Về phía Chính phủ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

Chính phủ cần tạo một môi trường pháp lý ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng phát triển. Cạnh tranh bình đẳng trong môi trường hội nhập là yêu cầu tất yếu khi gia nhập WTO, nhưng Chỉnh phủ Việt Nam cần phải có những chính sách hỗ trợ các ngân hàng trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài (hỗ trợ vốn các chương trình cho vay, đơn giản hóa các thủ tục mua bán cổ phiếu của ngân hàng trong nước ra nước ngoài để hỗ trợ ngân hàng trong nước tăng vốn và tìm kiếm được các cổ đông giàu kinh nghiệm quản lý để các NHTM trong nước học hỏi kinh nghiệm quản lý), Chính phủ phải có kế hoạch quản lý hợp lý các ngân hàng nước ngoài, để tránh trường hợp ngân hàng

nước ngoài tận dụng sự lớn mạnh về vốn, tài sản, kinh nghiệm mà thực hiện chiến lược lấn át, cạnh tranh không lành mạnh.

Chính phủ ứng dụng các chuẩn mực quản lý ngân hàng quốc tế vào Việt Nam nhằm bắt kịp với xu hướng thế giới, cập nhật và bổ sung các văn bản để môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đẩy mạnh và phát triển thị trường liên ngân hàng: Từng bước hoàn thiện thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này, đặc biệt là các công cụ phái sinh như forward, swap, option… Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cho tất cả các tổ chức tín dụng kể cả ngân hàng nước ngoài.

Từng bước cổ phần hóa các NHTM nhà nước, tạo sự công bằng cho các ngân hàng.

Chính phủ cần nới lỏng sự tác động đến hoạt động của NHNN, để NHNN phát huy hết vai trò lãnh đạo của mình trên thị trường tiền tệ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG VIỆT NAM (Trang 34 - 35)