMN cịn khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

- Chất lượng nhân lực ngành TCMN nhìn chung cịn thấp: Nhiều chủ DN, chủ cơ sở sản xuất chưa có kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Lực lượng lao động trực tiếp chưa qua đào tạo cơ bản còn chiếm tỷ lệ tương

đối caọ Số nghệ nhân, thợ giỏi, người thiết kế mẫu mã sản phẩm cịn ít nên sản

phẩm TCMN của Nam Định còn hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.[25], [30] - Sản xuất hàng TCMN còn nhỏ lẻ, phân tán phụ thuộc lớn vào các làng nghề

và các hộ gia đình. Mặt bằng cho cho đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu

thủ cơng nghiệp cịn khó khăn do Nam Định phải giữ định mức đất nông nghiệp để

đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời việc xây dựng các khu cơng nghiệp, cụm

cơng nghiệp cịn chậm do đơn giá đền bù đất nông nghiệp cao, suất đầu tư lớn. - Nam Định kém cạnh tranh hơn so với các địa phương sẵn có nguồn nguyên liệu thiên nhiên như mây, tre, gỗ: Nguồn nguyên liệu thiên nhiên để sản xuất hàng

TCMN có trong tỉnh chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất, các nguyên liệu

khác chủ yếu phải mua từ tỉnh ngoài hoặc nhập khẩu nên sản xuất bị thụ động và

chi phí cao hơn. Sản phẩm TCMN của Nam Định cũng kém cạnh tranh về giá so

với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc được sản xuất hàng loạt bằng máỵ - Công nghệ, kỹ thuật xử lý nguyên liệu và trong các cơng đoạn sản xuất cịn

thấp: Tuy đã có một số cơ sở sản xuất đã đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị

nhưng nhìn chung, máy móc thiết bị tại các làng nghề TCMN còn lạc hậu nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm cịn thấp. [25], [30]

- Q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hố dẫn tới việc giảm lực lượng lao

động trong ngành TCMN và làm cho giá lao động tăng lên: Tỉnh có chính sách

khuyến khích doanh nghiệp đầu tư về nông thôn nên công nghiệp nông thôn khá

phát triển, nhất là dệt may do đó đã thu hút một lượng khá lớn lao động trẻ và trung niên, dẫn đến nguy cơ thiếu lao động trong ngành TCMN.

- Giá cước vận chuyển đến các thị trường nhập khẩu chính hàng TCMN của

tỉnh cao làm hạn chế khả năng cạnh tranh về giá: Ngoài thị trường các nước Đông

Bắc Á và Đông Nam Á, các thị trường nhập khẩu hàng TCMN của Nam Định lại

2.1.2.2 Khó khăn từ các nước nhập khẩu hàng TCMN [18], [22], [71]

- Các nước nhập khẩu lớn hiện đang triển khai nhiều biện pháp chống trợ

cấp, chống bán phá giá. Khi hàng rào thuế quan được cắt giảm và dỡ bỏ theo các

quy định của WTO và các Hiệp định thương mại đa phương, song phương thì các

nước đều thiết lập các hàng rào phi thuế mới ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Đồng thời các chính sách khuyến khích phát triển hàng TCMN của Trung ương và của địa phương cũng phải phù hợp với các quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩụ

- Quy chế quản lý, kiểm tra chất lượng nhập khẩu hàng TCMN nhập khẩu

của EU, Mỹ, Nhật Bản… rất khắt khe như: Quy định về nguyên liệu sản xuất, sử

dụng hóa chất, kiểu dáng, cơng nghệ…

- Nhiều nhà nhập khẩu hàng TCMN lớn đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải đáp

ứng được các yêu cầu về trách nhiệm xã hội, mơi trường. Các tập đồn bán lẻ ngày

càng coi trọng việc kiểm tra đánh giá việc các đơn vị sản xuất áp dụng các quy trình sản xuất, sử dụng nhân cơng hợp lý để sản xuất ra sản phẩm sạch.

- Một số thị trường có xu hướng nhập khẩu sản phẩm mỹ nghệ được sản xuất

hàng loạt bằng máy móc của một số nước, điển hình là Trung Quốc. Do khả năng

sản xuất hàng loạt bằng máy với chi phí thấp, sử dụng các tiến bộ cơng nghệ trong khâu hồn thiện và phối mầu bằng máy nên có năng suất cao giúp cho các nhà sản

xuất Trung Quốc đáp ứng được một lượng hàng lớn trong thời gian ngắn và giá rẻ.

Những tiến bộ kỹ thuật giúp các nhà sản xuất Trung Quốc tạo ra những sản phẩm sao chép bằng máy, gần như chính xác hồn tồn so với mẫu hàng TCMN của các

nước khác. Đây là khó khăn lớn đối với các sản phẩm TCMN được sản xuất chủ

yếu bằng phương pháp thủ công.

Một phần của tài liệu đề tài luận án hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở nam định đến năm 2020 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)