Các yếu tố đưa vào ma trận này được xây dựng trên mô hình năng lực cạnh tranh APP (Asset-Process-Performance) của Bekley. Theo mô hình này năng lực
cạnh tranh được đánh giá theo 23 biến thuộc 3 nhóm: Tài sản cạnh tranh, các quy trình cạnh tranh và kết quả thực hiện. (Xem thêm phụ lục 3)
Theo mô hình này cần thực hiện trên 23 biến, nhưng ở luận văn này, ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở xem xét riêng cho hoạt động huy động vốn, các yếu tố quyết định đến sự thành công trong công tác huy động vốn của ngân hàng và được khách hàng quan tâm khi đến giao dịch tiền gửi với ngân hàng và gắn liền với thực tế hoạt động huy động vốn trong thời gian qua của TPB, tác giả chọn 11 yếu tố trong mô hình APP để xây dựng ma trận như sau:
Tài sản của ngân hàng - Thương hiệu của NHTM
- Năng lực công nghệ của NHTM - Nguồn nhân lực của NHTM
- Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức của NHTM
Các quy trình cạnh tranh của ngân hàng
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng, hoạt động marketing trong hoạt động huy động tiền gửi của NHTM
- Hệ thống kênh phân phối của NHTM
- Khả năng nghiên cứu và phát triển dịch vụ huy động vốn của NHTM
Kết quả thực hiện của ngân hàng
- Sự đa dạng, khác biệt của sản phẩm huy động vốn tiền gửi của NHTM - Năng lực tài chính của NHTM
- Biểu phí, lãi suất huy động vốn của NHTM - Thị phần huy động vốn của NHTM
- Năng lực tài chính của NHTM
Ngoài các yếu tố trên được đưa vào xây dưng ma trận, trong phần phân tích định lượng tác giả có dùng thêm một số các yếu tố khác để đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của TPB (Thực trạng 2.3 Thực trạng về năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của TPB)
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)