Tình hình huy động vốn tiền gửi của TPB

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG VIỆT NAM (Trang 43 - 45)

Nhằm ổn định sự tăng trưởng nguồn vốn, TPB đã đưa ra các chính sách huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng các công cụ lãi suất, đa dạng sản phẩm huy động và tận dụng các lợi thế riêng của TPB

Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, TPB luôn có chính sách phân khúc khách hàng để có các chính sách huy động phù hợp. Với các chiến lược cạnh tranh dựa trên sự khác biệt về công nghệ quản lý vốn, TPB đã vận dụng tối đa công nghệ vào sản phẩm của mình đem đến cho khách hàng sự đa dạng và tiện ích trong các sản phẩm huy động vốn cho khách hàng.

Trong giai đoạn 2008-2012 thị trường tài chính có nhiều biến động, NHNN liên tục giảm lãi suất huy động, cùng với các chính sách thắt chặc tiền tệ, kêu gọi cả nước cùng nhau chóng lạm phát đã có những ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của TPB. Để có thể thực hiện tốt công tác huy động vốn trong bối cảnh khó khăn đó, TPB thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng để duy trì và tìm kiếm khách hàng, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm linh hoạt…),

Hiện nay, TPB đã có nhiều sản phẩm tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và doanh nghiệp. Các sản phẩm huy động của TPB ngày càng được cải tiến, đa dạng nhu cầu khách hàng, TPB đã vận dụng công nghệ đưa vào sản phẩm tiết kiệm tự động, với sản phầm này khách hàng vẫn được hưởng lãi suất cao, đảm bảo an toàn

Bảng 2.4: Tình hình tổng nguồn vốn huy động của TPB 2008-2012

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn huy động 1.368 7.982 16.545 21.569 10.785

Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước 483,46% 107,27% 30,37% 50%

Nguồn: BC thường niên TPB 2008-2010+BC kế toán Hội sở 2011-2012 Giai đoạn 2008-2011: Tổng vốn huy động TPB có sự tăng trưởng qua hàng năm, đặc biệt năm 2011 mặc dù tổng vốn huy động tăng trưởng so với năm 2010:

30,37% nhưng cơ cấu nguồn vốn không hợp lý, tổng vốn huy động từ TT1: 28,94% còn lại huy động vốn từ TT2 cho thấy sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của TPB. Năm 2012 nhìn vào tổng huy động vốn giảm so với năm 2011 nhưng cơ cấu vốn 2012 có sự thay đổi lớn tập trung huy động vốn vào TT1, tổng vốn huy động cuối năm 2012 10.785 tỷ đồng. Trong đó: 86% vốn huy động từ TT1, tương đương: 9.270 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm của TPB 2008-2012

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi của khách hàng 1.171 4.230 7.557 6.242 9.270

Tiền gửi/tiền vay khác 196 3.752 7.205 12.882 763

Giấy tờ có giá - - 1.782 2.445 752

Tổng cộng 1.368 7.982 16.545 21.569 10.785

Nguồn: BC thường niên 2008-2010+BC Kết toán Hội Sở 2011-2012 Bảng 2.6: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của TPB từ 2008-2012

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: BC thường niên 2008-2010+BC Kết toán Hội Sở 2011-2012

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi của tổ chức 1.008 4.157 3.968 4.088 4.230

Tiền gửi của cá nhân 164 3.401 3.590 2.155 5.040

Tiền gửi khác 196 3.752 8.987 15.327 1.515

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG VIỆT NAM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)