Thực trạng về năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gử

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG VIỆT NAM (Trang 45 - 116)

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi không kỳ hạn 1.027 1.035 2.303 5.911 1.409

Tiền gửi có kỳ hạn và GTCG 342 6.947 14.242 15.657 9.377

Tổng cộng 1.368 7.982 16.545 21.569 10.785

Nguồn: BC thường niên 2008-2010+BC Kết toán Hội Sở 2011-2012 Bảng 2.8: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động TPB theo loại tiền từ 2008-2012

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn HĐ bằng VND 1.245 6.231 14.064 18.309 9.983

Vốn HĐ bằng ngoại tệ 123 1.751 2.481 3.259 802

Tổng cộng 1.368 7.982 16.545 21.567 10.785

Nguồn: BC thường niên 2008-2010+BC Kết toán Hội Sở 2011-2012

Tiền gửi của dân cư vào TPB chiếm tỷ trọng đáng kể vào năm 2012 đây là điều đáng mừng cho thấy TPB đã ngày càng được dân cư biết đến và tin cậy giao dịch với TPB, đồng thời nguồn vốn huy động từ dân cư ổn định và ít rủi ro. Nếu nguồn vốn huy động của tổ chức kinh tế chi phối sẽ dẫn đến tính thiếu bền vững do có tính linh hoạt cao hơn. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tại TPB rất thấp so với cơ cấu huy động vốn. Năm 2012 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 7,44% tổng vốn huy động. TPB cần chú trọng công tác huy động bằng ngoại tệ để tăng doanh số huy động bằng ngoại tệ của mình hơn nữa trong thời gian tới.

2.3 Thực trạng về năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của TPB của TPB

2.3.1 Thị phần huy động vốn

TPB là ngân hàng nhỏ hoạt động còn nhiều khó khăn. Do đó thị phần huy động vốn của TPB nhìn chung chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.9: Số liệu huy động vốn tiền gửi của TPB và một số ngân hàng qua các năm

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Số liệu huy động

2008 2009 2010 2011 2012 TPB 1.176 4.230 7.557 6.242 9.270 AGR 299.954 331.894 389.891 406.677 KLB 1.652 4.794 6.547 8.138 10.641 OJB 6.412 23.377 42.338 38.590 HSBC - 26.353 26.398 39.305 44.613 Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm

Về các thị phần hỗ trợ huy động vốn: thị phần doanh số chuyển tiền qua mạng luới POS, thị phần doanh số thanh toán thẻ ATM, thị phần doanh số thanh toán thẻ quốc tế và thị phần số máy ATM các chỉ tiêu này TPB đạt một thị phần rất nhỏ vì với 5 năm hoạt động TPB vẫn còn là NHTM nhỏ. Do đó chiếm một thị phần rất nhỏ so với tổng hoạt động của hơn 40 ngân hàng trên thị trường. Tuy nhiên TPB luôn cố gắng mở rộng thị phần của mình bằng việc mở rộng hệ thống ATM trên cả nước, cũng như mở rộng hệ thống máy POS, bên cạnh đó có thể sử dụng hơn 3500 ATM, hơn 20 000 máy POS tham gia hệ thống Smartlink trên cả nước. TPB mở rộng hệ thống thanh toán quốc tế, tạo tiện ích cho khách hàng thanh toán bằng các thẻ quốc tế.

Với 5 năm hoạt động TPB có 40 máy ATM và 94 máy POS, hoàn thiện đường truyền đến phát triển trung tâm thanh toán và dữ liệu. Trong tương lại TPB sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động thẻ bằng việc tích cực đầu tư cho cơ sở hạ tầng, mở rộng các dịch vụ thanh toán mới, hướng tới mục tiêu góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh toán, thúc đẩy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của TPB, AGR, KLB, OJB và HSBC qua các năm Đvt: % Ngân hàng Năm 2009 2010 2011 2012 TPB 259,68 % 78,65 % (17,40) % 47,45 % AGR 10,65 % 17,47 % 4,31 % - KLB 190,23 % 36,55 % 4,30% 30,77 % OJB 264,58 % 81,11 % (8,85) % - HSBC - 0,17 % 48,90 % 13,50 %

Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng qua các năm

Bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng qua các năm có sự tăng trưởng cao ở năm 2009, 2010 và 2012 riêng năm 2011 có sự tăng trưởng âm do 2011 là năm có mức lạm phát cao và chủ trương của ban lãnh đạo TPB đặc biệt chú trọng từ TT2. NHNN liên tục giảm lãi suất huy động và thực hiện các chính sách tài khóa nhằm kiềm chế lạm phát, tình hình kinh tế khó khăn thu nhập của người dân không ổn định dẫn đến huy động vốn tiền gửi giảm ở ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ như TPB. Nhìn chung mức tăng trưởng ổn định ở AGR, AGR là một ngân hàng lớn có thương hiệu trên hệ thống ngân hàng.

Như vậy xét đến thị phần huy động vốn tiền gửi của TPB còn rất nhỏ và chịu nhiều áp lực cạnh tranh của các ngân hàng còn lại trong hoạt động huy động vốn tiền gửi.

Bảng 2.11: Số lượng ngân hàng qua các năm

Năm 95 97 99 01 06 07 08 09 10 11 12 NHTMQD 4 5 5 5 5 5 5 4 3 3 3 NHTMCP 48 51 48 39 37 34 35 39 40 40 37 NH LD 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 4 NH và CN NH nước ngoài 18 24 26 26 29 31 41 41 41 53 55 Tổng 74 84 83 74 75 75 86 89 89 101 99

Tính đến thời điểm tháng 12/2012, hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam có 3 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 55 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng cộng đến cuối năm 2012 có 99 ngân hàng.

Mặc dù số liệu huy động tiền gửi của TPB cho thấy có sự tăng trưởng nhưng nhìn chung TPB còn nhiều hạn chế trong huy động vốn tiền gửi trên thị trường ngân hàng, đặc biệt với số lượng đối thủ là 98 ngân hàng, trong đó có nhiều ngân hàng lớn về vốn, mạnh về kinh nghiệm cũng như uy tín về thương hiệu thì TPB là càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để nâng cao thị phần huy động vốn của mình, đứng vững trên thị trường ngân hàng hiện nay.

2.3.2 Sự đa dạng, khác biệt của sản phẩm và dịch vụ huy động vốn tiền gửi

Việc đa dạng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục của các ngân hàng, TPB luôn đưa ra các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.

Giữa các ngân hàng thì các sản phẩm truyền thống đều giống nhau, không có sự cạnh tranh, do đó bản thân mỗi ngân hàng phải tạo ra các sản phẩm mới lạ, hiện đại đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm tìm kiếm và duy trì khách hàng lâu dài với ngân hàng . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng giống như các ngân hàng khác, để thu hút khách hàng TPB đã đưa ra các sản phẩm huy động vốn và hỗ trợ huy động vốn tương đối đầy đủ và chất lượng. - Nhóm sản phẩm huy động vốn: bao gồm tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn và các chứng chỉ tiền gửi

- Nhóm dịch vụ tài khoản: thấu chi tài khoản cá nhân, dịch vụ quản lý tài khoản tiền gửi.

- Nhóm dịch vụ thanh toán: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán xuất khẩu, dịch vụ thanh toán nhập khẩu, dịch vụ séc, dịch vụ trả lương tự động.

- Ngân hàng điện tử: dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động.

- Dịch vụ chuyển tiền trong nước, chuyển tiền đi nước ngoài, nhận tiền kiều hối, chuyển và nhận tiền trong nước.

- Nhóm dịch vụ thẻ: Thẻ thanh toán quốc tế, thẻ ghi nợ.

- Nhóm sản phẩm dịch vụ khác: thanh toán lương, thanh toán điện-nước

Với mục tiêu hướng tới thuộc danh sách 20 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, TPB luôn cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động của mình, đầu tư về mặt công nghệ, đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Dù vẫn còn là ngân hàng non trẻ nhưng TPB luôn thể hiện được tiềm năng của mình khi liên tục đưa ra thị trường các gói sản phẩm ngân hàng điện tử. TPB đã triển khai gói sản phẩm ngân hàng điện tử như Mobile Banking, Internet Banking, gửi tiền tiết kiệm trực tuyến… tạo sự thuận lợi cho khách hàng, qua đó thu hút được lượng lớn khách hàng, đăc biệt sau khi giao diện Internet Banking mới được xây dựng thành công và việc kết nối thanh toán với các đối tác như VietPay, TS24… hoàn thành càng đem đến nhiều sự thuận lợi hơn nữa. Với hơn 5 năm hoạt động TPB đã có 77.802 khách hàng cá nhân, 3.516 khách hàng doanh nghiệp và ngày càng mở rộng thị phần thẻ của mình trên thị trường đặc biệt là các hình thức thanh toán quốc tế đã ngày càng khẳng định được uy tín trên thi trường quốc tế, tính đến cuối năm 2012 TPB có 2.142 thẻ Visa.

Bảng 2.12: Số lượng khách hàng TPB qua các năm

STT Khách hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Khách hàng cá nhân 16.356 31.382 52.748 77.802

2 Khách hàng doanh

nghiệp 738 1.419 2.384 3.516

Nguồn: Báo cáo tổng kết TPB qua các năm

Số lượng khách hàng TPB có sự gia tăng trưởng qua các năm, số lượng khách hàng năm 2012 tăng 47,5% so với năm 2011. Đây là cơ sở tiền đề quan trọng để TPB tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.

2.3.3 Biểu phí, lãi suất huy động vốn

Nhìn chung biểu phí của TPB và các ngân hàng khác ở tầm ngang nhau, tại TPB khách hàng sẽ cần 50.000 ngàn phí duy trì tài khoản và miễn phí tư vấn, không tốn phí khi rút tiền tại các máy ATM. Tại OJB khách hàng đóng 50.000 ngàn phí duy trì tài khoản. Đối với KLB khách hàng cần 50.000 ngàn đồng phí duy trì tài khoản đối với thẻ thông thường, còn đối với thẻ sinh viên chỉ cần 20.000 ngàn đồng phí duy trì tài khoản. Khi mở thẻ tại AGR khách hàng cần 50.000 ngàn đồng phí phát hành thẻ và 100.000 ngàn đồng phí duy trì tài khỏan và khi thực hiện giao dịch rút tiền tại ATM khách hàng sẽ mất phí là 1.000 đồng/lần.

Bên cạnh đó về lãi suất huy đông vốn và lãi suất cho vay luôn theo qui định của ngân hàng nhà nước nên nhìn chung không cạnh tranh so với các ngân hàng. Do TPB ngân hàng nhỏ không thể cạnh tranh so về lãi suất so với các ngân hàng lớn nên cần phải có một chính sách chăm sóc và duy trì khách hàng thân thiết. Việc nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh và lãi suất của TPB trong thời gian tới là rất cần thiết.

2.3.4 Thương hiệu của NH

Với năm năm hoạt động TPB luôn cố gắng tạo dựng thương hiệu riêng cho mình. Dù qui mô không lớn, thời gian hoạt động chưa lâu so với các tổ chức tín dụng khác, nhưng với sự nổ lực trong hoạt động kinh doanh, cải thiện hình ảnh của mình thương hiệu TPB đã dần dần được ghi nhận. Một số thành tích về sự nổ lực tạo thương hiệu của TPB như sau:

- Năm 2013 TPB ký kết với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV về thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2013-2015.

- Năm 2012 TPB đạt “ Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012”.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử của TPB liên tục đạt giải thưởng “ Tin & Dùng của Việt Nam”.

- Năm 2009 TPB nhận chứng nhận thanh toán đạt chuẩn cao 2009. STP Award, do Wells Fargo trao tặng.

- Năm 2010 TPB được Hội Công thương và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ danh hiệu Doanh nghiệp Việt Nam vàng 2010.

- TPB luôn tìm cơ hội quảng bá ngân hàng như: tham gia các hình ảnh quảng cáo trên đài truyền hình, tài trợ các hoạt động xã hội (04 năm liên tục tài trợ giải thưởng chim én), tích cực tham gia các hoạt động xã hội với tên hội “Heart’s in Hands” và thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện.

Bên cạnh đó TPB còn chụi ảnh hưởng lớn bởi hình ảnh tập đoàn FPT (một trong những cổ đông chiến lược của TPB) về logo. TPB luôn cố gắng để tạo dựng một hình ảnh cho riêng mình bằng việc tạo một mẫu mã logo đặc trưng riêng của TPB, đồng phục nhân viên kiểu dáng mẫu mã đặc trưng, thiết kế diện mạo các địa điểm giao dịch mang nét riêng của TPB. (Phụ lục 2)

2.3.5 Hệ thống kênh phân phối

Sự thuận tiện cuả hệ thống kênh phân phối có tác động rất lớn đến giao dịch của khách hàng với ngân hàng. TPB nắm được nhu cầu về tầm quan trọng của hệ thống kênh phân phối nên luôn cố gắng mở rộng địa điểm giao dịch trên cả nước. Mạng lưới TPB hiện nay có các kênh chính sau:

2.3.5.1 Hệ thống kênh phân phối nội bộ thuộc sở hữu của TPB

Kênh 1: KPP truyền thống (NH truyền thống) gồm các chi nhánh, phòng giao dịch là các kênh phân phối chính hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một trong những yếu tố cạnh tranh của ngân hàng là hệ thống giao dịch thuận tiện cho khách hàng, do tầm quan trọng của nó nên các ngân hàng luôn không ngừng thành lập chi nhánh, phòng giao dịch để mở rộng mạng lưới. Sau 5 năm hoạt động TPB có 33 điểm giao dịch trên cả nước và theo kế hoạch năm 2013 sẽ tập trung vào nâng cấp 25/33 điểm giao dịch theo tiêu chuẩn mới của TPB, nếu được cho phép của NHNN năm 2013 TPB sẽ thành lập thêm 10 chi nhánh tại các địa bàn tiềm năng giúp gia tăng mạng lưới TPB trên cả nước.

Bảng 2.13: Số lượng CN-PGD của một số ngân hàng đến cuối tháng 12.2013

Ngân Hàng Số lượng đơn vị

TPB 33 AGB hơn 2400 KLB 76 OJB 122 HSBC 16 Nguồn: BC NHNN (SBV)

Kênh 02: Kênh phân phối tự động

Nhằm đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng 24/7. TPB triển khai kênh phân phối tự động bên cạnh kênh PP truyền thống.

TPB triển khai hệ thống kênh PP Autobank với 40 máy ATM và 94 máy POS trên toàn quốc với hệ thống kênh PP tự động còn hạn chế, nhưng trong thời gian tới TPB có chủ trương gia tăng hệ thống kênh PP tự động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch.

TPB đã kết nối thành công với tổ chức thanh toán quốc tế Visa và thực hiện kết nối hệ thống máy ATM của TPB với hệ thống chuyển mạch Smartlink, Banknet, nhằm đem lại sự thuận lợi cho khách hàng TPB giao dịch do hệ thống máy ATM của TPB còn hạn chế việc tham gia hệ thống Smartlink, Banknet đã giúp khách hàng TPB có thể giao dịch với tất cả các máy ATM của các ngân hành thành viên một cách nhanh chóng, tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, an toàn và bảo mật thông tin.

Kênh 3: KPP điện tử (NH điện tử)

TPB luôn ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của ngân hàng nhằm đưa TPB đến gần khách hàng và định vị rõ nét hình ảnh TPB trên thị trường như dịch vụ Internet banking, Mobile banking và E-Gold….

Đây là kênh phân phối phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống internet, điện thoại. KPP điện tử mở rộng tối đa thời gian và không gian phục vụ khách hàng bên cạnh hai kênh PP truyền thống và tự động.

Các tiện ích về thẻ như sao kê thẻ, thanh toán thẻ tín dụng online….

Tiền gửi trực tuyến (e-Savings): khách hàng linh động quản lý nguồn tiền của mình, hưởng lãi suất cáo nhất cho nguồn tiền nhàn rỗi, thiệt hại ít nhất khi cần rút tiền đột xuất….

Ngoài ra kênh PP điện tử còn đáp ứng các nhu cầu thanh toán tiện lợi: thanh toán điện, nước sinh hoạt. dịch vụ đặt vé máy bay qua internet banking hay nạp tiền điện thoại di động: Vinaphone, Mobiphone, Viettel…TPB ngày càng chứng tỏ sự đi đầu trong việc áp dụng công nghệ để cuộc sống tài chính của khách hàng đơn giản và hiệu quả hơn.

Hiện nay không chỉ riêng TPB mà tất cả các ngân hàng trong nước đều thúc đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ để triển khai cung ứng dịch vụ cho khách hàng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG VIỆT NAM (Trang 45 - 116)