Đánh giá mức tác động của các chính sách hợp phần đối với sự phát

Một phần của tài liệu đề tài luận án hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở nam định đến năm 2020 (Trang 110)

2.3. Đánh giá chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở

2.3.4. Đánh giá mức tác động của các chính sách hợp phần đối với sự phát

triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

Để có cơ sở đánh giá mức tác động của các chính sách hợp phần đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu, trong phiếu điều tra, tác giả không chỉ đề cập đến 6 chính sách hợp phần đang thực thi ở Nam Định mà xin ý kiến đánh giá đối với cả

9 chính sách hợp phần đã nêu ở tiểu mục 1.2.3. Qua tổng hợp ý kiến của các lãnh

đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh và cán bộ quản lý, nhà khoa học cho thấy: Mỗi

chính sách hợp phần trong chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu đều có tác

động nhất định đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu, tuy nhiên tác động mạnh

yếu của mỗi chính sách hợp phần có sự khác nhaụ

Đa phần các ý kiến cho rằng, hiện nay vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát

triển hàng TCMN xuất khẩu là phát triển thị trường tiêu thụ, tạo đầu ra cho sản

phẩm. Có đầu ra thì mới có sự tổ chức sản xuất, mở rộng quy mơ sản xuất, cơ sở

sản xuất mới có điều kiện hấp thụ được các nguồn vốn và các yếu tố khác.

Chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai cũng được các nhà quản lý, các cơ sở quan tâm, chú trọng, nhất là đối với các cơ sở trong làng nghề TCMN. Đa phần đều cho rằng, việc được hỗ trợ tạo điều kiện về mặt bằng để mở rộng sản xuất, di dời cơ sở sản xuất ra khỏi làng nghề khơng những tác động tích cực tới phát triển sản xuất

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cũng nhận được sự quan tâm của các nhà

quản lý, các cơ sở sản xuất do chất lượng nhân lực trong ngành hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính sách hỗ trợ về đầu tư, tín dụng được đa phần các nhà quản lý cũng như

doanh nghiệp đánh giá sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng các

khu, cụm công nghiệp cũng như đầu tư của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Về chính sách sản phẩm, đa phần các chủ hộ sản xuất, một số nhà quản lý

khơng hiểu chính sách này và cho rằng chính sách sản phẩm là của DN. Nhưng đa phần lãnh đạo DN và một số nhà quản lý đánh giá chính sách này khá quan trọng,

định hướng cho việc phát triển sản phẩm của ngành cũng như của đơn vị sản xuất.

Chính sách phát triển cơng nghệ, nguồn ngun liệu, bảo vệ mơi trường được

đánh giá có tác động phát triển hàng TCMN xuất khẩu nhưng ở mức thấp hơn.

Một điều đáng chú ý các nhà quản lý nhà nước các cấp và lãnh đạo một số

DN lại rất chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển ngành TCMN. Họ cho rằng,

việc quy hoạch phát triển ngành TCMN sẽ là cơ sở để định hướng đầu tư sản xuất

kinh doanh lâu dài cho DN và các chính sách, biện pháp hỗ trợ của nhà nước sẽ tập trung và cụ thể hơn.

Từ việc tổng hợp các ý kiến và theo nghiên cứu của tác giả, có thể xác định

được các chính sách có tác động và tầm quan trọng của từng chính sách đối với sự

phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định qua bảng sau:

Bảng 2.25: Mức độ tác động của các chính sách đến sự phát triển ngành hàng TCMN ở tỉnh Nam Định

TT Chính sách Mức độ tác động

1 Chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường Rất quan trọng

2 Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động TCMN Quan trọng

3 Chính sách đầu tư, tín dụng, thuế Quan trọng

4 Quy hoạch phát triển ngành TCMN của tỉnh Khá quan trọng

5 Chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai Khá quan trọng

6 Chính sách phát triển sản phẩm Khá quan trọng

7 Chính sách phát triển cơng nghệ đối với ngành TCMN Ít quan trọng

8 Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu Ít quan trọng

9 Chính sách bảo vệ mơi trường Ít quan trọng

Bước tiếp theo, tác giả đã xin ý kiến các chuyên gia của Hiệp hội hàng

TCMN Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Cục công nghiệp địa phương và

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) để xác định trọng số cho từng chính sách và xác định mức độ tác động của mỗi một chính sách đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩụ Kết quả được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 2.26: Ma trận chính sách tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Nam Định

S T T Tên chính sách Trọng số của từng chính sách Mức độ tác động của từng chính sách Mức tác động tổng hợp

1 Chính sách xúc tiến thương mại

phát triển thị trường 0,15 4 0,60

2 Chính sách đào tạo lao động TCMN 0,12 3 0,36

3 Chính sách đầu tư, tín dụng, thuế 0,12 3 0,36

4 Quy hoạch phát triển ngànhTCMN 0,12 3 0,36

5 Chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai 0,11 2 0,22

6 Chính sách phát triển sản phẩm 0,10 2 0,20

7 Chính sách phát triển công nghệ 0,10 2 0,20

8 Chính sách phát triển nguồn

nguyên liệu 0,10 1 0,10

9 Chính sách bảo vệ mơi trường 0,08 1 0,08

Chính sách phát triển hàng TCMN XK 1 2,48

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả năm 2013

Trong đó: Tổng số các trọng số là 1.

4 là mức tác động mạnh, 1 là mức tác động yếu, 2, 3 là mức tác động trung bình và khá (1 -> 4 là yếu -> mạnh)

Qua kết quả đánh giá ở bảng trên cho thấy, mức độ tác động tổng hợp của

chính sách phát triển thị trường trong chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu là lớn nhất và chiếm tỷ trọng tới 24,1% toàn bộ mức tác động của chính sách chung.

Mức tác động của các chính sách đầu tư, tín dụng, thuế, chính sách hỗ trợ đào tạo

lao động và quy hoạch phát triển ngành TCMN xuất khẩu của tỉnh ngang bằng nhau

ở mức thứ hai và chiếm tỷ trọng 14,5%. Tiếp theo là chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai chiếm tỷ trọng 8,9%, chính sách phát triển sản phẩm, chính sách phát triển công

nghệ ngang bằng nhau chiếm tỷ trọng 8%. Các chính sách phát triển nguồn nguyên liệu, chính sách bảo vệ mơi trường tác động ở mức thấp trong tồn bộ mức tác động

của chính sách chung. Đây là điều cần chú ý khi xây dựng, hồn thiện và thực thi

chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định.

2.3.5. Các điểm mạnh và điểm yếu của chính sách phát triển hàng th

công mỹ nghệ xuất khẩu ở tỉnh Nam Định

2.3.5.1 Điểm mạnh của chính sách

Một là, chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định đã có

tác động tích cực phát triển các nhân tố trong hoạt động của ngành.

Chính sách phát triển đã được ban hành, triển khai thực thi trong nhiều lĩnh

vực từ phát triển sản xuất đến phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN. Từng

chính sách đã tác động đến một hay nhiều nhân tố của quá trình sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN và chính sách đã có tác động tích cực phát triển quy mô năng lực sản xuất, phát triển thị trường xuất khẩu cho sản phẩm TCMN xuất khẩu ở Nam Định:

- Chính sách đất đai, nhất là chính sách phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN di dời từ các đô thị, làng nghề, khu dân cư mặt bằng chất hẹp đầu tư xây dựng cơ sở mới, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường. Đến nay đã có 108 dự án đầu tư sản xuất hàng TCMN vào các khu, cụm, điểm cơng nghiệp.

- Chính sách đầu tư, tín dụng đã tạo điều kiện cho vốn đầu tư phát triển

ngành hàng TCMN trên địa bàn tỉnh tăng nhanh từ 137,6 tỷ đồng năm 2005 lên

872,9 tỷ đồng vào năm 2012, trong đó trên 50% từ nguồn vốn vay tín dụng.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tác động tích cực nâng cao chất lượng nhân lực trong ngành, từ năm 2006 đến nay đã có 10.045 lao động trong ngành được đào

tạo qua các lớp ngắn hạn từ kinh phí ngân sách, đưa tỷ lệ lao động được đào tạo

trong tổng số lao động trong ngành từ đã tăng thêm 13,6% sau 6 năm.

- Chính sách KHCN đã hỗ trợ 7 dự án chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị, cơng nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất hàng TCMN, 9 mơ hình trình diễn kỹ thuật sản xuất hàng TCMN với tổng kinh phí 2.325 triệu đồng trong giai đoạn

2006-2012. Đồng thời đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng

TCMN từng bước đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản

lượng và chất lượng sản phẩm

- Chính sách bảo vệ môi trường đã từng bước cải thiện tình trạng ơ nhiễm

môi trường tại các khu công nghiệp - cụm cơng nghiệp và làng nghề.

- Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại đã góp phần vào việc đẩy mạnh các

hoạt động xúc tiến thương mại cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở sản

xuất kinh doanh nên thị trường xuất khẩu hàng TCMN đã phát triển từ 31 thị trường năm 2005 lên 42 thị trường vào năm 2012 và đã khai thác, thâm nhập được vào các thị trường tiềm năng nhập khẩu lớn như: Thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ... Hoạt động

phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN đã bắt đầu có sự chuyển hướng sang

phát triển theo chiều sâụ Không chỉ gia tăng số lượng thị trường xuất khẩu, chất lượng và chủng loại hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường đã có nhiều chuyển

biến tích cực với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Hai là, chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định đã có tác động tích cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Giá trị sản xuất hàng TCMN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2012 đạt tốc

độ tăng khá cao, bình quân 16,7%/năm. Giá trị sản xuất sản phẩm TCMN năm 2012 đạt 611,5 tỷ đồng, tăng 404,1 tỷ đồng và gấp gần 3 lần so với năm 2005.

- Doanh thu ngành TCMN của tỉnh trong giai đoạn 2006-2012 đạt tốc độ

tăng trưởng bình quân 17,13%/năm; năm 2012 đạt 1.568,9 tỷ đồng, tăng 1.050,3 tỷ

đồng và gấp 3 lần so với năm 2005

- Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh trong giai đoạn 2006-2012 đạt

tốc độ tăng bình quân 14,53%/năm; năm 2005 đạt 9,654 triệu USD, năm 2012 đạt

24,952 triệu USD, tăng 15,928 triệu USD so với năm 2005.

Những kết quả trên đã góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng

hóa chung tồn tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và kinh tế của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóạ

xây dựng, ban hành trên cơ sở các chủ trương và các chính sách của Trung ương,

trong đó đã cụ thể hóa và vận dụng phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương do

đó đã có hiệu lực khi triển khai chính sách vào thực tiễn.

2.3.5.2 Những điểm yếu của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định và nguyên nhân

ạ Những điểm yếu

Thứ nhất, chính sách phát triển hàng TCMN chưa đầy đủ và đồng bộ:

- Tỉnh Nam Định chưa có quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu làm cơ

sở cho việc định hướng và triển khai các giải pháp phát triển làng nghề, sản phẩm

TCMN có lợi thế và tiềm năng phát triển.

- Tỉnh Nam Định cịn thiếu chính sách khuyến khích trong một số lĩnh vực

như: Chính sách sản phẩm, chính sách phát triển nguồn nguyên liệu cho sản xuất

hàng TCMN xuất khẩu, chính sách ưu đãi, đào tạo, bồi dưỡng nghệ nhân, thợ giỏi,

chính sách bình chọn, tơn vinh sản phẩm cơng nghiệp nơng thơn tiêu biểụ..

- Chưa có các chính sách đặc thù riêng đối với hàng TCMN xuất khẩu: Chính sách liên quan đến phát triển hàng TCMN xuất khẩu hiện đang thực thi ở tỉnh Nam

Định đều là sự áp dụng, vận dụng chính sách phát triển công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp, ngành nghề nông thôn của Trung ương và của tỉnh. Do đó chưa bao phủ được hết các lĩnh vực đặc thù, riêng có của ngành hàng TCMN xuất khẩu

Thứ hai, mức hỗ trợ của một số chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Nam Định cịn thấp nên khó khăn khi triển khai thực hiện:

- Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp còn thấp, các mức hỗ trợ khác nhau, không đồng nhất tiêu thức gây nhiều kẽ hở trong hỗ trợ

vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng… Trong "Cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển cụm

cơng nghiệp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nam Định", ngân sách tỉnh hỗ trợ

50% vốn đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công

nghiệp, nhưng không quá 7 tỷ đồng/cụm công nghiệp. Nhưng đến nay, mức hỗ trợ trên là quá thấp, khơng cịn phù hợp.

- Chính sách tín dụng chưa đề cập cụ thể đến đối tượng làng nghề, hạn mức

cho vay thấp. Quy định về thời hạn vay vốn chưa hợp lý đang cản trở khả năng tiếp cận vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN

- Chính sách xúc tiến thương mại của tỉnh quy định hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/1 DN tham dự hội chợ triển lãm trong nước, kể cả tại địa bàn xa như thành

phố Hồ Chí Minh và mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/1 DN tham dự hội chợ triển

lãm ngồi nước chưa thực sự khuyến khích DN tham giạ Quy định mức hỗ trợ theo

lớp đào tạo thấp (tối đa 15 triệu đồng/ lớp) nên khó khăn cho việc tổ chức các lớp

đào tạo sâu về nghiệp vụ xúc tiến thương mại, xuất khẩu, ngoại ngữ và nhất là

không đủ kinh phí để tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về ứng dụng

thương mại điện tử. Đây cũng là một trong các nguyên nhân kết quả xuất khẩu hàng TCMN của Nam Định chưa hết khả năng, sản lượng sản xuất sản phẩm trên địa bàn tỉnh, nhiều cơ sở sản xuất phải bán sản phẩm cho các đầu mối thu gom, doanh

nghiệp xuất khẩu hàng TCMN ngoài tỉnh.

- Việc quy định mức hỗ trợ tối đa theo đầu người (1,8 triệu đồng/người) tham gia các lớp đào tạo trong chính sách khuyến cơng do đó khơng thể tổ chức được các lớp đào tạo nghề có yêu cầu kỹ thuật cao và đào tạo thiết kế mẫu mã sản phẩm

- Tiêu chí về cơng nghệ tiên tiến, công nghệ sạch chưa được quan tâm và trở

thành một tiêu chuẩn trong các chính sách ưu đãi đầu tư. Chính sách hỗ trợ chuyển

giao công nghệ không đồng bộ, thiếu sự hỗ trợ trong chính sách tài chính, tín dụng do đó các cơ sở sản xuất kinh doanh khó khăn trong việc đổi mới công nghệ hoặc

tiếp thu công nghệ mới kém hiệu quả. Sản xuất trong các làng nghề TCMN ở Nam

Định hiện nay chủ yếu là thủ công, tỷ lệ cơ khí hố chỉ đạt 35%-40%. Một số làng

nghề đã đầu tư trang thiết bị máy móc song do khả năng về vốn có hạn nên đa phần chỉ có thể mua máy móc trình độ cơng nghệ thấp, hoặc máy cũ nên năng suất, chất lượng sản phẩm không cao, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Việc xử lý ơ nhiễm mơi trường địi hỏi chi phí cao mà khả năng của các cơ sở sản xuất kinh doanh là có hạn, trong khi Nhà nước hỗ trợ cịn hạn chế, chính sách

lớn các làng nghề TCMN đều chưa có bãi chơn lấp chất thải rắn đủ tiêu chuẩn, chưa có hệ thống xử lý nước thải, đa số nước thải ở các làng nghề đều xả trực tiếp xuống

Một phần của tài liệu đề tài luận án hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở nam định đến năm 2020 (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)