công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định
Theo dự báo của Trung tâm WTO (Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam), trong những năm tới, mặc dù hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cục diện thế giới, khu vực sẽ có nhiều chuyển biến nhanh và khó lường. Điều này sẽ mở ra những cơ hội phát triển nhanh nhưng nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ,
thách thức lớn. Tồn cầu hóa và quốc tế hóa sẽ tiếp tục tiến triển nhưng cục diện thế
giới đa cực, đa trung tâm sẽ ngày càng rõ nét và sẽ có những điều chỉnh theo các
tâm trục và lĩnh vực khác nhau, chủ nghĩa khu vực sẽ tăng lên. Các nước lớn vừa hợp tác, vừa kiềm chế lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt hơn. Cuộc khủng hoảng toàn cầu
chưa có dấu hiệu chấm dứt hồn tồn khiến các nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu
trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy xuất khẩu,
tạo thêm nhiều việc làm do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn giữa các nước xuất khẩụ
Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện chủ trương chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thể hiện trong Nghị quyết số 22-
NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết về hội
nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Chiến lược
hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 của Chính phủ; trong đó một trong những
giải pháp chủ yếu là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách
nhằm vừa phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước, vừa hỗ trợ và tận dụng tốt nhất
các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lạị
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đòi hỏi mức độ cam kết cao hơn cam kết gia nhập WTO cả về phạm vi và mức độ. Việc thực hiện cam kết quy trình xây
dựng và thực thi chính sách cơng nói chung trong đó có chính sách kinh tế phải được xây dựng theo hướng đảm bảo công bằng, minh bạch, tuân thủ quy luật thị
trường, không phân biệt đối xử, tôn trọng luật pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đối với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, Việt Nam cần tuân thủ cam kết bãi
bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu và tuân thủ các quy định liên
quan đến các hình thức trợ cấp khác. Đây là vấn đề liên quan đồng thời đến rất
nhiều cơ quan ở cả cấp trung ương và địa phương trong quá trình ban hành chính
sách, điều hành và hỗ trợ sản xuất, thương mạị [68], [71]
Mặt khác, tuy trong thời gian qua kinh tế Việt Nam có bước phát triển, thu ngân sách của cả nước cũng như của đa số các địa phương đều tăng, nhưng điều đó khơng có nghĩa là nguồn lực ngân sách cho các chính sách hỗ trợ phát triển mặc nhiên sẽ tăng theo, nguồn ngân sách cho các chính sách phát triển cần được cân đối cùng với các nhu cầu chi tiêu khác của ngân sách. Do vậy khi xây dựng chính sách cần xem xét, cân nhắc nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách phù hợp với khả năng thực tế.
Do đó việc hồn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh
Nam Định cần phải xem xét, lưu ý những vấn đề trên.
3.2.1. Quan điểm về hồn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu ở Nam Định.
Một là, hồn thiện chính sách trên cơ sở vận dụng đúng đắn, linh hoạt các
chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh, tạo mơi trường
đầu tư thuận lợi nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hàng
TCMN xuất khẩụ
Hai là, hồn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu đáp ứng yêu
cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng:
- Các nguyên tắc thị trường yêu cầu hệ thống các chính sách phải đảm bảo
tuân thủ và tôn trọng các quy luật thị trường, không can thiệp trực tiếp; các hỗ trợ
của nhà nước là gián tiếp như hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư, tín
dụng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại…
- Các chính sách phải phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tức là các chính sách khuyến khích phải đảm bảo thực hiện chính sách bảo hộ trong
nước có chọn lọc, có điều kiện và theo lộ trình.
Ba là, hồn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên nguyên
Các cơ sở sản xuất kinh doanh là chủ thể chính trong việc nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Nhà nước chỉ đóng vai trị hỗ trợ thúc đẩỵ Do đó các chính sách hỗ trợ phải trên ngun tắc tơn trọng, khuyến khích các chủ thể sản xuất kinh doanh phát huy tinh thần tự chủ, không bao cấp, ưu đãi tràn lan, không tạo ra sự
trông chờ ỷ lạị Đồng thời, quyền tự chủ của các chủ thể còn được thể hiện ở chỗ, Nhà nước phải coi các chủ thể vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa là khách hàng của các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách. Chính sách phải đảm bảo tính cơng
khai, minh bạch,. Cơ hội tiếp cận thông tin và nguồn lực nhà nước phải đảm bảo
bình đẳng giữa các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện và thụ hưởng chính sách.
Bốn là, Kết hợp tầm nhìn dài hạn và ngắn hạn trong việc ban hành và triển khai chính sách. Đồng thời chính sách phải có tính ổn định lâu dàị
Nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng đang tồn tại
nhiều điểm yếu như: Kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực thấp, trình độ
KHCN cịn hạn chế… khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh. Vì thế để nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, Nhà nước phải ưu tiên đầu tư
cho lĩnh vực nàỵ Tuy nhiên, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn, các cơ sở sản xuất kinh doanh cần được hỗ trợ bởi các chính sách ngắn hạn như hỗ trợ tín dụng đầu tư, thuế, xúc tiến thương mại… Sự kết hợp giữa các giải pháp
mang tính ngắn hạn và các giải pháp dài hạn không những cần thiết mà còn là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững.
Đồng thời chính sách phải có tính ổn định lâu dài, nếu chính sách thay đổi
quá nhanh và quá nhiều sẽ là một khó khăn lớn cho các tổ chức cá nhân định hướng
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Năm là, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu phải đảm
bảo hài hịa lợi ích nhà nước, tổ chức, cá nhân thụ hưởng chính sách và của xã hộị
3.2.2. Phương hướng hồn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định nghệ xuất khẩu ở Nam Định
Một là, hồn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu theo hướng
thống nhất, đồng bộ, hoàn chỉnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững:
Tính thống nhất, đồng bộ, hồn chỉnh của chính sách được thể hiện ở mức độ bao quát được các quan hệ, yếu tố cần điều chỉnh và được xem xét dưới hai cấp độ:
Sự tồn diện và đồng bộ của chính sách trong một lĩnh vực cụ thể và sự toàn diện và
đồng bộ của chính sách trong các lĩnh vực liên quan của ngành hàng.
Để hoàn thiện chính sách trước hết các chính sách phải được hoạch định,
ban hành và thực thi đồng bộ, thống nhất với nhaụ Các chính sách cùng hướng tới mục tiêu chung là hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực về vốn, tài chính, KHCN, chất lượng nguồn nhân lực, khả
năng tiếp cận thị trường… Mỗi chính sách có thể ảnh hưởng đến một hoặc một số
khía cạnh liên quan đến hoạt động của đơn vị sản xuất kinh doanh. Vì vậy để phát
triển một ngành hàng xuất khẩu cần phải kết hợp đồng bộ các chính sách, đồng thời việc thực thi cần tính tới việc ưu tiên, có sự bổ sung, hỗ trợ từ các chính sách khác.
Hơn nữa, chất lượng của chính sách phụ thuộc vào chất lượng của từng chính sách và sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản với nhau, đảm bảo các quy
định của chính sách có thể được triển khai đồng bộ trên thực tế.
Như trên đã đề cập, tuy tỉnh Nam Định cũng đã có nhiều chính sách khuyến
khích phát triển ngành nghề nơng thơn, trong đó có hàng TCMN, nhưng các chính
sách đó cịn rời rạc, chưa tạo thành một thể thống nhất, thiếu đồng bộ, một số lĩnh
vực chưa được đề cập. Do đó, việc hồn thiện chính sách trước hết là nghiên cứu,
xây dựng ban hành mới các chính sách mà các chính sách hiện hành chưa có, hoặc
độ bao phủ, điều chỉnh của chính sách đã có nhưng chưa tớị Đó là việc xây dựng
bổ sung một số chính sách như: Quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu, chính sách sản phẩm, chính sách phát triển nguồn nguyên, phụ liệu sản xuất hàng TCMN, các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với ngành hàng TCMN như đào tạo lao động
chuyên sâu, thiết kế mẫu mã sản phẩm… Đồng thời rà sốt, điều chỉnh để các chính sách đã ban hành tạo thành một thể thống nhất, đồng bộ.
Hai là, hồn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu phù hợp với qui hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương:
Tính phù hợp của chính sách là yếu tố quan trọng nhất, quyết định trực tiếp chất lượng, sự hồn thiện của chính sách, đồng thời cũng là tiền đề quyết định hiệu quả của việc tổ chức thực hiện chính sách trên thực tế.
Hồn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu phải trên cơ sở
năm tớị Các chính sách tác động đến làng nghề, ngành nghề TCMN phải đảm bảo
hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, phù hợp với những lựa chọn ưu tiên về ngành nghề, sản phẩm có ưu thế ở địa phương, gắn với phát triển bền vững: những vùng sinh thái, vùng văn hoá
du lịch, những ưu tiên về giải quyết việc làm, về sử dụng tài nguyên… và các ưu
tiên về phòng ngừa kiểm sốt ơ nhiễm, suy thối mơi trường. Các chính sách vừa
phải khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh nhưng vừa phải đảm bảo giữ
gìn bảo tồn các giá trị văn hoá của các làng nghề, cảnh quan thiên nhiên, …
Để phát triển làng nghề TCMN theo hướng công nghiệp hóa phải kết hợp
yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn…
Ba là, hồn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu phải đạt
mục tiêu phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương
Điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH và các nguồn lực khác tại địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành hàng TCMN. Vì vậy, hồn thiện chính sách cần phát huy được những lợi thế so sánh về vị trí địa lý thuận lợi là tỉnh
nằm gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần Thủ đô và có hệ thống giao thơng
thuận tiện để phát triển giao lưu kinh tế, thu hút đầu tư, Nam Định cũng là tỉnh có nền văn hố phong phú, có nhiều cảnh quan du lịch và các lễ hội truyền thống… nên cần kết hợp phát triển sản xuất hàng TCMN gắn với du lịch làng nghề.
Bốn là, hồn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Nam Định phải mang tính khả thi, dễ triển khai thực hiện
Tính khả thi được hiểu là các chính sách có khả năng thực hiện trên thực tế,
là tiêu chí quyết định hiệu quả của chính sách. Tính khả thi có mối liên hệ chặt chẽ
với yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp của chính sách. Để đảm bảo tính
khả thi thì chính sách phải bao qt được các mối quan hệ, phù hợp với điều kiện KT-XH, đặc biệt là nguồn lực về vật chất và con người để thực hiện chính sách.
Theo nghĩa này, chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định cần hồn thiện theo hướng: Các chính sách hỗ trợ phải phù hợp với khả năng
nguồn ngân sách địa phương, đảm bảo khả năng hỗ trợ thực tế đủ và kịp thời trong
quá trình thực hiện chính sách; đồng thời mức hỗ trợ kinh phí phải phù hợp, đảm
bảo cho các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện chính sách đủ khả năng thực hiện và thực sự khuyến khích đối với các đối tượng được thụ hưởng chính sách.