Kênh 1: KPP truyền thống (NH truyền thống) gồm các chi nhánh, phòng giao dịch là các kênh phân phối chính hiện nay.
Một trong những yếu tố cạnh tranh của ngân hàng là hệ thống giao dịch thuận tiện cho khách hàng, do tầm quan trọng của nó nên các ngân hàng luôn không ngừng thành lập chi nhánh, phòng giao dịch để mở rộng mạng lưới. Sau 5 năm hoạt động TPB có 33 điểm giao dịch trên cả nước và theo kế hoạch năm 2013 sẽ tập trung vào nâng cấp 25/33 điểm giao dịch theo tiêu chuẩn mới của TPB, nếu được cho phép của NHNN năm 2013 TPB sẽ thành lập thêm 10 chi nhánh tại các địa bàn tiềm năng giúp gia tăng mạng lưới TPB trên cả nước.
Bảng 2.13: Số lượng CN-PGD của một số ngân hàng đến cuối tháng 12.2013
Ngân Hàng Số lượng đơn vị
TPB 33 AGB hơn 2400 KLB 76 OJB 122 HSBC 16 Nguồn: BC NHNN (SBV)
Kênh 02: Kênh phân phối tự động
Nhằm đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng 24/7. TPB triển khai kênh phân phối tự động bên cạnh kênh PP truyền thống.
TPB triển khai hệ thống kênh PP Autobank với 40 máy ATM và 94 máy POS trên toàn quốc với hệ thống kênh PP tự động còn hạn chế, nhưng trong thời gian tới TPB có chủ trương gia tăng hệ thống kênh PP tự động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch.
TPB đã kết nối thành công với tổ chức thanh toán quốc tế Visa và thực hiện kết nối hệ thống máy ATM của TPB với hệ thống chuyển mạch Smartlink, Banknet, nhằm đem lại sự thuận lợi cho khách hàng TPB giao dịch do hệ thống máy ATM của TPB còn hạn chế việc tham gia hệ thống Smartlink, Banknet đã giúp khách hàng TPB có thể giao dịch với tất cả các máy ATM của các ngân hành thành viên một cách nhanh chóng, tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, an toàn và bảo mật thông tin.
Kênh 3: KPP điện tử (NH điện tử)
TPB luôn ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của ngân hàng nhằm đưa TPB đến gần khách hàng và định vị rõ nét hình ảnh TPB trên thị trường như dịch vụ Internet banking, Mobile banking và E-Gold….
Đây là kênh phân phối phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống internet, điện thoại. KPP điện tử mở rộng tối đa thời gian và không gian phục vụ khách hàng bên cạnh hai kênh PP truyền thống và tự động.
Các tiện ích về thẻ như sao kê thẻ, thanh toán thẻ tín dụng online….
Tiền gửi trực tuyến (e-Savings): khách hàng linh động quản lý nguồn tiền của mình, hưởng lãi suất cáo nhất cho nguồn tiền nhàn rỗi, thiệt hại ít nhất khi cần rút tiền đột xuất….
Ngoài ra kênh PP điện tử còn đáp ứng các nhu cầu thanh toán tiện lợi: thanh toán điện, nước sinh hoạt. dịch vụ đặt vé máy bay qua internet banking hay nạp tiền điện thoại di động: Vinaphone, Mobiphone, Viettel…TPB ngày càng chứng tỏ sự đi đầu trong việc áp dụng công nghệ để cuộc sống tài chính của khách hàng đơn giản và hiệu quả hơn.
Hiện nay không chỉ riêng TPB mà tất cả các ngân hàng trong nước đều thúc đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ để triển khai cung ứng dịch vụ cho khách hàng qua kênh điện tử. Việc sớm đưa KPP điện tử và hoạt động đã tạo cho TPB ưu thế trong việc thu hút thị phần nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng giao dịch điện tử. Số lượng giao dịch điện tử của TPB ngày càng tăng và đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng thu nhập của TPB.
Nhìn chung khách hàng hài lòng với hệ thống kênh phân phối nội bộ của TPB và được đánh giá cao so với một số ngân hàng khác về tính thuận tiện, địa điểm và thời gian giao dịch. Lợi thế này của TPB cần được tiếp tục phát huy để duy trì khách hàng trung thành và mở rộng đối tượng phục vụ