Bảng 2.20: Khả năng thanh khoản của TPB giai đoạn từ 2008-2012
Đvt: %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi
KH/HĐ 85,65% 53,00% 45,68% 28,94% 85,95% Dư nợ/HĐ 20,14% 40,00% 31,58% 16,99% 56,40%
Nguồn: BC thườn niên TPB+Kế toán Hội sở TPB
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ tiển gửi KH/Tổng nguồn vốn huy động của khách hàng năm 2010, 2011 chiếm tỷ trọng thấp đặc biệt vào năm 2011 chỉ chiếm 28,94%, điều này cho thấy sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của TPB dù tỷ lệ Dư nợ/Tổng HĐ chỉ chiếm 16,99% nhưng năm 2011 TPB đối mặt với mất thanh khoản, do năm 2011 TPB có chính sách và đường lối hoạt động không đúng, đi theo hướng huy động từ TT2 và vay các TCTD khác nguồn vốn không ổn định và chi phí cao đã dẫn hoạt động kinh doanh TPB không hiệu quả, nhưng vào năm 2012 TPB đã nhìn nhận được vấn đề và tỷ lệ Tiền gửi KH/ Tổng nguồn vốn HĐ tăng lên là 85,95% và Dư nợ/Tổng nguồn vốn HĐ là 56,40% một tỷ lệ khá ổn định cho hoạt động của TPB.
2.3.9 Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức của NHTM
2.3.9.1 Về năng lực quản lý
Bộ máy quản lý điều hành TPB gồm:
Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý cao nhất của TPB, HĐQT của TPB tuân thủ theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và các quy định khác có liên quan của pháp luật Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm, các thành viên của HĐQT có thể được bổ nhiệm lại. HĐQT có 8 người, trong đó có Chủ tịch HĐQT.
Ban kiểm soát: thực hiện các chức năng kiểm soát/kiểm toán nội bộ theo quy định hiện hành và điều lệ của TPB. Ban kiểm soát có 3 thành viên, trong đó có 1 thành viên là trưởng ban, 2 thành viên còn lại là ủy ban kiểm soát
Tổng giám đốc, ban điều hành và bộ máy giúp việc:
Tổng giám đốc TPB là đại diện theo pháp luật của TPB, là người chụi trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Trợ giúp cho Tổng giám đốc trong công việc gồm các Phó tổng giám đốc. Kế toán trưởng và bộ máy các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ Với cơ cấu tổ chức này, việc giám sát các hoạt động kinh doanh của TPB được tăng cường và giúp cho các mục tiêu đề ra của TPB được kiểm soát chặc chẽ và đạt hiệu quả cao
Ban lãnh đạo của TPB có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh, hoạt động lâu trong công tác quản lý – điều hành kinh doanh, có trình độ cao (đa phần có bằng thạc sỹ, một số được đào tạo ở nước ngoài)
2.3.9.2 Về cơ cấu tổ chức
TPB đã tách bạch hoạt động giữa khối quản lý, hành chính với khối kinh doanh trực tiếp theo mô hình “Back-office” và “Front-office”. Theo đó bộ phận “Front-office” sẽ trực tiếp giao dịch với khách hàng (Khối kinh doanh) và là bộ phận phục trách chỉ tiêu kinh doanh trực tiếp của ngân hàng, bộ phận “Back-office” quản lý, lưu giữ hồ sơ, thực hiện kiểm tra chéo giữa các bộ phận. Mô hình này được tiến hành mô tả và phân loại rất cụ thể và chi tiết, mỗi bộ phận phụ trách các công việc
tách bạch nhưng điều đi đến mục đích chung là đem đến hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
Hội sở chính là nơi điều phối công việc của toàn hàng, cung cấp vốn cho các chi nhánh cần vốn và nhận huy động của các chi nhánh khi chi nhánh chưa có nhu cầu sử dụng, đồng thời hội sở cũng chụi trách nhiệm đưa ra các chính sách về lãi suất, tỷ giá, tổ chức các chương trình ưu đãi.,tiêu chí phân loại khách hàng… cho toàn hàng. Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo các Ban chiến lược, Ban kiểm tra nội bộ, Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng. Cơ cấu tổ chức đảm bạo được sự thống nhất chị đạo cho toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng. Mô hình tổ chức này có sự thống nhất chính sách làm việc từ trên xuống dưới, công bằng giữa các chi nhánh, các chi nhánh có thể hỗ trợ lẫn nhau, dữ liệu được cập nhật nhanh chóng từ đó giữa các chi nhánh có thể sử dụng tài nguyên lẫn nhau.