Tạo điều kiện cho NH nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam để

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG VIỆT NAM (Trang 96 - 97)

khích lệ hệ thống ngân hàng phát triển với nhịp độ cao hơn.

Theo Gopalan và Pajan (2010) nhận định có sự tham gia cạnh tranh của các đối tác nước ngoài trong kinh doanh ngân hàng, một số lợi thế sẽ xuất hiện. Thứ nhất, nhóm lợi ích đến từ hiệu quả kinh doanh cải thiện, ứng dụng công nghệ và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, thị trường hóa kỹ năng và điều hành, kỹ năng quản trị, điều hành của đơn vị lớn, qui mô toàn cầu. Thứ hai, quốc tế hóa ngân hàng có thể tạo động lực đối với nhà công quyền nội địa cần chuẩn hóa qui định điều tiết, thanh tra, giám sát ngân hàng chuẩn mực hơn và nhanh chóng đồng nhất với thông lệ quốc tế. Thứ ba, gia nhập của ngân hàng nước ngoài có thể sẽ giảm mức độ phân bố tín dụng không phù hợp (chẳng hạn cho vay đối tượng được chỉ định hoặc phi thương mại có thể có sự can thiệp của đối tác có ảnh hưởng trong nội bộ quốc gia). Thứ tư, mở cửa thị trường ngân hàng trong nước cho đối tác nước ngoài tạo cơ hội để ngân hàng nội địa có thể xâm nhập thị trường quốc tế do họ muốn bù đắp phần lợi nhuận họ đã san sẻ tới đối tác nước ngoài đến nước họ hoặc đơn giản là họ đã học được kinh nghiệm thành công trong mở rộng thị trường của ngân hàng nước ngoài. Thứ năm, kinh nghiệm của nhiều quốc gia châu Á (chẳng hạn ở Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan) cho

thấy hệ thống ngân hàng với sự đa dạng hóa ở cấp độ quốc tế về tài sản, có xu hướng dường như ổn định hơn. Hỗ trợ thanh khoản của ngân hàng mẹ khi ngân hàng nước ngoài gặp khó khăn có vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG VIỆT NAM (Trang 96 - 97)