3.3. Nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
3.3.4. Hoàn thiện chính sách đất đai
Quản lý, sử dụng đất đai là lĩnh vực rất phức tạp. Vừa qua, tuy đã có gần 7
triệu ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân tham gia
đóng góp vào Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) nhưng kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa
XIII đã xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng về mọi mặt dự án luật này, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến dự thảo Hiến pháp và quyết định chưa thơng qua để
tiếp tục hồn thiện, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6.
Hiện nay, một thách thức đặt ra trong việc quản lý, sử dụng đất đai ở nước
ta là giải quyết hợp lý nhu cầu và quỹ đất cho các lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, đó là: Giữa nhu cầu đất cho phát triển kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) và cho các nhu cầu xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể thaọ..); giữa duy trì đất nơng nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và mở rộng diện tích đất phi nơng nghiệp cho q trình cơng nghiệp hóạ
Đối với tỉnh Nam Định, thuộc diện địa phương phải giữ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nên vấn đề hồn thiện chính sách đất đai để
phát huy hiệu quả quỹ đất bị hạn chế để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp là rất cần thiết.
Hồn thiện chính sách đất đai là một trong những nội dung quan trọng nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai để ổn định và phát triển KT-XH, bảo đảm cho cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp cận một cách dễ dàng với đất đai, tạo điều kiện
thuận lợi cho họ được giao đất, thuê đất mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng đất hiệu quả, bền vững, cơng bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế, đồng thời cũng phải tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng đất đai
như một nguồn lực tài chính đủ cơ sở pháp lý để tiếp cận với tín dụng, và các cơ
hội thị trường, liên doanh, liên kết khác…
Trong phạm vi luận án chỉ đề xuất một số nội dung hồn thiện chính sách
đất đai để tạo mặt bằng phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định
ạ Chính sách phát triển cụm cơng nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề để tạo mặt bằng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh
- Phát triển cụm công nghiệp:
Trên địa bàn tỉnh hiện có 20 cụm cơng nghiệp với tổng diện tích đất được
quy hoạch là 338,9 ha, diện tích đã thu hồi là 238,9 ha đã triển khai xây dựng hạ
tầng cụm công nghiệp và thu hút doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào đầu tư. Theo quy hoạch cụm công nghiệp đến năm 2020 của tỉnh, đã quy hoạch thêm 11 cụm công
nghiệp mới với tổng diện tích là 202,2 hạ [57]
Do vậy chưa cần thiết phải quy hoạch thêm các cụm công nghiệp mà cần đẩy mạnh huy động các nguồn vốn để tiếp tục giải phóng mặt bằng, hồn thiện kết cấu hạ tầng tại các cụm công nghiệp hiện có, đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng 11 cụm công nghiệp mới để tạo mặt bằng cho các cơ sở đầu tư mới và nhu cầu mở rộng sản xuất, di dời của các cơ sở hiện đang sản xuất trong làng nghề.
+ Đối với 20 cụm công nghiệp đã và đang triển khai xây dựng hạ tầng: Hiện còn 100 ha chưa thu hồi và giải phóng mặt bằng được, do vậy tỉnh cần tập trung cho
công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng và huy động các nguồn vốn đầu tư để xây
dựng xong hạ tầng kỹ thuật các cụm cơng nghiệp nàỵ Trong đó kinh phí hỗ trợ của tỉnh cần đủ mức để thu hút nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.
+ Đối với 11 cụm công nghiệp đã được quy hoạch: Nghiên cứu, lựa chọn các cụm công nghiệp thực sự cần thiết cho sự phát triển của làng nghề để tập trung huy
động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng xong trước năm 2015. Các cụm cơng
nghiệp cịn lại triển khai xây dựng trong giai đoạn 2016-2020.
+ Nghiên cứu xây dựng, hình thành các cụm công nghiệp chuyên sâu theo
nhóm sản phẩm TCMN như: Cụm công nghiệp chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ,
cụm công nghiệp chuyên sản xuất hàng mây tre đan, cụm cơng nghiệp chun sản xuất đồ kim khí mỹ nghệ, cụm cơng nghiệp chun sản xuất sản phẩm cói, bẹ chuối, bèo tâỵ Trong từng cụm công nghiệp bố trí các cơ sở liên kết theo chuỗi từ cơ sở khai thác, xử lý, chế biến, cung cấp nguyên, phụ liệu- cơ sở sản xuất- cơ sở chuyên thu gom sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩụ Đồng thời mỗi cụm bố trí một khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm của cả cụm và xây dựng một Website để
quảng bá cơ sở sản xuất kinh doanh, sản phẩm của cụm công nghiệp.
- Điểm công nghiệp:
Xây dựng các điểm cơng nghiệp tại các địa phương có khả năng phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với quy mô mỗi điểm công nghiệp từ 2 -5 hạ Giai đoạn 2013- 2015: Ưu tiên quy hoạch, xây dựng điểm công nghiệp tại
các làng nghề, làng nghề TCMN; giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục xây dựng các điểm
cơng nghiệp tại các địa bàn có nhu cầu, khả năng thu hút dự án đầu tư và tạo quỹ
đất di dời các dự án ô nhiễm môi trường ra khỏi làng nghề, khu dân cư tập trung.
b. Chính sách thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng để phát triển cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp
- Chính sách đền bù, bồi thường khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng:
Thời gian qua trên phạm vi cả nước cũng như ở tỉnh Nam Định đã xảy ra
rất nhiều vụ khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, nhưng đa số các vụ khiếu kiện liên
quan đến việc đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng đều do giá đền bù không
thỏa đáng, không theo giá thị trường. Theo Luật Đất đai 2003, giá đất được Nhà
quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường”. Tuy nhiên, khi triển khai quy định này đã gặp rất nhiều điểm bất cập. Vì thế, hiện nay đang tồn tại song song hai hệ thống giá đất (giá đất nhà nước ban hành và giá đất trên thị
trường) trong đó, giá đất nhà nước ban hành thường chỉ bằng 30-70% so với giá đất của thị trường. Vì vậy tỉnh cần hồn thiện chính sách về giá đền bù, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quỹ đất sạch để đầu tư
xây dựng các cụm, điểm công nghiệp. Về giá đền bù, bồi thường không nên giao
cho mỗi địa phương quy định khác nhau mà nên thống nhất theo khu vực để tránh
việc giá đất giáp danh rất khó thực hiện như hiện nay ; đồng thời giá đến bù, bồi thường cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến giá thị trường đất đaị
- Thực hiện đúng chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp theo quy định tại Điều 20 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Chính sách hỗ trợ chuyển nghề cho nông dân bị thu hồi đất:
Về mức hỗ trợ chuyển nghề cần tính chi phí hợp lý để tạo một chỗ làm việc
mới trong các ngành nghề phi nơng nghiệp có tính đến số lao động tuổi cao, văn
hoá thấp trong số lao động nông nghiệp phải chuyển nghề để đảm bảo sát đúng và tránh thua thiệt cho người nông dân khi chuyển giao đất nông nghiệp cho việc xây
dựng các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp. Đồng thời trong công tác đào tạo
nghề cho các đối tượng này phải gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tức là sau đào tạo phải có địa chỉ tuyển dụng.